Tê bì chân tay và những điều cần biết về bệnh lý này

Tham vấn Y khoa:
Bs Vũ Văn Lực

Ngày đăng:
11 Tháng ba 2021

Lần cập nhật cuối:
26 Tháng mười hai 2023

Số lần xem:
3580

Tê bì chân tay là tình trạng nhiều người gặp phải nhưng đa phần mọi người đều nghĩ sẽ tự khỏi nên chủ quan không khám hay điều trị. Thực tế là bệnh lý này có thể xảy ra do nhiều nguyên nhân và nếu không được điều trị đúng cách, kịp thời có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm… Những điều cần biết về bệnh lý này sẽ có trong nội dung sau.

Tê bì chân tay và những điều cần biết về bệnh lý này
Tê bì chân tay và những điều cần biết về bệnh lý này

1. Tê bì chân tay là gì?

Tê bì chân tay là hội chứng phổ biến nhất trong các bệnh thần kinh, ai cũng có thể gặp phải từ người trẻ, nhân viên văn phòng, lao động chân tay.. Tê bì chân tay là các biểu hiện rối loạn cảm giác ngoài da gây giảm cảm giác, thậm chí mất cảm giác hoàn toàn. Khởi phát của tình trạng này ban đầu có thể rất nhẹ nhàng như dị cảm đầu chi, có cảm giác như bị châm chích ở đầu ngón tay. Về sau các biểu hiện tăng dần thành giảm cảm giác, lan dần lên phía trên và có thể kèm thêm đau nhức.

2. Nguyên nhân gây bệnh tê tay chân

2.1. Nguyên nhân sinh lý

  • Mạch máu và thần kinh bị chèn ép khiến máu khó lưu thông: Khi mạch máu và thần kinh bị chèn ép khiến máu khó lưu thông làm bạn thấy tê chân tê tay. Nguyên nhân của tình trạng này là do bạn ngồi, đứng, ngủ sai tư thế, lao động nặng, ngồi máy tính liên tục, chạy xe nhiều giờ, đứng ngồi xổm một chỗ với một tư thế quá lâu…
  • Ảnh hưởng thời tiết: Thường gặp ở những người đề kháng suy giảm nên khi gặp thời tiết lạnh thì có cảm giác tê bì, khó chịu.
  • Stress, mệt mỏi: Tâm lý căng thẳng, mệt mỏi cũng có thể là nguyên nhân gây ra cảm giác tê tay, tê chân. Hậu quả là bạn cảm thấy tê, ngứa tay chân, cực kỳ khó chịu.
  • Tác dụng phụ của thuốc: Khi bạn uống một số loại thuốc cũng có thể là nguyên nhân làm tê chân tay.
  • Nguyên nhân do chấn thương: Bạn có thể bị tê bì tay chân vì phải chịu những chấn thương nghiêm trọng trước đó và dây thần kinh bị đè nén gây ra tình trạng tê chân tay.

2.2. Nguyên nhân bệnh lý

  • Tê tay do hội chứng ống cổ tay: Đây là một trong số nhiều nguyên nhân bệnh lý gây chứng tê tay, các ngón tay tê từ ngón út và đau tăng khi lái xe, có khi nhức cổ tay về đêm.
  • Bệnh thoái hóa đốt sống: Tê tay và chân kéo dài là một trong những biểu hiện mà người mắc bệnh thoái hóa đốt sống thường gặp. Khi bệnh thoái hóa đốt sống phát triển nặng hơn thì tình trạng tê chân tay cũng càng nặng và ảnh hưởng đến vận động hằng ngày do dây thần kinh, động mạch đốt sống cổ bị chèn ép.
  • Bệnh tim mạch: Tê chân tay cũng có thể là dấu hiệu bạn có nguy cơ mắc bệnh liên quan đến tim mạch. Khi tim hoạt động kém hiệu quả thì máu sẽ không thể lưu thông tốt trong cơ thể bạn và dẫn đến tình trạng tê chân tay.
  • Bệnh tiểu đường: Do rối loạn chuyển hóa như bệnh tiểu đường, cao mỡ máu, xơ vữa động mạch, béo phì. Nếu bạn mắc phải các chứng bệnh này thì một trong các triệu chứng xảy ra là mất dần cảm giác ở các chi, khi bệnh càng nặng thì tê càng nhiều và có thể dẫn tới teo cơ.
  • Thoát vị đĩa đệm: Dây thần kinh, rễ thần kinh sẽ bị chèn ép dẫn đến tê chân tê tay. Bạn sẽ thấy tê dọc cánh tay kèm theo đau, mỏi cổ và vai gáy trong thoái hóa và thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ. Tê bại kèm đau mỏi vùng mông, chạy dọc xuống chân trong thoái hóa và thoát vị đĩa đệm cột sống lưng…
  • Thoái hóa khớp: Khớp tay, khớp đầu gối hoặc khớp háng bị bào mòn, tổn thương do các yếu tố tiêu cực sẽ gây hạn chế vận động và dẫn đến tê bì cánh tay, bàn chân.
  • Viêm đa khớp dạng thấp: Tình trạng tê tay chân sẽ xuất hiện khi các khớp, rễ thần kinh bị thương tổn và viêm nhiễm. Tình trạng này có thể kéo dài do bạn phải ngồi phải ngồi hoặc nằm một chỗ quá lâu.
  • Hẹp ống sống: Do mắc chứng cột sống bị thu nhỏ ngay từ khi bẩm sinh sẽ chèn ép các rễ thần kinh chạy qua gây ra tình trạng tắc nghẽn mạch máu, tê tay chân và hạn chế khả năng vận động.
  • Đa xơ cứng: Khi chức năng tự miễn của cơ thể bị rối loạn, tấn công nhầm vào hệ thống thần kinh trung ương gây ra tổn thương màng bọc Myelin, co thắt các cơ bắp và dẫn đến tình trạng tê bì chân tay kéo dài.
  • Viêm đa rễ thần kinh: Bệnh lý gây tê chân tay thường xảy ra khi hệ thần kinh ngoại biên tổn thương gây rối loạn cảm giác và hạn chế vận động.
  • Xơ vữa động mạch: Bệnh này gây hẹp lòng mạch, chèn ép dây thần kinh chạy qua và dẫn đến tê bì tay chân.
  • Cơ thể suy nhược: Khi cơ thể không được nạp đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết như vitamin B1, B12, kali, canxi,… có thể sẽ gây ra hiện tượng tê tay chân, mệt mỏi,…
  • Nhiễm trùng: Nhiễm phong, lao, thương hàn, nhiễm một số virus có thể gây tê chân tay.
  • Nhiễm độc: Nhiễm độc thạch tín, thủy ngân và gây viêm thần kinh do uống rượu, sử dụng ma túy, nhiễm trùng mạn tính cũng có thể là nguyên nhân gây tê chân tay.
  • Thiếu sinh tố B1, B12, acid folic,…: Tê chân tay cũng có thể là dấu hiệu của bệnh thiếu sinh tố B1, B12, acid folic, canxi, kali… Nguyên nhân này thường gặp ở người gầy yếu, thể lực suy kém, phụ nữ mang thai, người già, trẻ em kém ăn.
Tê bì chân tay là bệnh gì? Nguyên nhân gây bệnh tê tay chân
Tê bì chân tay là bệnh gì? Nguyên nhân gây bệnh tê tay chân

3. Triệu chứng bệnh tê bì tay chân

Thông thường, tê chân tay khởi phát rất nhẹ nhàng như tê các đầu ngón tay, cảm giác như châm chích, dị cảm, kiến bò, tê buồn, chuột rút rất khó chịu.

Càng về sau, mức độ tê đau càng tăng, các ngón tay bị tê nhức, tê buốt nhiều hơn và đau lan dọc cánh tay, cẳng tay gây khó cử động và cầm nắm.

Những triệu chứng này có thể xuất hiện tương tự như tê ngón chân cái, tê ngón chân út, tê lòng bàn chân, cổ chân, cẳng chân, đùi, mông, vùng thắt lưng…

Các triệu chứng thường xuất hiện vào ban đêm và nửa đêm về sáng, nhất là về mùa đông thời tiết lạnh, hoặc thời điểm giao mùa. Cũng thường xuất hiện ngay sau khi lao động nặng nhọc, ngồi nhiều, đứng lấu, tư tế làm việc không phù hợp…

Nếu không được thăm khám và điều trị kịp thời có thể dẫn đến mất cảm giác hoàn toàn, hạn chế vật động, thậm chí liệt vận động gây tàn phế, sống phụ thuộc.

Ngoài ra, tùy theo nguyên nhân gây bệnh còn có các triệu chứng kèm theo như: đau vai gáy, đau thắt lưng do thoái hóa cột sống; đau dọc theo đường đi của dây thần kinh tọa do thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng; biểu hiện ăn nhiều, uống nhiều, gầy nhiều trong đái tháo đường; liệt vận động trong viêm đa dây thần kinh;…

4. Ai dễ mắc chứng tê bì chân tay

4.1. Người cao tuổi

Khi tuổi càng cao đồng nghĩa với các bộ phận trong cơ thể bắt đầu lão hóa và cơ quan nhìn rõ tác động này nhất là hệ xương khớp, nguyên nhân dẫn tới tình trạng tê chân tay ở người già. Thêm vào đó sức đề kháng của người cao tuổi kém hơn nên khi thay đổi thời tiết như lạnh hay áp thấp sẽ làm khí huyết kém lưu thông, kinh mạch ứ trệ… nên tình trạng đau nhức thêm trầm trọng.

4.2. Người mắc các bệnh mãn tính

Người mắc bệnh mãn tính như thoái hóa cột sống, thoát vị đĩa đệm, đau thần kinh tọa, bệnh tiểu đường, xơ vữa động mạch, mỡ máu… dễ bị tê nhức chân tay do các dây thần kinh và mạch máu dẫn đến tê nhức chân tay, đau mỏi vai gáy. Tùy vào vị trí và mức độ bệnh mà sẽ có các triệu chứng đau nhức, tê nhức khác nhau.

4.3. Người ít vận động và người làm việc quá sức

Những người có thói quen ít vận động như nhân viên văn phòng hay cả những người thường làm việc quá sức như phải bê vác nặng… cũng có thể bị chứng bệnh này. Do tính chất công việc, họ phải ngồi nhiều, ít đi lại, cử động tay chân hạn chế. Tình trạng này kéo dài, dây thần kinh bị chèn ép, khí huyết kém lưu thông cũng dẫn đến hiện tượng tê mỏi, đau nhức tứ chi.

Những đối tượng dễ mắc bệnh tê bì chân tay
Những đối tượng dễ mắc bệnh tê bì chân tay

5. Tê tay chân có nguy hiểm không?

Trong trường hợp bạn bị tê chân tay là do nguyên nhân sinh lý thì chỉ cần bạn thay đổi tư thế, vận động chân tay nhẹ nhàng hoặc xoa bóp chân tay có thể sẽ hết hoặc giảm ngay tình trạng tê chân tay.

Với những nguyên nhân gây tê chân tê tay là bệnh lý nếu không phát hiện và điều trị kịp thời sẽ dẫn đến các bệnh lý nguy hiểm. Trong trường hợp tê chân tê tay do tiểu đường nếu không phát hiện ra sẽ biến chứng thần kinh, mạch máu khiến bạn dễ ngã, khi bị vết thương nhưng không có cảm giác, vết thương khó lành, dễ nhiễm trùng lâu khỏi. Nếu để kéo dài có thể gây loét các chi, nhiễm trùng máu, có thể dẫn tới cắt bỏ chi và tử vong.

Trong trường hợp tê chân tay do các bệnh lý thoái hóa đốt và thoát vị đĩa đệm cột sống cổ bạn sẽ thấy đau đớn, giảm năng lực lao động và yếu cơ, liệt chi, thậm chí mất khả năng vận động. Khi bệnh nặng, bác sĩ sẽ phải phẫu thuật để giải phóng thần kinh, mạch máu bị chèn ép.

Với người thoái hóa và thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng có thể sẽ thấy tê bại kèm đau mỏi vùng mông, chạy dọc xuống chân đồng thời khiến bạn đau đớn, khó khăn trong lao động và vận động, để lâu cũng sẽ gây yếu cơ, liệt chi và tàn phế. Nếu tê tay do hội chứng ống cổ tay lâu có thể ảnh hưởng đến khả năng cầm nắm, khả năng lao động và thậm chí còn tàn phế.

6. Các biện pháp chẩn đoán bệnh tê bì tay chân

  • Nếu thấy tình trạng tê nhức tay chân kéo dài bạn nên đi khám tại bệnh viện để được bác sĩ chuyên khoa thăm khám và được điều trị đúng cách. Để có được kết quả khám chính xác nhất, bác sĩ có thể sẽ dựa trên các triệu chứng lâm sàng và chẩn đoán hình ảnh, xét nghiệm thường được chỉ định thực hiện để chẩn đoán chính xác bệnh tê bì chân tay:
  • Chụp x-quang với các tư thế thẳng, nghiêng (trái, phải), chếch hoặc chụp khớp vai (thẳng, nghiêng).
  • Chụp cắt lớp vi tính CT
  • Chụp cộng hưởng MRI
  • Điện cơ đo lường mức độ của cơ bắp

Và dựa vào kết quả thu được bác sĩ sẽ chẩn đoán chính xác nguyên nhân và mức độ bệnh để đưa ra phương pháp điều trị phù hợp giúp cải thiện tình trạng bệnh.

Các biện pháp chẩn đoán bệnh tê bì tay chân
Các biện pháp chẩn đoán bệnh tê bì tay chân

7. Các biện pháp điều trị bệnh tê bì tay chân

7.1. Điều trị triệu chứng

Điều trị triệu chứng, tức điều trị tình trạng tê, đau nhức. Thường sử dụng các loại thuốc giảm đau chống viêm không steroid (NSAIDs), phối hợp với paracetamol. Các vitamin nhóm B đường uống hoặc đường tiêm, có thể phối hợp với thuốc tăng lưu thông máu như Ginkgo biloba.

7.2. Điều trị nguyên nhân

Do nguyên nhân sinh lý

Nếu bạn bị tê chân tay do những nguyên nhân sinh lý như ngồi lâu, đứng lâu, nằm sai tư thế… thì không cần lo lắng. Các triệu chứng tê chân tay này sẽ nhanh chóng qua đi hoặc chỉ cần bạn thay đổi tư thế, vận động nhiều là sẽ hết tê chân tay ngay. Đồng thời bạn có thể lưu ý:

  • Tránh ngồi nhiều, đứng lâu, chú ý không cúi nhấc vật nặng hay ngồi xổm, đi dép chật, không để tay chân bị lạnh.
  • Nghỉ ngơi là cách giảm tê chân tay do dây thần kinh bị chèn ép.
  • Chườm lạnh vào chân và bàn chân 15 phút/ngày có thể giảm sưng, giảm tê chân do dây thần kinh bị chèn ép.
  • Chườm nóng thích hợp áp dụng với người bị tê chân do dây thần kinh bị chèn ép.
  • Xoa bóp chân và bàn chân giúp cải thiện lưu lượng máu và có thể làm giảm các triệu chứng tê chân.
  • Những bài tập thể dục như yoga, Pilates, aerobic có thể thúc đẩy lưu lượng máu và giảm viêm, đau, giảm tê chân.
  • Tắm muối Epsom sẽ giúp giảm tê chân do muối Epsom chứa magie sẽ giúp tăng lưu lượng máu và lưu thông.
  • Ngủ đủ giấc sẽ giúp bạn giảm tê chân do thiếu ngủ, không ngủ đủ giấc.
  • Chế độ ăn uống lành mạnh: Việc bạn ăn uống đầy đủ những dưỡng chất, bổ sung các loại vitamin, khoáng chất thiết yếu nhằm tăng cường sức đề kháng và phòng ngừa viêm nhiễm như: vitamin nhóm B, vitamin C, Glucosamin… đặc biệt là vitamin C và protein sẽ giúp sản sinh collagen tăng cường sự đàn hồi da, sự vững chắc của thành mạch, phòng ngừa xơ vữa động mạch.

Do nguyên nhân bệnh lý

Tùy theo nguyên nhân gây bệnh sẽ có các cách chữa bệnh tê chân tay phù hợp vì khi nguyên nhân gây bệnh được kiểm soát tốt thì biểu hiện tê chân tay cũng cải thiện.

  • Đái tháo đường: Cần kiểm soát đường huyết tốt, bên cạnh với việc điều chỉnh chế độ ăn và sinh hoạt phù hợp.
  • Thiếu vitamin: Bổ sung vitamin và dưỡng chất đầy đủ cho nguyên nhân gây bệnh do thiếu vitamin, dưỡng chất.
  • Thoái hóa cột sống: Điều trị thoái hóa, kết hợp với luyện tập thể lực, vật lý trị liệu, phục hồi chức năng.
  • Viêm khớp: Điều trị viêm khớp
  • Nhiễm độc: Điều trị nhiễm độc…
Các biện pháp điều trị bệnh tê bì tay chân
Các biện pháp điều trị bệnh tê bì tay chân

8. Phòng ngừa bệnh tê bì tay chân

Để phòng ngừa bệnh tê bì chân tay, bạn nên duy trì những thói quen tốt như tập thể dục thể thao thường xuyên, có chế độ dinh dưỡng đầy đủ, ngủ đủ giấc và tắm nắng hàng ngày.

  • Bạn có thể chọn môn thể thao thích hợp với sức khỏe và thể lực của mình. Những môn như dưỡng sinh, yoga, đi bộ, đạp xe… đều thích hợp với mọi người. Tập thể thao thường xuyên không chỉ giúp bạn khỏe mạnh mà còn giúp xương khớp được vận động, chắc khỏe.
  • Một chế độ dinh dưỡng đầy đủ là rất cần thiết với bạn. Trong các thực phẩm này bạn nên tăng cường chọn thực phẩm có nguồn canxi dồi dào như tôm, cua, cá, các loại hạt, các loại rau xanh có lá đậm, sữa và các chế phẩm từ sữa. Cùng với canxi, bạn cũng nên ăn nhiều thực phẩm giàu vitamin D như cá hồi, cá trích, trứng, bắp cải …
  • Bạn nên ngủ sớm từ 7 -8 tiếng/ngày để có thể dậy sớm vào sáng hôm sau. Tập thể dục vào buổi sáng không chỉ giúp bạn vận động mà còn có cơ hội tổng hợp vitamin D từ ánh nắng mặt trời, giúp hấp thu canxi tối đa.

Bên cạnh đó bạn có thể chọn dùng thêm viên uống để giúp giảm tê bì chân tay và biến chứng thần kinh, mạch máu do các nguyên nhân bệnh lý. Viên uống này có các thành phần là Ginkgo Biloba, cao Blueberry, Chondroitin và các vitamin nhóm B. Viên uống có công dụng giúp tăng cường lưu thông máu, hỗ trợ điều trị tê bì chân tay, dị cảm đầu chi, giúp giảm các biến chứng thần kinh và mạch máu ở bệnh nhân tiểu đường, rối loạn lipid. Đồng thời hỗ trợ điều trị hiệu quả đau dây thần kinh, đau mỏi lưng, vai gáy do thoái hóa xương khớp.

Với trường hợp tê chân tay do thoái hóa hay thoát vị đĩa đệm cột sống cổ hay cột sống thắt lưng, bạn nên bổ sung các dưỡng chất tốt cho xương như mangan, magie, silic, sắt, kẽm… và đặc biệt là canxi nano, vitamin D3, MK7. Đây là sản phẩm rất tốt cho các bệnh lý về xương khớp, cung cấp đủ lượng canxi cơ thể cần (khoảng 1000 – 1200mg/ngày).

Đây đều là các sản phẩm có tác dụng điều trị viêm đau dây thần kinh và các rối loạn chức năng thần kinh, điều trị tê chân tay và ngăn ngừa biến chứng thần kinh nặng thêm, thích hợp dùng trong phòng và điều trị tê bì chân tay do bệnh lý gây nên.

Ngoài ra, bạn nên lắng nghe PGS.TS Trần Đình Ngạn, Nguyên Chủ nhiệm khoa tim thận khớp nội tiết, Nguyên PGĐ Quân y Viện 103 tư vấn cách đẩy lùi bệnh tê bì chân tay an toàn, hiệu quả nhất TẠI ĐÂY.

Bài viết liên quan:

 

 

Mọi thắc mắc bạn đọc vui lòng liên hệ để được tư vấn và giải đáp miễn phí : 089650950919001259 hoặc Email : songkhoe@bacsituvan.vn

    Đăng ký nhận tư vấn miễn phí - Toàn bộ thông tin Vinh Gia cam kết giữ kín.