[GIẢI ĐÁP THẮC MẮC] Máu nhiễm mỡ có nguy hiểm không?

Tham vấn Y khoa:
Bs Vũ Văn Lực

Ngày đăng:
10 Tháng hai 2022

Lần cập nhật cuối:
26 Tháng mười hai 2023

Số lần xem:
867

Máu nhiễm mỡ là một trong những căn bệnh phổ biến hiện nay. Nếu không phát hiện và điều trị kịp thời, bệnh sẽ để lại nhiều biến chứng nguy hiểm, gây ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ. Vậy căn bệnh này nguy hiểm như thế nào? Làm sao để khắc phục?

Tìm hiểu về căn bệnh máu nhiễm mỡ có nguy hiểm không?
Tìm hiểu về căn bệnh máu nhiễm mỡ có nguy hiểm không?

1. Triệu chứng máu nhiễm mỡ

Bệnh máu nhiễm mỡ hay còn có tên gọi khác là rối loạn lipid máu. Đây là tình trạng các chỉ số mỡ máu có sự thay đổi bất thường. Trong thời gian đầu, người bệnh thường không có hoặc có rất ít triệu chứng nên rất khó để phát hiện bệnh từ các biểu hiện bên ngoài.

Lâu ngày, khi tình trạng bệnh nghiêm trọng hơn, các lipid xấu sẽ tích tụ trong mạch máu và gây cản trở sự lưu thông máu. Lúc này, người bệnh sẽ bắt đầu gặp phải các triệu chứng máu nhiễm mỡ như: tê bì chân tay, chóng mặt, đau đầu, mệt mỏi, khó tiêu, khó ngủ, tim đập nhanh, buồn nôn, xuất hiện những cơn đau thắt ngực bất thường,…

Trong một số trường hợp nặng, khi các mảng bám này tại tim, gan, thận quá lớn có thể gây tắc nghẽn và khiến các cơ quan này ngừng hoạt động.

2. Nguyên nhân máu nhiễm mỡ

Có rất nhiều nguyên nhân gây ra bệnh máu nhiễm mỡ, song chủ yếu là do lối sống thiếu khoa học, cụ thể như:

  • Chế độ ăn chứa nhiều chất béo bão hoà, thường xuyên sử dụng đồ ăn nhanh, thực phẩm đóng hộp…
  • Ít tập luyện thể dục thể thao.
  • Thừa cân, béo phì.
  • Uống nhiều rượu bia.
  • Hút thuốc lá.
  • Thường xuyên căng thẳng, stress.
  • Ảnh hưởng từ các bệnh lý như tiểu đường, suy thận, suy giáp…
  • Một số yếu tố khác: tuổi tác, giới tính, di truyền.
Máu nhiễm mỡ nguy hiểm như thế nào đối với sức khỏe người bệnh?
Máu nhiễm mỡ nguy hiểm như thế nào đối với sức khỏe người bệnh?

3. Máu nhiễm mỡ có nguy hiểm không?

Bệnh máu nhiễm mỡ có thể gây ảnh hưởng xấu tới nhiều cơ quan của cơ thể như: hệ tim mạch, hệ thần kinh, hệ tiêu hóa, hệ nội tiết. Đây cũng là nguyên nhân dẫn tới một số bệnh lý khác như:

3.1. Bệnh viêm tụy

Tụy tạng là một tuyến phẳng dài nằm ẩn phía sau dạ dày ở vùng bụng trên có tác dụng phóng các men tiêu hóa vào ruột non, hỗ trợ tiêu hóa thức ăn. Viêm tụy là tình trạng viêm ở tuyến tụy. Khi máu nhiễm mỡ, lượng triglyceride tăng cao gây ra bệnh này.

Một số dấu hiệu và triệu chứng của bệnh viêm tụy đó là: tăng nhịp tim, đau bụng từ phía trên rồi lan ra sau lưng, sưng và chướng bụng, buồn nôn, sốt. Trong trường hợp các tế bào sản xuất insulin của tụy bị hư hỏng sẽ có thể dẫn tới viêm tụy mãn tính, rất nguy hiểm.

3.2. Bệnh tiểu đường

Bệnh tiểu đường và máu nhiễm mỡ là 2 tình trạng rối loạn chuyển hóa phổ biến và vô cùng nguy hiểm. Chúng có mối liên hệ chặt chẽ với nhau. Thông thường, người mắc máu nhiễm mỡ dễ gây ra bệnh tiểu đường type 2 và ngược lại.

Bệnh nhân bị tiểu đường thường có nồng độ glucose trong máu cao, khả năng cholesterol xấu lắng đọng ở thành mạch máu cũng tăng lên, dẫn tới máu nhiễm mỡ. Ngược lại, khi máu nhiễm mỡ cao, insulin tuyến tụy tiết ra để điều hòa lượng đường huyết trong máu không ổn định, dễ tăng lên và gây bệnh tiểu đường. Trong trường hợp người bệnh gặp đồng thời cả 2 tình trạng trên, nếu không kịp chữa trị thì sẽ rất nguy hiểm tới sức khoẻ, tính mạng.

3.3. Bệnh gan

Khi máu bị nhiễm mỡ, nồng độ triglyceride cao cũng sẽ làm tăng khả năng gan nhiễm mỡ. Nguyên nhân là do gan có vai trò chuyển hóa lipid, khi hàm lượng cholesterol, triglycerid trong máu tăng cao, gan không thể chuyển hóa hết làm mỡ máu tồn đọng lại, sinh ra dư thừa mỡ ở gan. Tuy nhiên, nếu tình trạng này kéo dài sẽ khiến người bệnh bị viêm gan, xơ gan, ung thư gan.

Mỡ máu cao có thể gây nguy hiểm bởi nhiều loại bệnh liên quan khác
Mỡ máu cao có thể gây nguy hiểm bởi nhiều loại bệnh liên quan khác

3.4. Bệnh tim mạch vành

Bệnh này xảy ra khi các động mạch vành bị hẹp hay có những mảng bám tích tụ bên trong cản trở hoạt động của chúng. Khi đó, máu sẽ khó lưu thông, tim không nhận đủ oxy, gây đau thắt ngực, các bệnh lý về tim mạch, nguy hiểm nhất chính là nhồi máu cơ tim. Các dấu hiệu thường thấy của bệnh đó là: nặng nề vùng ngực, cảm giác tim bị nén ép bóp chặt, đau ngực âm ỉ, nóng rát,…

3.5. Bệnh động mạch ngoại biên

Đây là bệnh lý tắc nghẽn mạch máu ngoại biên do các mảng xơ vữa và huyết khối. Lượng mỡ dư thừa trong máu cao làm tắc nghẽn trong lòng mạch và một số chất khác trên thành mạch, tạo nên mảng bám vào lớp nội mạc thành mạch tạo thành mảng xơ vữa. Nếu bệnh phát triển sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm tới sức khoẻ như: thiếu máu cục bộ chi, đau tim, đột quỵ,…

3.6. Huyết áp cao

Theo kết quả của nhiều nghiên cứu khoa học, tình trạng máu nhiễm mỡ và huyết áp cao có liên quan với nhau. Khi nồng độ LDL-C (Cholesterol xấu) tăng sẽ làm hình thành các mảng xơ vữa động mạch. Lúc này, thành mạch cứng, bên trong lòng mạch hẹp hơn, khiến sức cản của hệ thống mạch cao lên và gây tăng huyết áp. Tình trạng huyết áp cao cũng có thể gây ra nhiều vấn đề như: các bệnh về tim mạch, đột quỵ não, tăng nguy cơ tiểu đường.

3.7. Tai biến mạch máu não

Tai biến mạch máu não là hiện tượng não bộ bị thiếu oxy và dinh dưỡng, dẫn tới mất chức năng tạm thời, thậm chí gây chết tế bào não và có thể dẫn tới tử vong.

Khi nồng độ mỡ máu xấu tăng cao, bám vào thành mạch gây ra các mảng xơ vữa làm ảnh hưởng tới các mạch máu cung cấp cho não. Lúc này người bệnh sẽ dễ bị tai biến và khó nhận biết trước được.

3.8. Đau và tê chân

Như đã nói ở trên, người bị máu nhiễm mỡ có thể bị mắc bệnh động mạch ngoại biên. Một trong những biến chứng của nó là gây thiếu máu cục bộ chi. Điều này làm cho bệnh nhân cảm thấy đau và tê chân, thậm chí nhiễm trùng bàn chân. Đặc biệt, khi đi bộ sẽ cảm thấy cơn đau và tê rõ nhất.

Mỡ trong máu cao gây nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời
Mỡ trong máu cao gây nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời

4. Các loại thuốc giảm mỡ máu phổ biến hiện nay

Với những người mắc máu nhiễm mỡ, việc đầu tiên cần làm trong quá trình điều trị bệnh đó là có một chế độ dinh dưỡng, tập luyện, nghỉ ngơi khoa học. Nếu đã thay đổi lối sống trong khoảng 2-3 tháng mà không đạt được hiệu quả thì cần sử dụng thêm các loại thuốc có tác dụng giảm mỡ máu.

Cơ chế hoạt động của những loại thuốc này đó là làm giảm lượng cholesterol xấu trong máu, tăng HDL-cholesterol, từ đó giảm nguy cơ mắc các bệnh tim mạch, đột quỵ. Một số nhóm thuốc điều trị máu nhiễm mỡ phổ biến hiện nay là: nhóm Statin, nhóm Fibrate, nhóm Niacin, nhóm Resin, nhóm Ezetimibe. Khi sử dụng các thuốc này người bệnh nên tuân theo chỉ định của bác sĩ giúp hạn chế tác dụng phụ.

Bên cạnh đó, sử dụng Omega 3 cũng là một phương pháp hỗ trợ làm giảm mỡ máu hiệu quả. Trong đó, người bệnh nên sử dụng Omega 3 nguyên chất dạng Triglycerid được bào chế từ dầu cá tinh chế. Đây là loại Omega 3 tồn tại phổ biến trong tự nhiên cũng như có khả năng hấp thu và chuyển hóa tốt nhất. Chúng có công dụng giúp giảm mỡ máu, giảm mỡ trong gan, ngăn ngừa các bệnh tim mạch, phát triển não bộ và thị lực. Để phát huy tối đa tác dụng, bạn nên bổ sung Omega 3 vào buổi sáng, sau bữa ăn.

Qua bài viết trên chắc hẳn bạn đọc đã hiểu rõ hơn về bệnh máu nhiễm mỡ và mức độ nguy hiểm mà nó gây ra. Từ đó, mỗi chúng ta hãy chủ động có những cách để nâng cao sức khoẻ, bảo vệ mình trước căn bệnh này nhé!

 

Mọi thắc mắc bạn đọc vui lòng liên hệ để được tư vấn và giải đáp miễn phí : 089650950919001259 hoặc Email : songkhoe@bacsituvan.vn

    Đăng ký nhận tư vấn miễn phí - Toàn bộ thông tin Vinh Gia cam kết giữ kín.