Ngứa hậu môn khi mang thai ảnh hưởng gì tới em bé?

Tham vấn Y khoa:
Bs CK II Phạm Hưng Củng

Ngày đăng:
1 Tháng Tư 2024

Lần cập nhật cuối:
1 Tháng Tư 2024

Số lần xem:
7266

Ngứa hậu môn rất hay gặp ở phụ nữ mang thai. Không chỉ gây ra cảm giác khó chịu và áp lực tâm lý đang mang thai mà còn là dấu hiệu của không ít bệnh lý nguy hiểm. Chính vì vậy, những thông tin về ngứa hậu môn khi mang thai luôn là vấn đề được quan tâm và tìm hiểu.

Nhiều mẹ lo lắng khi bị ngứa hậu môn trong giai đoạn mang thai
Nhiều mẹ lo lắng khi bị ngứa hậu môn trong giai đoạn mang thai

1. Ngứa hậu môn khi mang thai là gì?

Ngứa hậu môn khi mang thai là tình trạng vùng da xung quanh hậu môn có biểu hiện ngứa rát và tấy đỏ. Trong thời kỳ đầu mẹ bầu có thể cảm thấy ngứa nhẹ, râm ran, nhưng càng về lâu dài không được điều trị thì cơn ngứa càng nghiêm trọng, ngứa dữ dội hơn và kéo dài dai dẳng khiến mẹ bầu vô cùng khó chịu, bứt rứt trong người.

Tình trạng ngứa hậu môn khi mang thai không chỉ ảnh hưởng đến tâm sinh lý mẹ bầu mà còn ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi, nguy cơ lây nhiễm do tác nhân vi khuẩn có hại từ mẹ sang con.

2. 9 nguyên nhân gây ngứa hậu môn khi mang thai

Hơn 9 tháng mang thai, nhiều phụ nữ gặp phải tình trạng ngứa hậu môn với mức độ ngứa của mỗi người là khác nhau, do nguyên nhân khác nhau. Trong đó có 9 nguyên nhân gây ngứa hậu môn khi mang thai rất hay gặp phải.

2.1. Thay đổi nồng độ hormone estrogen

Mẹ bầu bị ngứa hậu môn do thay đổi nồng độ estrogen
Mẹ bầu bị ngứa hậu môn do thay đổi nồng độ estrogen

Mang thai nội tiết tố estrogen trong cơ thể người phụ nữ có sự thay đổi rõ rệt. Đây chính là nguyên nhân khiến chức năng thần kinh hậu môn rối loạn dẫn đến ngứa ngáy và đau rát hậu môn.

2.2. Thai phụ mắc chứng ứ mật trong gan

Ứa mật trong gan do mật lưu thông kém chính là nguyên nhân khiến cho phụ nữ mang thai phải đối mặt với tình trạng ngứa, ngứa khắp cơ thể, đặc biệt ngứa hậu môn. Đôi khi đi kèm theo các triệu chứng khác như da khô, ăn không ngon miệng, hay buồn nôn, chóng mặt và vàng da.

2.3. Viêm nang lông

Ngứa hậu môn cũng liên quan đến tình trạng phụ nữ mang thai bị viêm nang lông. Viêm nang lông thường xuất hiện vào quý thứ 3 của thai kỳ, nổi mủ ở nang lông, sưng tấy và khá đau đớn.

Bà bầu bị viêm nang lông cũng gây ngứa rát hậu môn
Bà bầu bị viêm nang lông cũng gây ngứa rát hậu môn

2.4. Viêm da bọng nước

Biểu hiện ban đầu chỉ là những mảng mề đay và mụn nước mọc quanh rốn hoặc quanh đùi, sau đó lan sang bụng, lưng, chân tay và hậu môn, gây ra cảm giác ngứa ngáy vô cùng khó chịu.

2.5. Táo bón, bệnh trĩ kéo dài

Đa số phụ nữ mang thai rất hay bị táo bón và bệnh trĩ. Đây cũng chính là nguyên nhân khiến cho thai phụ bị ngứa hậu môn. Táo bón, bệnh trĩ gây khó khăn và đau đớn mỗi khi đi cầu do búi trĩ sưng to cản trở đường di chuyển của phân. Nếu tình trạng này không được xử lý sớm ngày càng trở nên nặng hơn và gây nhiều biến chứng nguy hiểm.

2.6. Vệ sinh hậu môn không sạch sẽ

Phân ứ đọng trong nếp gấp của hậu môn, tạo điều kiện cho các vi khuẩn có hại xâm nhập và phát triển gây viêm nhiễm, sưng và ngứa rát hậu môn.

2.7. Kích ứng da

Ngứa hậu môn ở mẹ bầu là dấu hiệu của bệnh viêm da kích ứng
Ngứa hậu môn ở mẹ bầu là dấu hiệu của bệnh viêm da kích ứng

Ngứa hậu môn khi mang thai cũng có thể là dấu hiệu của viêm da kích ứng. Vùng da ở hậu môn thường có cấu trúc mỏng và nhạy cảm. Vì vậy khi da tiếp xúc với xà phòng có độ PH cao, nước xả vải hoặc quần áo có chất liệu thô cứng, vùng da này sẽ bị kích ứng và bị ngứa ngáy.

2.8. Áp lực ổ bụng lớn

Khi mang thai, trọng lượng thai nhi lớn dần sẽ tạo áp lực lớn lên ổ bụng, gây chèn ép trực tiếp lên các tĩnh mạch hậu môn khiến các mạch căng giãn, sưng phồng quá mức. Từ đó gây ra các cơn ngứa, đau rát khi đi đại tiện.

2.9. Một số nguyên nhân khác

Ngứa hậu môn khi mang thai có thể là do lây nhiễm qua đường tình dục, hậu môn nhiễm khuẩn vùng da hậu môn bị khô hoặc quá ẩm ướt, do chà xát hậu môn nhiều. Mắc một số bệnh lý hậu môn trực tràng như trĩ, polyp hậu môn, apxe hậu môn, nứt kẽ hậu môn, …khiến dịch nhầy hậu môn tiết ra nhiều dẫn đến tình trạng ngứa rát, khó chịu.

3. 4 ảnh hưởng ngứa hậu môn khi mang thai gây ra

Ngứa ngáy hậu môn ảnh hưởng thế nào đến cơ thể mẹ bầu
Ngứa ngáy hậu môn ảnh hưởng thế nào đến cơ thể mẹ bầu

Ngứa hậu môn ở mức độ nhẹ hầu như không ảnh hưởng đến sức khỏe của sản phụ và sự phát triển của thai nhi. Tuy nhiên, nếu ngứa kéo dài, bà bầu dễ rơi vào những tình trạng dưới đây.

  • Mệt mỏi, suy nhược cơ thể: Ngứa hậu môn khi mang thai gây ra cảm giác ngứa ngáy, khó chịu, cơ thể mệt mỏi thậm chí mất sức, suy nhược cơ thể nếu không có biện pháp khắc phục kịp thời.
  • Khó ngủ, mất ngủ: Mức độ ngứa hậu môn tăng mạnh hơn vào ban đêm khiến cho phụ nữ mang thai ngứa ngáy, giấc ngủ chập chờn, ngủ không sâu giấc, mệt mỏi, ảnh hưởng trực tiếp đến tinh thần, sức khỏe của mẹ và phát triển của con.
  • Mắc bệnh phụ khoa: Tình trạng ngứa rát hậu môn kéo dài, điều trị không dứt điểm, không khỏi sẽ lây lan sang bộ phận sinh dục dẫn đến các bệnh phụ khoa như nấm, viêm âm đạo, …thai nhi có nguy cơ bị viêm nhiễm, khuyết tật bẩm sinh.
  • Viêm nhiễm, chảy máu: Hiện tượng ngứa hậu khiến cho cơ thể khó chịu, thường xuyên dùng tay gãi, trầy xước da, chảy máu, vi khuẩn xâm nhập, sưng, viêm nhiễm.

4. 4 cách phòng và chữa ngứa hậu môn cho phụ nữ mang thai

Mang thai ai cũng mong muốn mình khỏe mạnh, thai nhi phát triển toàn diện, nhưng nếu lỡ may bị ngứa hậu môn, mẹ bầu nên phòng ngừa và điều trị sớm để tránh những nguy cơ ảnh hưởng tới cơ thể mẹ và bé bằng cách tuân thủ và thực hiện theo nguyên tắc dưới đây.

4.1. Xây dựng chế độ ăn uống hợp lý

Mẹ bầu bị ngứa rát hậu môn cần xây dựng chế độ ăn uống hợp lý
Mẹ bầu bị ngứa rát hậu môn cần xây dựng chế độ ăn uống hợp lý

Chế độ ăn uống khoa học, cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho mẹ và thai nhi phát triển toàn diện. Cụ thể:

  • Mỗi bữa ăn cần cung cấp các dưỡng chất như tinh bột, đạm, canxi, khoáng chất, vitamin và khoáng chất, Omega, sắt, …
  • Tăng cường bổ sung thực phẩm giàu chất xơ, rau xanh có tác dụng nhuận tràng, ngăn ngừa táo bón, bệnh trĩ.
  • Uống từ 2,5 – 3 lít nước mỗi ngày nhằm tạo ra lượng nước ối đủ cho thai nhi phát triển và làm mềm phân, hạn chế tình trạng táo bón, ngăn ngừa bệnh trĩ.
  • Hạn chế ăn các thực phẩm, thức ăn nhanh, đồ ăn nhiều dầu mỡ, cay nóng, …hoặc nước uống như cà phê, bia, rượu, … dễ gây táo bón.
  • Ăn nhiều bữa trong ngày, ngoài 3 bữa chính, ăn thêm 4 – 5 bữa phụ. Ăn chậm nhai kỹ để hạn chế tình trạng đầy bụng khó tiêu và táo bón.

4.2. Vệ sinh cơ thể đúng cách

Vệ sinh hậu môn sạch sẽ và đúng cách, đặc biệt sau khi đại tiện. Vệ sinh bằng nước sạch, nước muối loãng hoặc xà bông dịu nhẹ từ 2 – 3 lần/ngày.

Bên cạnh đó, vệ sinh vùng hậu môn và vùng kín với nước ấm hoặc dung dịch vệ sinh chuyên biệt dành cho phụ nữ mang thai chứa thành phần: axit lactic, bisabolol, dầu bơ, betain, D-panthenol,… ngăn ngừa tác nhân gây viêm nhiễm, gây ngứa.

Ngoài ra, khi mang thai nên hạn chế tắm bồn vì thói quen này có thể tăng nguy cơ nhiễm trùng âm đạo và hậu môn.

4.3. Tập luyện thể dục nhẹ nhàng

Hãy chăm tập thể dục hơn để cải thiện ngứa hậu môn khi mang thai
Hãy chăm tập thể dục hơn để cải thiện ngứa hậu môn khi mang thai

Trong thời gian mang thai, tập luyện thể dục thể thao nhẹ nhàng 10 – 20 phút mỗi ngày, giúp giảm nguy cơ táo bón, bệnh trĩ, ngứa hậu môn, đồng thời góp phần duy trì cân và kiểm soát cân nặng hợp lý.

Luyện tập thể thao giúp nâng cao sức khỏe, giúp cải thiện độ linh hoạt của xương chậu, kích thích nhu động ruột và hạn chế đau nhức trong suốt thời gian mang thai bằng các môn thể thao như đi bộ, yoga, pilates, …

4.4. Sử dụng thảo dược thiên nhiên

Bên cạnh những cách phòng ngừa ngứa hậu môn khi mang thai bằng việc xây dựng chế độ ăn uống khoa học, vệ sinh đúng cách và luyện tập thể dục thể thao. Sử dụng thảo dược thiên nhiên được xem là cách phòng ngừa và chữa ngứa hậu môn hiệu quả do táo bón, bệnh trĩ và nứt kẽ hậu môn.

Đặc biệt, sử dụng thảo dược thiên nhiên mang đến sự an toàn và hiệu quả cho phụ nữ mang thai, không gây tác dụng phụ như khi sử dụng thuốc. Cụ thể những thảo dược đó là:

  • Diếp cá: Tác dụng thanh nhiệt, giải độc, lợi tiểu, tiêu sủng, sát trùng. Vì vậy diếp cá được dùng để trị táo bón, bệnh trĩ rất hiệu quả.
  • Đương quy: Tác dụng bổ sung, điều kinh, chống thiếu máu, suy nhược cơ thể. Đồng thời có tác dụng hoạt hóa giảm đau, giúp chữa viêm loét, mụn nhọt. Ngoài ra còn có tác dụng nhuận tràng, thông đại tiện, chống táo bón.
  • Hoa hòe: Thành phần rutin trong hoa hòe có tác dụng làm bền thành mạch, làm giảm tính “dòn”, tăng sự bền vững của thành mạch, giảm trương lực cơ trơn. Ngoài ra, kích thích sự bài tiết của niêm mạc ruột và giúp nhuận tràng.
  • Nghệ: Bào chế dưới dạng curcumin phospholipid sẽ tác tăng dụng chống viêm và làm mau lành các vết tổn thương của bệnh trĩ.

Bài viết trên đã tổng hợp một số thông tin liên quan đến hiện tượng ngứa hậu môn khi mang thai có ảnh hưởng gì đến em bé?. Hy vọng qua các thông tin trên mẹ bầu có thể dễ dàng xử lý tình trạng ngứa hậu môn.

Bài viết liên quan: Trẻ bị ngứa hậu môn mẹ chớ coi thường

Nguồn tham khảo

  • [1] Itching During Pregnancy. https://www.pampers.com/en-us/pregnancy/pregnancy-symptoms/article/itching-during-pregnancy

 

Mọi thắc mắc bạn đọc vui lòng liên hệ để được tư vấn và giải đáp miễn phí : 089650950919001259 hoặc Email : songkhoe@bacsituvan.vn

    Đăng ký nhận tư vấn miễn phí - Toàn bộ thông tin Vinh Gia cam kết giữ kín.

    TÌM HIỂU VÀ ĐẶT MUA AN TRĨ VƯƠNG CHÍNH HÃNG TẠI DP VINH GIA