Ngủ dậy bị chóng mặt do mắc bệnh gì? Cách khắc phục

Tham vấn Y khoa:
Bs Vũ Văn Lực

Ngày đăng:
25 Tháng chín 2024

Lần cập nhật cuối:
25 Tháng chín 2024

Số lần xem:
23

Ngủ dậy bị chóng mặt là tình trạng mà nhiều người gặp phải, có thể do thay đổi tư thế đột ngột, huyết áp thấp hoặc rối loạn tuần hoàn máu não. Triệu chứng này có thể làm bạn mất thăng bằng và cảm thấy mệt mỏi sau khi thức dậy. Hãy tìm hiểu nguyên nhân và các biện pháp khắc phục để cải thiện sức khỏe.

Giải mã tình trạng chóng mặt sau khi ngủ dậy
Giải mã tình trạng chóng mặt sau khi ngủ dậy

1. Tình trạng ngủ dậy bị chóng mặt

Ngủ dậy bị chóng mặt khiến bạn dễ cảm thấy choáng váng, mất thăng bằng khi vừa tỉnh dậy sau giấc ngủ ngắn hoặc dài. Chóng mặt có thể đi kèm với ngất xỉu hoặc co giật. Tình trạng này dễ khiến bạn có nguy cơ bị té ngã và chấn thương. Đây không phải là một bệnh lý mà là triệu chứng của một số vấn đề sức khỏe như hạ đường huyết, thiếu máu, căng thẳng quá mức, kiệt sức,… gây nên. 

2. Nguyên nhân sáng ngủ dậy bị chóng mặt

2.1. Thuốc

Sau khi ngủ dậy lại cảm thấy chóng mặt có thể là do sử dụng thuốc
Sau khi ngủ dậy lại cảm thấy chóng mặt có thể là do sử dụng thuốc

Nếu bạn có sử dụng một số loại thuốc như thuốc chống trầm cảm, thuốc chống động kinh, thuốc huyết áp, thuốc dị ứng, thuốc tuyến tiền liệt và thuốc an thần,… trước khi đi ngủ thì có thể gây chóng mặt vào buổi sáng. Do cơ chế hoạt động của các loại thuốc này ảnh hưởng đến hệ thần kinh, huyết áp gây choáng váng khi thay đổi tư thế nên bạn dễ cảm thấy chóng mặt khi chuyển từ nằm sang ngồi dậy.

2.2. Mất nước

Mất nước, mất điện giải do đổ mồ hôi quá nhiều do sốt cao, nôn mửa, tiêu chảy… trong đêm đều có thể là nguyên nhân khiến bạn chóng mặt sau khi ngủ dậy. Ngoài ra bạn có thể mất nước do không uống đủ nước, uống quá nhiều rượu hoặc caffeine trước khi ngủ.  Một số loại thuốc như thuốc tim mạch cũng khiến bạn có nguy cơ bị mất nước cao hơn. Thiếu nước sẽ làm máu lưu thông kém, não bị thiếu oxy gây cảm giác chóng mặt. Khi bị mất nước, bạn sẽ có triệu chứng khát nước và không cảm thấy muốn đi tiểu, cảm thấy chóng mặt khi ngủ dậy.

2.3. Lượng đường trong máu thấp

Mới ngủ dậy bị chóng mặt do lượng đường trong máu thấp
Mới ngủ dậy bị chóng mặt do lượng đường trong máu thấp

Ngủ dậy bị chóng mặt quay cuồng có thể là dấu hiệu cảnh báo của tình trạng lượng đường trong máu thấp. Lượng đường trong máu giảm xuống thấp vào ban đêm và tăng đột ngột khi thức dậy gây chóng mặt. Đây cũng là dấu hiệu mà người bị tiểu đường dễ gặp phải tình trạng này.

2.4. Suy tim

Ngủ dậy bị chóng mặt là tình trạng mà người bệnh suy tim thường gặp phải. Bệnh suy tim làm tim bơm máu kém hiệu quả, não bị thiếu oxy sẽ gây chóng mặt, hoa mắt vào buổi sáng khi vừa ngủ dậy. Khi bệnh nặng, tim không thể chịu được tình trạng huyết áp giảm tự nhiên khi bạn đứng lên và khiến bạn cảm thấy chóng mặt khi thay đổi từ tư thế nằm sang ngồi hoặc đứng. Thuốc điều trị suy tim bao gồm cả thuốc huyết áp và thuốc lợi tiểu cũng có thể làm cho tình trạng ngủ dậy bị chóng mặt trở nên nghiêm trọng hơn.

2.5. Huyết áp thấp

Huyết áp thấp gây chóng mặt mệt mỏi khi ngủ dậy
Huyết áp thấp gây chóng mặt mệt mỏi khi ngủ dậy

Nếu bạn có tư thế nằm ngủ ngửa, nằm sấp hoặc nằm nghiêng cũng có thể ảnh hưởng đến huyết áp của bạn vào buổi sáng. Khi bạn thức dậy, máu sẽ dồn đến chân và bụng, khiến huyết áp giảm. Huyết áp thấp khiến lượng máu lên não không đủ, gây cảm giác choáng váng, ù tai khi đứng dậy. Các đối tượng là người cao tuổi, phụ nữ mang thai, người gầy yếu thường dễ bị huyết áp thấp và gặp tình trạng sáng ngủ dậy chóng mặt.

2.6. Hạ đường huyết

Hạ đường huyết hay lượng đường trong máu thấp có thể gây ra những thay đổi về nội tiết tố trong cơ thể, khiến bạn cảm thấy run rẩy hoặc chóng mặt vào buổi sáng. Những người mắc bệnh tiểu đường dùng insulin hoặc thuốc sulfonylurea có nguy cơ cao bị hạ đường huyết. Ngoài ra còn có một số nguyên nhân khác khiến hạ đường huyết như thuốc, uống rượu mà không ăn và các tình trạng sức khỏe khác như bệnh gan nặng cũng có thể khiến bạn bị hạ đường huyết và dẫn đến tình trạng ngủ dậy bị chóng mặt.

2.7. Chứng ngưng thở lúc ngủ

Bị chóng mặt khi mới ngủ dậy bởi thói quen ngưng thở lúc ngủ
Bị chóng mặt khi mới ngủ dậy bởi thói quen ngưng thở lúc ngủ

Ngưng thở khi ngủ là tình trạng khiến bạn ngừng thở vài giây mỗi lần suốt đêm. Việc ngưng thở trong lúc ngủ làm giảm lượng oxy trong máu có thể là một trong những nguyên nhân làm cho bạn bị chóng mặt sau khi ngủ dậy. Chứng ngưng thở này khiến bạn khó có được giấc ngủ chất lượng mà khi bị thiếu ngủ, bạn có thể cảm thấy mệt mỏi, hoa mắt chóng mặt.

2.8. Chóng mặt tư thế kịch phát lành tính

Chóng mặt tư thế kịch phát lành tính có thể khiến bạn cảm thấy bị chóng mặt khi ngủ dậy, khi thay đổi tư thế ngồi hoặc khi di chuyển nhanh. Tình trạng chóng mặt thường kéo dài trong vài giây đến một phút. Người bị chóng mặt tư thế kịch phát lành tính cũng có thể gặp ác triệu chứng suy nhược khác như buồn nôn, nôn mửa và khó đi thẳng,…

Bên cạnh các nguyên nhân trên thì tình trạng chóng mặt khi ngủ dậy cũng có thể xuất phát từ các nguyên nhân khác như đột quỵ, viêm tai giữa, chấn thương não, mang thai,…

3. Biện pháp giảm chóng mặt sau khi ngủ dậy

Các biện pháp tốt nhất giúp giảm chóng mặt sau khi ngủ dậy
Các biện pháp tốt nhất giúp giảm chóng mặt sau khi ngủ dậy

Để có thể giảm chóng mặt sau khi ngủ dậy thì bạn có thể nghỉ ngơi tại chỗ và áp dụng các biện pháp giảm chóng mặt đó là:

  • Khi thấy chóng mặt nên nằm nghỉ ngơi trên giường thêm vài phút cho đến khi tình trạng chóng mặt được thuyên giảm.
  • Nên uống nước trước khi đi ngủ.
  • Hít thở sâu, tập trung vào một điểm để ổn định thăng bằng.
  • Sau khi ngủ dậy thì ngồi dậy từ từ, tránh đứng dậy đột ngột. Có thể xuống giường và ngồi thêm 1-2 phút trước khi đứng lên.
  • Không nên sử dụng các loại thuốc gây ngủ, thuốc an thần trước khi đi ngủ nếu không có chỉ định của bác sĩ để tránh ảnh hưởng đến hệ thần kinh.
  • Nếu bạn cảm thấy bị chóng mặt sau khi sử dụng thuốc vào buổi tối, bạn nên trao đổi với bác sĩ về việc thay đổi loại thuốc sử dụng.
  • Thực hiện các bài tập thể dục nhẹ nhàng, thư giãn trước khi ngủ giúp cơ thể dễ ngủ sâu hơn.
  • Duy trì lối sống lành mạnh, tránh stress và căng thẳng thần kinh kéo dài bằng cách nghỉ ngơi,xem phim, nghe nhạc và đọc sách.
  • Nếu tình trạng vẫn không thuyên giảm, bạn nên đến bệnh viện khám để tìm ra nguyên nhân gây bệnh và được điều trị dứt điểm.

Có rất nhiều nguyên nhân ngủ dậy bị chóng mặt, tình trạng này có thể qua nhanh và ít xuất hiện nên bạn không cần quá lo lắng, tuy nhiên nếu chóng mặt với tần suất thường xuyên thì bạn nên đi khám ngay để tìm ra nguyên nhân và điều trị kịp thời.

 

Mọi thắc mắc bạn đọc vui lòng liên hệ để được tư vấn và giải đáp miễn phí : 089650950919001259 hoặc Email : songkhoe@bacsituvan.vn

    Đăng ký nhận tư vấn miễn phí - Toàn bộ thông tin Vinh Gia cam kết giữ kín.

    Để lại một bình luận