Bị mất ngủ sau tai biến: Biện pháp cải thiện hiệu quả, an toàn

Tham vấn Y khoa:
Bs Vũ Văn Lực

Ngày đăng:
10 Tháng Mười 2023

Lần cập nhật cuối:
26 Tháng Mười Hai 2023

Số lần xem:
445

Nhiều người bệnh bị mất ngủ sau tai biến và nếu tình trạng này không được cải thiện sẽ khiến cho sức khỏe người bệnh càng khó phục hồi. Hi vọng những chia sẻ về các cách giúp cải thiện giấc ngủ.

Giải mã hiện tượng mất ngủ sau tai biến
Giải mã hiện tượng mất ngủ sau tai biến

1. Mất ngủ sau tai biến là gì?

Sau tai biến người bệnh có thể gặp rất nhiều di chứng khác nhau, một số người có thể gặp phải tình trạng mất ngủ, rối loạn giấc ngủ, ngủ chập chờn không sâu giấc sau tai biến. Tình trạng này có thể xảy ra do ảnh hưởng từ nhiều yếu tố cả trong và ngoài cơ thể nếu kéo dài mà không được cải thiện thì người bệnh có thể gặp nhiều rủi ro khác vì mất ngủ sau tai biến kéo dài sẽ là tác nhân gây ra nhiều hệ lụy cho sức khỏe.

2. Dấu hiệu nhận biết mất ngủ sau tai biến

Có thể nhận biết mất ngủ sau tai biến qua các dấu hiệu, triệu chứng sau:

  • Cơn buồn ngủ thường xuất hiện vào buổi sáng, ban đêm cơ thể tỉnh táo, khó đi vào giấc ngủ.
  • Ngủ không thẳng giấc, thường xuyên giật mình giữa đêm, khó ngủ trở lại như bình thường.
  • Cơ thể mệt mỏi, có biểu hiện trí nhớ kém, không thể tập trung. Triệu chứng có thể bị nhầm lẫn là phản ứng phụ sau tai biến, cần được theo dõi và khắc phục.
  • Chóng mặt, đau đầu, thường choáng váng do ngủ không đủ giấc, sáng dậy thấy cơ thể mỏi mệt, đau nhức.

3. Nguyên nhân gây mất ngủ sau tai biến

3.1. Tác dụng phụ của thuốc

Bị mất ngủ sau tai biến do tác dụng phụ của thuốc
Bị mất ngủ sau tai biến do tác dụng phụ của thuốc

Dùng thuốc để điều trị bệnh sau tai biến và cải thiện các di chứng của bệnh là điều người bệnh cần làm. Các thuốc thường được sử dụng có thuốc chống viêm, thuốc chống kết tập tiểu cầu, thuốc tiêu huyết khối, thuốc chống đông máu, thuốc bảo vệ màng nào, thuốc lợi tiểu… Tùy vào tình trạng bệnh mà bác sĩ sẽ chỉ định loại thuốc điều trị phù hợp cho từng người bệnh. Người bệnh cũng có thể bị ảnh hưởng bởi các loại thuốc được sử dụng trong quá trình phẫu thuật, điều trị như thuốc gây tê, thuốc gây mê, thuốc hỗ trợ hồi phục sức khỏe… Việc sử dụng nhiều loại thuốc có thể gây ra các tác dụng phụ ở mức độ từ nhẹ đến nặng, phổ biến nhất là tình trạng mất ngủ, khó ngủ, ngủ không ngon giấc.

3.2. Do vấn đề tuổi tác

Tình trạng mất ngủ sau tai biến cũng có thể liên quan đến vấn đề về tuổi tác. Người trung niên và cao tuổi, ở lứa tuổi từ 55 trở lên thường dễ mắc tai biến và đây cũng là độ tuổi dễ mất ngủ, khó ngủ. Sau tai biến do cơ thể hồi phục kém, lượng máu lên não không ổn định khiến chứng mất ngủ, khó ngủ của người bệnh càng nghiêm trọng hơn.

Người bệnh tai biến thường gặp khó khăn trong vận động, khi cơ thể không được vận động thường xuyên, hay nằm một chỗ cũng rất dễ rơi vào tình trạng mất ngủ. Ở người lớn tuổi các tế bào phụ trách giấc ngủ chuyên biệt ngày càng giảm, nồng độ hormone Melatonin không đủ để điều hòa đồng hồ sinh học trong não gây ra chứng khó ngủ cho người già. Bệnh xương khớp, bệnh tim mạch, huyết áp, bệnh lý tâm thần khác… các bệnh lý tuổi già cũng có thể là nguyên nhân khiến người bệnh khó ngủ.

3.3. Do lo âu, căng thẳng, suy nghĩ nhiều

Mất ngủ sau tai biến do lo âu, căng thẳng, suy nghĩ nhiều
Mất ngủ sau tai biến do lo âu, căng thẳng, suy nghĩ nhiều

Người lớn tuổi thường dễ lo âu, hay suy nghĩ, trăn trở, nhất là sau tai biến người bệnh dễ lo lắng về việc điều trị và hồi phục, rồi chi phí thuốc thang, sợ là gánh nặng cho người thân… rất dễ rơi vào tình trạng chán nản, mệt mỏi, cơ thể sẽ sinh ra nhiều gốc tự do, chúng tấn công lên não bộ, làm tổn thương các mạch máu và tế bào thần kinh, trung tâm điều hành, kiểm soát giấc ngủ… là nguyên nhân khiến người bệnh mất ngủ.

3.4. Nguyên nhân khác

Nếu cơ thể người bệnh bị thiếu hụt dưỡng chất như vitamin D, A, C, E, B6, B12, canxi, magie, Kali… hay thiếu máu, thiếu sắt… đều có thể là nguyên nhân gây mất ngủ sau tai biến.

4. Mất ngủ sau tai biến có nguy hiểm không?

Các biến chứng nguy hiểm khi bị mất ngủ sau tai biến mạch máu não
Các biến chứng nguy hiểm khi bị mất ngủ sau tai biến mạch máu não

Người bệnh sau tai biến bị mất ngủ, khó ngủ, ngủ không ngon giấc, giấc ngủ chập chờn là di chứng khá phổ biến. Nếu để kéo dài mà không điều trị, cải thiện kịp thời sẽ mang đến những ảnh hưởng không tốt sau:

  • Với sức khỏe người bệnh: Sức khỏe người bệnh tai biến thường tương đối yếu ớt, cần được nghỉ ngơi để hồi phục sức khỏe. Nếu gặp phải chứng mất ngủ, khó ngủ, các cơ quan trong cơ thể sẽ không được nghỉ ngơi. Giấc ngủ giúp thanh thải các chất được bài tiết ở não thông qua việc làm mới dịch tủy não, nếu không ngủ đủ giấc sẽ dẫn đến tổn thương não, làm sa sút trí tuệ.
  • Với tâm lý, cảm xúc của người bệnh: Một giấc ngủ ngon sẽ hỗ trợ tích cực cho việc hồi phục sức khỏe, cân bằng nhịp sinh học của cơ thể, cải thiện chỉ số cảm xúc. Mất ngủ sẽ khiến người bệnh dễ cáu gắt hay lo âu, thần kinh luôn ở trạng thái căng thẳng, khó kiềm chế cảm xúc. Tình trạng mất ngủ, khó ngủ và bệnh tật sẽ khiến người bệnh dễ mắc chứng rối loạn cảm xúc, trầm cảm.

Nếu chứng mất ngủ kéo dài còn có thể khiến người bệnh đau đầu, chóng mặt, ù tai, tim đập nhanh, mắt nhìn mờ, khả năng vận động yếu. Cơ thể sẽ bị suy nhược nghiêm trọng, dẫn đến người hay mệt mỏi, uể oải, sa sút trí tuệ, giảm sút trí nhớ… Vì thế cần điều trị mất ngủ ngay để cải thiện sức khỏe của người bệnh.

5. Hướng điều trị mất ngủ sau tai biến

5.1. Dùng thuốc an thần

Điều trị mất ngủ sau tai biến bằng thuốc an thần
Điều trị mất ngủ sau tai biến bằng thuốc an thần

Với trường hợp người bệnh mất ngủ nặng, mất ngủ kéo dài, không thể sinh hoạt theo đồng hồ sinh học bình thường thì việc dùng thuốc an thần để kích thích cơn buồn ngủ, giúp người bệnh ngủ sâu hơn là rất cần thiết. Hầu hết việc dùng thuốc an thần hay thuốc ngủ chỉ được dùng trong thời gian ngắn để người bệnh dần quen với giấc ngủ, sau đó ngưng dần. Tùy từng trường hợp, bác sĩ sẽ chỉ định thuốc an thần để hỗ trợ chất lượng giấc ngủ ổn định hơn. Cần lưu ý là thuốc an thần thường có nhiều tác dụng phụ và cũng không thực sự tốt cho người bị tai biến. Nếu lạm dụng thuốc trong thời gian dài với liều lượng lớn còn có thể gây ra tình trạng nghiện, trở nên phụ thuộc vào thuốc. Vì vậy người bệnh chỉ nên dùng thuốc theo đúng chỉ định từ bác sĩ, không được tự ý dùng. Người bệnh có thể dùng sản phẩm thảo dược an toàn và hiệu quả có thành phần như Lạc tiên, Thảo quyết minh, Mạch môn, Sơn dược, Mẫu lệ, Bình vôi, Lá vông, Phục linh. Sản phẩm này sẽ cho tác dụng hỗ trợ an thần, dễ ngủ, ngủ ngon giấc, hỗ trợ giảm các triệu chứng mất ngủ, suy nhược thần kinh. Thích hợp cho người lớn bị các biểu hiện mất ngủ, khó ngủ, ngủ không ngon giấc, suy nhược thần kinh.

5.2. Thực hiện vật lý trị liệu tích cực cải thiện mất ngủ sau tai biến

Vật lý trị liệu cải thiện mất ngủ sau tai biến
Vật lý trị liệu cải thiện mất ngủ sau tai biến

Vật lý trị liệu được các chuyên gia khuyến khích áp dụng giúp phục hồi các chức năng cơ thể nhanh chóng hơn. Liệu pháp này còn giúp các cơ được thư giãn thả lỏng, hỗ trợ máu huyết lưu thông tuần hoàn, nhờ đó đem đến giấc ngủ ngon cho người bệnh. Nên thực hiện vật lý trị liệu 30 phút mỗi ngày sẽ giúp người bệnh nhanh chóng phục hồi sức khoẻ, giảm thiểu tối đa các di chứng tai biến mạch máu não, điển hình như tình trạng mất ngủ.

Các bài tập phải trải qua từng giai đoạn, từ từ tăng lên độ khó, người bệnh không nên vì muốn điều trị bệnh nhanh mà đẩy nhanh tiến độ quá mức sẽ tự gây hại cho bản thân.

5.3. Giữ tinh thần thư giãn thoải mái

Người bệnh tai biến rất dễ suy nghĩ tiêu cực do đó mà người thân cần làm công tác tư tưởng, giải tỏa tinh thần, cân bằng cảm xúc giúp người bệnh được thư giãn thả lỏng hơn là rất quan trọng. Người thân nên thường xuyên trò chuyện, đưa người bệnh ra ngoài hít thở không khí trong lành, tránh để người bệnh nằm trong phòng quá nhiều khiến tâm trạng rất bức bối.

Giữ tinh thần thư giãn thoải mái cải thiện mất ngủ sau tai biến
Giữ tinh thần thư giãn thoải mái cải thiện mất ngủ sau tai biến

5.4. Thay đổi chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt

Để có thể tăng cường sức khỏe và cải thiện chứng mất ngủ sau tai biến thì cần điều chỉnh chế độ ăn uống thật khoa học. Người bệnh cần tăng cường bổ sung các dưỡng chất có ích, rèn luyện thói quen vận động hàng ngày, ăn uống đúng cách, đúng giờ hơn để bảo vệ sức khỏe toàn diện.

Người bệnh nên tăng cường bổ sung đầy đủ các dưỡng chất, đặc biệt là protein, sắt, magie, các vitamin nhóm B, canxi.. từ sữa, rau mồng tơi, các nhóm rau lá xanh, trái cây mềm, gạo lứt, các loại cá béo, hạnh nhân… Nên chế biến các món ăn mềm lỏng, dễ tiêu hoá do các cơ quan lúc nào chưa thực sự hồi phục hoàn toàn. Tránh ăn những đồ ăn khô cứng, đồ ăn nhiều dầu mỡ, đồ ăn cay nóng, không nên uống rượu bia, hút thuốc lá và các chất kích thích khác. Người bệnh nên ăn uống đúng giờ, tránh ăn uống quá khuya.

5.5. Đưa bệnh nhân đến gặp bác sĩ

Nếu tình trạng mất ngủ kéo dài mà không cải thiện nên đưa người bệnh đến gặp bác sĩ. Bác sĩ sẽ đưa ra các giải pháp nhằm điều chỉnh giấc ngủ, đảm bảo an toàn cho cơ thể người bệnh. Lưu ý là tuyệt đối không nên tự ý cho người bệnh ngưng thuốc điều trị hoặc sử dụng thuốc kết hợp một cách bừa bãi để cải thiện giấc ngủ. Việc ngưng thuốc điều trị sau tai biến có thể làm tình hình sức khỏe người bệnh chuyển biến xấu hay kết hợp thuốc bừa bãi có khả năng gây tương tác thuốc, tác dụng phụ ảnh hưởng sức khỏe, khiến tình trạng rối loạn giấc ngủ ngày càng nghiêm trọng.

6. Lưu ý phòng tránh mất ngủ sau tai biến

Một số lưu ý giúp phòng ngừa mất ngủ sau tai biến
Một số lưu ý giúp phòng ngừa mất ngủ sau tai biến

Để có thể phòng tránh mất ngủ sau tai biến thì cần lưu ý:

  • Nên tuân thủ theo phác đồ điều trị của bác sĩ, đặc biệt là giai đoạn phải dùng thuốc sau tai biến. Người bệnh không nên tự ý tăng hoặc giảm liều dùng thuốc để hạn chế nguy cơ gặp tác dụng phụ nguy hại sức khỏe.
  • Chế độ ăn đủ dinh dưỡng, nên ưu tiên những món ăn tốt cho giấc ngủ, dễ tiêu hóa. Không nên ăn quá khuya, ăn quá no trước khi ngủ khiến hệ tiêu hóa chịu áp lực ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ.
  • Người bệnh sau tai biến nên kiêng những đồ uống chứa cồn, có ga, không nên sử dụng đồ ăn, thức uống chứa chất kích thích không có lợi cho sức khỏe, đặc biệt là không nên dùng thuốc lá.
  • Người bệnh nên vận động thể dục nhẹ nhàng, tập vật lý trị liệu sau tai biến giúp cơ thể phục hồi tốt hơn. Ngoài ra, việc vận động còn giúp người bệnh dễ ngủ hơn, cải thiện chất lượng giấc ngủ an toàn.
  • Người bệnh cần sự chia sẻ, chăm sóc của người thân để có thể hạn chế suy nghĩ tiêu cực khiến người bệnh ngủ không ngon giấc.
  • Người bệnh cần không gian ngủ yên tĩnh, thoáng đãng để có thể ngủ ngon hơn.
  • Chú ý cần tái khám theo lịch hẹn của bác sĩ và nếu gặp phải các triệu chứng bất thường thì cần thông báo ngay với bác sĩ để được hỗ trợ, xử lý sớm.

Giấc ngủ có vai trò đặc biệt quan trọng với sức khỏe, nhất là những người mới bị đột quỵ cần hồi phục sức khỏe. Mất ngủ sau tai biến sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến tâm trạng, chất lượng cuộc sống của người bệnh do đó hãy điều trị ngay để không ảnh hưởng đến quá trình hồi phục của người bệnh.

>> Xem thêm: 9 Cách phục hồi trí nhớ sau tai biến hiệu quả nhanh chóng

 

Mọi thắc mắc bạn đọc vui lòng liên hệ để được tư vấn và giải đáp miễn phí : 089650950919001259 hoặc Email : songkhoe@bacsituvan.vn

    Đăng ký nhận tư vấn miễn phí - Toàn bộ thông tin Vinh Gia cam kết giữ kín.

    Trả lời