Mổ vẹo cột sống là phương pháp có thể được lựa chọn sau khi các điều trị bằng thuốc, vật lý trị liệu… không cải thiện được tình trạng bệnh. Cách điều trị này sẽ giúp người bệnh tránh được hậu quả như hạn chế chức năng hô hấp, tim mạch, khả năng sinh sản… Cùng tìm hiểu về phương pháp mổ vẹo cột sống trong bài viết dưới đây.

1. Phẫu thuật chỉnh vẹo cột sống là gì?
Vẹo cột sống là tình trạng cột sống bị cong sang một bên, trên không gian 3 chiều sẽ thấy đường cong có hình chữ S hoặc chữ C. Vẹo cột sống ở 1 số người là bẩm sinh, một số người là vẹo cột sống theo thời gian.
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến vẹo cột sống như di truyền, ảnh hưởng khi người mẹ mang thai, cong vẹo ở trẻ em do đeo cặp, balo nặng hay ngồi học sai tư thế, ở người lớn có thể do thoái hóa…
Phẫu thuật chỉnh vẹo cột sống thường được chỉ định khi các phương pháp điều trị nội khoa không có tác dụng. Phương pháp phẫu thuật phụ thuộc vào tuổi khởi phát bệnh, mức độ biến dạng của cột sống… và thường người bệnh sẽ được chỉ định mổ vẹo cột sống khi biến dạng cột sống từ 45 độ trở lên. Bác sĩ sẽ sử dụng phương pháp chỉnh hình cột sống kết hợp với phẫu thuật cột sống và điều trị nguyên nhân nếu có.
2. Chỉ định và chống chỉ định mổ vẹo cột sống
2.1. Chỉ định
- Vẹo cột sống ngực vô căn ở thiếu niên đoạn bản lề ngực thắt lưng hoặc thắt lưng.
- Góc vẹo cột sống 40 – 70 độ
- Góc vẹo 35 – 40 độ nhưng tiến triển nhanh là trên 10 độ trong vòng 1 năm dù đã sử dụng áo chỉnh hình cột sống.
- Góc vẹo mềm dẻo dưới 30 độ.
- Hàn xương không quá đốt L4 và không quá đốt L1 thì thường can thiệp phẫu thuật nội soi chỉnh vẹo.
2.2. Chống chỉ định
- Những đường cong ngực kép.
- Những đường cong ngực cao cứng tức là tỷ lệ mèm dẻo dưới 50% hoặc góc nắn chỉnh trên 30 độ.
- Góc gù cột sống ngực trên 40 độ.
- Người bệnh mắc các bệnh lý lồng ngực như lao phổi, viêm phổi tái phát… chức năng phổi kém hoặc đã có tiền sử phẫu thuật lồng ngực hoặc vùng sau phúc mạc cùng bên can thiệp vẹo.
- Thiếu chất xương.
3. Chi phí phẫu thuật vẹo cột sống
Để có thể thực hiện được phẫu thuật vẹo cột sống thì người bệnh cần trải qua thăm khám lâm sàng, chi phí chụp chiếu. Thông thường việc khám bệnh vẹo cột sống lâm sàng sẽ có giá dao động từ 35.000đ – 40.000đ/ lần khám. Nếu khám theo yêu cầu, lựa chọn bác sĩ hoặc phương pháp thì phí khám vào khoảng 350.000đ – 500.000đ. Chi phí chiếu chụp như CT-Scan đến 32 dãy có giá từ 400.000 – 500.000đ, chụp X-quang số hóa 1 phim có giá từ 40.000 – 58.000đ, 2 phim có giá từ 70.000 – 83.000đ, 3 phim có giá 110.000 – 120.000đ. Trong các phương pháp chiếu chụp thì chụp cộng hưởng từ (MRI) có giá cao nhất là 1,7 triệu đồng.
Chi phí cho một lần phẫu thuật cong vẹo cột sống sẽ dao động từ 15 triệu đồng – 20 triệu đồng. Chi phí này sẽ thay đổi và phụ thuộc vào tình trạng cong vẹo cột sống của từng người bệnh.
4. Các bước phẫu thuật chỉnh vẹo cột sống
4.1. Chuẩn bị phẫu thuật
- Thực hiện phẫu thuật vẹo cột sống là các bác sĩ được đào tạo chuyên sâu về chuyên khoa này. Để thực hiện phẫu thuật thì cần các trang thiết bị và dụng cụ như máy chụp X-quang, bộ dụng cụ nội soi lấy đĩa đệm, bộ dụng cụ phẫu thuật cột sống, bộ dụng cụ lấy đĩa đệm cột sống, bộ dụng cụ bắt vít qua nội soi, móc, nẹp dọc…
- Về phần người bệnh cần tháo thụt vệ sinh từ hôm trước, nhịn ăn uống, dùng kháng sinh dự phòng và được bác sĩ trao đổi, giới thiệu về quy trình thực hiện phẫu thuật, những tai biến có thể xảy ra…
4.2. Thực hiện phẫu thuật
Đầu tiên bác sĩ sẽ kiểm tra hồ sơ hồ sơ bệnh án và kiểm tra đúng người, đúng bệnh hay không.
Sau đó người bệnh được cho nằm nghiêng về phía đỉnh vẹo, gây mê nội khí quản Carlen. Bác sĩ sẽ xác định đường cong cột sống để đặt ống nong trocar. Tiếp đến là rạch da ở các khoang liên sườn tương ứng để vào các đĩa đệm ở đỉnh và xung quanh đỉnh vẹo, cắt bao xơ đĩa đệm mặt bên.
Tiếp theo quy trình là lấy đĩa lấy nhân nhầy đĩa đệm, lấy đĩa đệm và các tấm tận, ghép, đặt xương vào khoảng trống đĩa đệm vừa lấy rồi đặt hệ thống nẹp vít nằm trên các đốt sống ngực đã định hướng, đặt hệ thống nẹp, chỉnh hình cột sống trên hệ thống vít và nẹp, đặt dẫn lưu ngực.
4.3. Theo dõi sau phẫu thuật
Sau phẫu thuật người bệnh được cho tập thổi bóng để phổi nở ra và dẫn lưu dịch trong khoang màng phổi ra ngoài. Sau 48h ống dẫn lưu sẽ được rút và người bệnh sẽ dùng kháng sinh từ 5 – 7 ngày.
4.4. Tai biến và xử trí sau mổ vẹo cột sống
Nếu có tổn thương rễ thần kinh, màng cứng thì bác sĩ sẽ tiến hành vá màng cứng. Với trường hợp tổn thương động mạch chủ ngực hoặc tĩnh mạch chủ ngực thì xử lý theo chỉ định. Nếu có máu cục màng phổi sẽ tiến hành phẫu thuật nội soi loại bỏ máu cục. Trong trường hợp nhiễm trùng vết mổ sẽ dùng kháng sinh đường tĩnh mạch theo kháng sinh đồ, thay bông băng truyền dịch hoặc có thể phẫu thuật lại để cắt lọc làm sạch vết thương.

5. Cần chú ý gì sau mổ vẹo cột sống?
Sau mổ vẹo cột sống người bệnh cần chú ý những điều sau để có thể nhanh chóng phục hồi, tránh tái phát:
- Khi nằm ngả cần phải giữ cho lưng được thoải mái. Nếu phải ngồi thì có thể ngồi từ 5 – 10 phút và cố gắng thực hiện mọi việc nhẹ nhàng.
- Không nên lái xe và tránh đứng trong thời gian dài khoảng 6 – 8 tuần.
- Không nâng bất kì một vật nào nặng và người bệnh cần có người hỗ trong khoảng 3 – 4 tuần sau phẫu thuật cong vẹo cột sống.
- Tránh tắm sau phẫu thuật vài ngày, thay quần áo hàng ngày và mặc quần áo giữ ấm lưng.
- Lên lịch tái khám sau khi phẫu thuật cong vẹo cột sống 8 tuần.
- Trong thời gian từ 2 -3 tháng sau khi phẫu thuật cong vẹo cột sống, người bệnh có thể tăng dần hoạt động nhưng chú ý tránh các môn thể thao tác động đến lưng như bóng rổ, cầu lông…
- Tùy thuộc vào độ tuổi của người bệnh mà sau 4 – 6 tuần có thể trở lại học tập hay làm việc bình thường, thời gian này là khác nhau ở mỗi người.
- Chú ý chế độ dinh dưỡng giúp phục hồi sau phẫu thuật, đặc biệt nên bổ sung các dưỡng chất tốt cho xương như canxi, vitamin D, vitamin K,... từ thực phẩm. Quá trình phục hồi sẽ nhanh chóng và hiệu quả hơn nữa nếu người bệnh bổ sung thêm sản phẩm có chứa canxi nano, vitamin D3, MK7, Magie, Mangan... Để khắc phục các triệu chứng thoái hóa xương khớp, viêm dây thần kinh, giảm đau dây thần kinh, đau mỏi lưng… người bệnh có thể bổ sung thêm Ginkgo Biloba, Chondroitin, Nghệ nano, Fursultiamine… sản phẩm được đánh giá cao trong hỗ trợ các bệnh về thần kinh và xương khớp.
Bài viết liên quan:
Mọi thắc mắc bạn đọc vui lòng liên hệ để được tư vấn và giải đáp miễn phí : 0896509509 – 19001259 hoặc Email : songkhoe@bacsituvan.vn