Máu nhiễm mỡ và gan nhiễm mỡ khác nhau như thế nào?

Tham vấn Y khoa:
Bs Vũ Văn Lực

Ngày đăng:
26 Tháng Một 2022

Lần cập nhật cuối:
26 Tháng Mười Hai 2023

Số lần xem:
1831

Máu nhiễm mỡ và gan nhiễm mỡ là những căn bệnh hiện khá phổ biến hiện nay, thậm chí có nhiều bệnh nhân mắc đồng thời cả 2 căn bệnh nguy hiểm này. Vậy máu nhiễm mỡ và gan nhiễm mỡ khác nhau như thế nào? Chúng có mối liên hệ với nhau không? Hãy cùng tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây.

Tìm hiểu về bệnh máu nhiễm mỡ và gan nhiễm mỡ
Tìm hiểu về bệnh máu nhiễm mỡ và gan nhiễm mỡ

1. Đôi nét về bệnh gan nhiễm mỡ và máu nhiễm mỡ

1.1. Bệnh gan nhiễm mỡ là gì?

Gan nhiễm mỡ là tình trạng lượng mỡ có trong gan bị dư thừa, làm ảnh hưởng tới chức năng của gan. Lượng mỡ bình thường trong gan chiếm từ 5% – 10% tổng trọng lượng lá gan. Khi lượng mỡ này cao hơn 10% tức là đã bị gan nhiễm mỡ.
Bệnh gan nhiễm mỡ được chia làm 3 giai đoạn:

  • Giai đoạn 1: chất béo bắt đầu tích tụ.
  • Giai đoạn 2: chất béo tích tụ nhiều, có hiện tượng viêm và sẹo trên lá gan.
  • Giai đoạn 3: tỷ lệ mỡ trong gan rất cao, mô sẹo thay thế tế bào gan.

Một số nguyên nhân gây bệnh gan nhiễm mỡ đó là: tăng cân không kiểm soát, uống nhiều rượu, mắc tiểu đường, chế độ ăn giàu cholesterol,…

1.2. Bệnh máu nhiễm mỡ là gì?

Bệnh máu nhiễm mỡ hay rối loạn lipid máu là tình trạng các chỉ số thành phần của mỡ máu cao/ thấp hơn mức bình thường. Cụ thể, khi bị bệnh nồng độ các thành phần máu có xu hướng:

  • Cholesterol toàn phần tăng lên cao hơn 5,2 mmol/l.
  • Triglyceride tăng lên cao hơn 1,7 mmol/l.
  • LDL – Cholesterol (mỡ máu xấu) tăng lên cao hơn 3,4 mmol/l.
  • HDL – Cholesterol (mỡ máu tốt) giảm xuống thấp hơn 0,9 mmol/l.

Nguyên nhân dẫn tới bệnh máu nhiễm mỡ do các yếu tố như: tuổi tác, giới tính, lối sống không lành mạnh, di truyền. Đây là một căn bệnh nguy hiểm có thể gây ảnh hưởng tới nhiều bộ phận khác của cơ thể như: hệ tim mạch, hệ thần kinh, hệ tiêu hóa.

Gan nhiễm mỡ và máu nhiễm mỡ khác nhau như thế nào?
Gan nhiễm mỡ và máu nhiễm mỡ khác nhau như thế nào?

2. Triệu chứng, biến chứng của gan nhiễm mỡ và máu nhiễm mỡ

2.1. Bệnh gan nhiễm mỡ

Khi mắc gan nhiễm mỡ, người bệnh thường xuất hiện các triệu chứng sau:

  • Cơ thể cảm thấy mệt mỏi, chán ăn.
  • Sụt cân nhanh chóng.
  • Buồn nôn, nôn.
  • Nước tiểu có màu vàng sẫm, phân trắng.
  • Bụng to, gan to, đau bụng.
  • Vàng da vàng mắt.
  • U mạch nổi lên trên da.

Ở giai đoạn 1, gan nhiễm mỡ được coi là bệnh lý lành tính. Tuy nhiên, khi bước sang giai đoạn 2, 3 nếu không được kịp thời điều trị bệnh sẽ có biến chuyển xấu gây nguy hiểm tới sức khỏe. Những biến chứng của gan nhiễm mỡ đó là: xơ gan, suy gan, gan cổ chướng, thậm chí là ung thư gan.

Không chỉ làm suy giảm chức năng gan, bệnh còn có thể gây ảnh hưởng tới các cơ quan khác như: người bệnh dễ mắc vấn đề về đường tiêu hóa, vàng da, đau đầu, mất ngủ, hệ miễn dịch suy giảm,…

2.2. Bệnh máu nhiễm mỡ

Đối với máu nhiễm mỡ, người bệnh sẽ xuất hiện cả triệu chứng bên ngoài và triệu chứng từ bên trong cơ thể, cụ thể:

Triệu chứng bên ngoài:

  • U vàng các thể: phát ban, u vàng da, u vàng gân, u vàng dưới màng xương.
  • Khó thở, tức ngực, đau tim.
  • Mệt mỏi, chân tay tê bì.
  • Đau đầu, chóng mặt.

Triệu chứng bên trong cơ thể:

Người bệnh có thể mắc các bệnh lý như nhiễm lipid võng mạc, xơ vữa động mạch, viêm cấp tụy,…

Bệnh máu nhiễm mỡ có thể để lại các biến chứng nguy hiểm tới người bệnh như:

  • Tăng nguy cơ mắc các bệnh lý liên quan tới hệ tim mạch: xơ vữa động mạch, động mạch ngoại biên, nhồi máu cơ tim,…
  • Hệ thần kinh bị ảnh hưởng, dễ bị nhồi máu não, đột quỵ.
  • Ảnh hưởng tới túi mật trong hệ tiêu hóa, làm giảm quá trình hấp thu chất dinh dưỡng.
  • Viêm tụy cấp.
Máu nhiễm mỡ và gan nhiễm mỡ có gây ảnh hưởng lẫn nhau không?
Máu nhiễm mỡ và gan nhiễm mỡ có gây ảnh hưởng lẫn nhau không?

3. Mối liên hệ giữa gan nhiễm mỡ và máu nhiễm mỡ

3.1. Gan nhiễm mỡ và máu nhiễm mỡ có quan hệ tương sinh

Máu nhiễm mỡ và gan nhiễm mỡ đều là các căn bệnh rối loạn chuyển hóa. Hai bệnh này có mối quan hệ nhân quả với nhau, cụ thể: Bệnh máu nhiễm mỡ có thể làm tăng khả năng người bệnh bị gan nhiễm mỡ và ngược lại.

  • Máu nhiễm mỡ là nguyên nhân gây nên gan nhiễm mỡ: Gan là bộ phận có vai trò chuyển hóa lipid. Khi máu bị nhiễm mỡ, hàm lượng cholesterol và triglycerid trong máu tăng cao và vượt quá khả năng chuyển hóa của gan. Lúc này mỡ máu có thể tồn đọng lại trong gan, sinh ra mỡ gan, gây tình trạng gan nhiễm mỡ.
  • Gan nhiễm mỡ có thể dẫn tới bệnh máu nhiễm mỡ: Thông thường khi gan bị nhiễm mỡ sẽ khiến quá trình chuyển hóa lipid bị rối loạn. Đây chính là nguyên nhân sinh ra bệnh máu nhiễm mỡ.

3.2. Bệnh gan nhiễm mỡ có thể gây rối loạn chuyển hóa lipid máu của cơ thể

Hàm lượng cholesterol trong cơ thể chỉ có 20% được tổng hợp từ thức ăn, 80% còn lại sẽ được tổng hợp ở gan nhờ xúc tác của men HMG – CoA reductase. Khi các acid béo tự do tới gan sẽ được hấp thụ và chuyển thành cholesterol. Acid béo dư thừa sẽ chuyển thành triglycerid, kết hợp với apoprotein do gan sản xuất tạo thành LDL-C.

Khi gan nhiễm mỡ, chức năng gan bị suy giảm, làm rối loạn, mất ổn định quá trình chuyển hóa lipid. Từ đó, làm tăng cholesterol toàn phần, tăng triglycerid và LDL-C. Lúc này, tình trạng gan nhiễm mỡ của người bệnh không những nặng hơn mà còn khiến bệnh máu nhiễm mỡ hình thành và phát triển.

3.3. Tác hại chung của gan nhiễm mỡ và máu nhiễm mỡ

Đây là 2 căn bệnh rất nguy hiểm và gây nhiều tác hại tới sức khỏe cụ thể:

  • Máu nhiễm mỡ và gan nhiễm mỡ thường đi cùng với nhau, dễ chuyển hóa sang nhau nên sẽ khiến bệnh tình của người bệnh nguy hiểm gấp đôi.
  • Cả 2 căn bệnh này nếu kéo dài, không được chữa trị kịp thời thì đều có thể gây ra các mảng xơ vữa động mạch, tắc nghẽn mạch máu. Chúng sẽ để lại nhiều biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe, là nguyên nhân làm tăng khả năng mắc các bệnh lý về tim mạch, thần kinh,…
Gan nhiễm mỡ và máu nhiễm mỡ đều là mối nguy hiểm lớn đối với người bệnh
Gan nhiễm mỡ và máu nhiễm mỡ đều là mối nguy hiểm lớn đối với người bệnh

4. Biện pháp giảm thiểu bệnh

Để ngăn chặn 2 căn bệnh nguy hiểm này, chúng ta nên thực hiện một số biện pháp sau:

  • Có chế độ ăn uống khoa học: Chế độ dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng trong việc cải thiện, phòng ngừa bệnh máu nhiễm mỡ và gan nhiễm mỡ. Trong chế độ ăn của mình, bạn nên hạn chế các loại chất béo không tốt cho cơ thể, ăn ít đồ ăn sẵn, đồ chiên rán,… Thay vào đó, hãy tăng cường bổ sung các loại rau xanh, hoa quả tươi để cung cấp nhiều vitamin và khoáng chất cho cơ thể.
  • Loại bỏ các thói quen không lành mạnh như uống nhiều rượu bia, hút thuốc, sử dụng các chất kích thích.
  • Hình thành và duy trì tập thể dục thể thao: Mỗi ngày chỉ cần khoảng 30 phút vận động với những hoạt động đơn giản như: đi bộ, đạp xe, bơi,… Đây cũng là cách để sản sinh ra nhiều cholesterol tốt và loại bỏ cholesterol xấu cho cơ thể bạn.
  • Máu nhiễm mỡ và gan nhiễm mỡ trong giai đoạn đầu thường xuất hiện và phát triển âm thầm. Do đó, bạn nên kiểm tra sức khỏe định kỳ từ 3 – 6 tháng để kịp thời phát hiện các dấu hiệu của bệnh, tiến hành điều chỉnh thói quen sống và có biện pháp điều trị nếu cần.

Kết hợp sử dụng các sản phẩm chức năng có tác dụng phòng ngừa bệnh máu nhiễm mỡ, gan nhiễm mỡ, tốt cho hệ tim mạch và hệ thần kinh. Cùng với đó, bạn hãy kết hợp uống thêm Omega 3 nguyên chất dạng Triglycerid được bào chế từ dầu cá tinh chế. Omega 3 là axit béo không no thiết yếu cho cơ thể có tác dụng ngăn ngừa nhiều bệnh lý tim mạch như đột quỵ, nhồi máu cơ tim; giảm mỡ trong gan; ngăn chặn ung thư,… Sử dụng Omega 3 đề đặn mỗi ngày là một trong những phương pháp hỗ trợ giảm thiểu bệnh máu nhiễm mỡ và gan nhiễm mỡ hiệu quả.

Hy vọng bài viết trên đây đã giúp bạn nắm được những thông tin cơ bản, cũng như cách phòng ngừa bệnh gan nhiễm mỡ và máu nhiễm mỡ cho bản thân và gia đình mình phù hợp nhất!

 

Mọi thắc mắc bạn đọc vui lòng liên hệ để được tư vấn và giải đáp miễn phí : 089650950919001259 hoặc Email : songkhoe@bacsituvan.vn

    Đăng ký nhận tư vấn miễn phí - Toàn bộ thông tin Vinh Gia cam kết giữ kín.