Phác đồ điều trị rối loạn lipid máu như thế nào mới hiệu quả?

Tham vấn Y khoa:
Bs Vũ Văn Lực

Ngày đăng:
25 Tháng Một 2022

Lần cập nhật cuối:
26 Tháng mười hai 2023

Số lần xem:
1137

Rối loạn lipid máu là gì? Phác đồ điều trị rối loạn lipid máu như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây nhé.

Đâu mới là phác đồ điều trị rối loạn lipid máu chuẩn nhất?
Đâu mới là phác đồ điều trị rối loạn lipid máu chuẩn nhất?

1. Định nghĩa rối loạn lipid máu

Rối loạn lipid máu (máu nhiễm mỡ) là tình trạng nồng độ các chỉ số mỡ máu không bình thường. Những trường hợp chỉ số trong lipid máu có thể thay đổi là:

  • Tăng nồng độ Cholesterol toàn phần (mức bình thường < 5,2 mmol/l).
  • Tăng Triglyceride (TG) (mức bình thường < 1,7 mmol/l).
  • Lipoprotein Cholesterol tỷ trọng cao (HDL-C) bị giảm (mức bình thường > 0,9 mmol/l).
  • Lipoprotein Cholesterol tỷ trọng thấp (LDL-C) bị tăng (mức bình thường < 3,4 mmol/l).

Nếu chỉ số Cholesterol toàn phần > 5,2 mmol/l, Triglyceride > 2,2 mmol/l, LDL-C > 3,3 mmol/l hoặc HDL-C < 1,3 mmol/l thì lúc này sẽ được coi là mắc rối loạn lipid máu.

Một số nguyên nhân gây ra tình trạng rối loạn lipid máu bao gồm:

  • Giới tính, tuổi tác.
  • Chế độ ăn uống không lành mạnh.
  • Béo phì, thừa cân.
  • Sử dụng các chất kích thích như rượu bia, thuốc lá.
  • Ít vận động.
  • Một số bệnh lý khác như tiểu đường, bệnh thận mãn tính,… chuyển hóa thành.

Người mắc rối loạn lipid máu thường có các triệu chứng như:

  • Cơ thể cảm thấy mệt mỏi, hoa mắt chóng mặt, buồn nôn, vã mồ hôi, thở ngắn, thở dốc,…
  • Da có thể xuất hiện các nốt ban vàng.
  • Hệ tiêu hóa gặp các vấn đề như: đầy bụng, khó tiêu do lipid máu tăng cao.
  • Huyết áp không ổn định.
  • Cảm giác đau tức ngực, rồi lan sang 2 cánh tay.
  • Chân đau, tê bì và lạnh.

2. Phác đồ điều trị rối loạn lipid máu

Phác đồ điều trị rối loạn lipid máu gồm những gì?
Phác đồ điều trị rối loạn lipid máu gồm những gì?

2.1. Nguyên tắc điều trị rối loạn lipid máu

Nhìn vào nguyên nhân gây ra chứng rối loạn lipid máu, có thể thấy chúng được chia ra làm 2 nhóm yếu tố:

  • Yếu tố không thay đổi được (giới tính, tuổi tác)
  • Các yếu tố có thể thay đổi được thường liên quan tới chế độ sinh hoạt.

Sau khi chẩn đoán rối loạn lipid máu xong, bác sĩ chuyên khoa sẽ xây dựng phác đồ điều trị rối loạn lipid máu, nguyên tắc cơ bản đó là kết hợp thay đổi lối sống và sử dụng thuốc chữa rối loạn lipid máu. Mục tiêu của việc này đó là giúp bệnh nhân điều chỉnh được các chỉ số của thành phần trong lipid máu trở về mức bình thường. Từ đó, tránh được bệnh mỡ máu cũng như bệnh tim mạch khác.

Thông thường, bác sĩ sẽ chỉ định người bệnh điều chỉnh chế độ ăn uống kết hợp với sinh hoạt lành mạnh. Nếu sau 2 – 3 tháng thực hiện mà không có kết quả như mong muốn, thì sẽ bắt đầu sử dụng thuốc điều trị rối loạn lipid máu.

>>> Xem thêm: Người bị rối loạn lipid máu nên ăn gì kiêng gì? Chế độ dinh dưỡng và tập luyện lành mạnh cho bệnh nhân!

2.2. Các nhóm thuốc hỗ trợ điều trị

Tùy theo tình trạng và nồng độ các chỉ số lipid máu mà người bệnh sẽ cần sử dụng loại thuốc điều trị phù hợp. Hiện tại các loại thuốc điều trị rối loạn lipid máu được chia làm 6 nhóm:

  • Nhóm Statin: có tác dụng giảm Cholesterol toàn phần, giảm LDL-C. Nhóm thuốc này còn có công dụng hỗ trợ làm giảm quá trình viêm của nội mạc mạch máu, giúp ngăn ngừa các tình trạng xơ vữa động mạch, nhồi máu cơ tim.
  • Nhóm Fibrate: có tác dụng làm giảm Triglycerid do kích thích PPAR alpha, làm tăng tổng hợp enzym LPL và tăng quá trình thanh thải các lipoprotein giàu TG. Ngoài ra, Fibrate còn thúc đẩy trình diện apoA-I và apoA-II nên cũng hỗ trợ tăng HDL-C. Lưu ý, nhóm thuốc này không nên dùng với những người không đảm bảo về chức năng gan, thận.
  • Nhóm Niacin (Acid Nicotinic): có khả năng ức chế phân huỷ từ tổ chức mỡ, giảm tổng hợp TG ở gan, ức chế sự tổng hợp và ester hóa acid béo tại gan,… Do đó, nhóm thuốc này được dùng để giảm LDL-C, giảm Triglyceride và tăng HDL-C.
  • Nhóm Resin: Một số hoạt chất thuộc nhóm thuốc này đó là: Colestipol, Colesevelam, Cholestyramine. Bản chất của nhóm thuốc Resin là trao đổi ion CI với acid mật, làm giảm cholesterol toàn phần, giảm LDL-C.
  • Nhóm Ezetimibe: là nhóm thuốc giúp cơ thể giảm lượng cholesterol hấp thu được. Thông thường, khi sử dụng Ezetimibe, người bệnh sẽ cần kết hợp với chế độ dinh dưỡng hạn chế chất béo và tập luyện đều đặn.
  • Omega 3 (Dầu cá): được biết tới là nhóm acid béo không bão hoà, tốt cho cơ thể. Khi sử dụng đồng thời Omega 3 với một số loại thuốc điều trị rối loạn lipid máu trên sẽ có thể làm giảm Triglycerid từ 30 – 50%, ngăn ngừa xơ vữa động mạch hiệu quả.

Thông thường khi dùng Omega 3, bạn nên ưu tiên chọn sản phẩm Omega 3 nguyên chất dạng Triglycerid được bào chế từ dầu cá tinh chế. Đây là dạng Omega 3 tồn tại phổ biến trong tự nhiên với nhiều ưu điểm vượt trội như: khả năng hấp thu và chuyển hóa tốt hơn, chất lượng và sự ổn định trong quá trình dùng cao hơn. Bên cạnh đó, chúng cũng hỗ trợ làm giảm biến chứng ở bệnh nhân rối loạn lipid và phòng ngừa các bệnh lý về tim mạch.

Việc kết hợp hài hòa giữa thuốc, sản phẩm hỗ trợ và một lối sống khoa học, lành mạnh sẽ là phác đồ điều trị rối loạn lipid máu hữu hiệu cho bạn. Hy vọng bạn đọc đã hiểu hơn về cách chữa trị cũng như ngăn ngừa căn bệnh này.

 

Mọi thắc mắc bạn đọc vui lòng liên hệ để được tư vấn và giải đáp miễn phí : 089650950919001259 hoặc Email : songkhoe@bacsituvan.vn

    Đăng ký nhận tư vấn miễn phí - Toàn bộ thông tin Vinh Gia cam kết giữ kín.