Cách cải thiện mất ngủ rối loạn tiền đình an toàn tại nhà

Tham vấn Y khoa:
Bs Vũ Văn Lực

Ngày đăng:
30 Tháng Tám 2023

Lần cập nhật cuối:
26 Tháng Mười Hai 2023

Số lần xem:
311

Mất ngủ rối loạn tiền đình là tình trạng nhiều người bệnh gặp phải, vậy làm thế nào để cải thiện và giúp người bệnh ngủ ngon hơn sẽ có trong nội dung dưới đây.

1. Bệnh rối loạn tiền đình là gì?

Rối loạn tiền đình là một bệnh lý khá quen thuộc, xảy ra khi dây thần kinh số 8 bị tổn thương do nhiều nguyên nhân khác nhau và thường gặp ở người trưởng thành. Người bệnh thường có cảm giác bị mất thăng bằng, chóng mặt, quay cuồng, hoa mắt, ù tai, suy giảm tập trung và cơ thể mệt mỏi… Tình trạng rối loạn tiền đình kéo dài sẽ ảnh hưởng đến cuộc sống, công việc của người bệnh. Nếu bệnh không được điều trị kịp thời thì có thể gây nhiều biến chứng cho sức khỏe, làm tăng nguy cơ đột quỵ và dễ dẫn đến tử vong.

Rối loạn tiền đình là bệnh như thế nào?
Rối loạn tiền đình là bệnh như thế nào?

2. Nguyên nhân rối loạn tiền đình

Rối loạn tiền đình xảy ra do một số nguyên nhân:

  • Căng thẳng, mất ngủ, áp lực công việc, lo toan trong cuộc sống…
  • Bệnh lý tim mạch như huyết áp thấp, thiếu máu, các bệnh về van tim, suy tim, huyết khối động mạch cảnh…
  • Bệnh thoái hóa cột sống cổ, chèn ép vào hệ thống mạch sống nền cũng làm giảm lượng máu cung cấp cho não.
  • Các bệnh u não, u dây thần kinh, viêm dây thần kinh, viêm não, viêm màng não, viêm tai giữa, viêm tai xương chũm…
  • Chấn thương sọ não, tai biến mạch máu não đều có thể dẫn đến rối loạn tiền đình.
  • Lão hóa của cơ thể, thoái hóa các tế bào thần kinh trung ương ở người cao tuổi có thể dẫn đến bị suy giảm chức năng một số cơ quan.
  • Người quá béo hoặc quá gầy đều có nguy cơ mắc rối loạn tiền đình.
  • Do bị mất máu nhiều, quan hệ tình dục không đều đặn, uống quá nhiều rượu bia, hút thuốc lá, nhiễm độc hoặc sử dụng một số loại thuốc…
  • Thường xuyên sống trong môi trường có quá nhiều tiếng ồn, thời tiết chuyển mùa (nóng lạnh đột ngột), ít vận động thể lực hoặc lao động thể lực gắng sức kéo dài…

3. Triệu chứng rối loạn tiền đình

Những triệu chứng rối loạn tiền đình thường gặp
Những triệu chứng rối loạn tiền đình thường gặp

Có thể nhận biết bệnh rối loạn tiền đình qua các dấu hiệu, triệu chứng sau:

  • Mất ngủ: Mất ngủ là dấu hiệu của rối loạn tiền đình phổ biến nhất, người bệnh thường bị khó ngủ, thao thức và khó chìm vào giấc ngủ, tỉnh giữa chừng và không thể ngủ lại được… Tình trạng mất ngủ rối loạn tiền đình trong thời gian dài sẽ khiến cơ thể mệt mỏi và bị choáng váng vào ngày hôm sau làm ảnh hưởng tới sức khỏe.
  • Thường xuyên bị chóng mặt, hoa mắt: Khi tiền đình rối loạn trong hoạt động thì não bộ sẽ không nhận biết được tư thế của đầu và dẫn đến tình trạng chóng mặt, hoa mắt khi đứng lên, ngồi xuống.
  • Có cảm giác lảo đảo và dễ ngã: Rối loạn tiền đình ở mức độ nhẹ bao gồm cả cảm giác lảo đảo và mất thăng bằng, dễ ngã. Tình trạng này là xuất phát từ sự mất đồng bộ thông tin từ tiền đình, tiểu não, mắt và ngoại tháp.
  • Nhạy cảm về thị giác: Người bệnh có sự nhạy cảm về thị giác như là hoa mắt và không nhìn rõ mọi vật, nhạy cảm với ánh sáng, mắt khó chịu khi nhìn cảnh đông đúc
  • Giảm thính lực: Người bệnh bị ảnh hưởng về thính giác, nghe không rõ như trước, ù tai…

4. Một số cách điều trị rối loạn tiền đình mất ngủ hiệu quả

Mất ngủ, ngủ không đủ giấc sẽ khiến đau đầu, chóng mặt nhiều hơn. Thực tế cho thấy, chứng đau nửa đầu tiền đình phần lớn nguyên nhân là do thiếu ngủ; đồng thời, chóng mặt, mệt mỏi, chuếnh choáng cũng dẫn đến mất ngủ. Vòng lặp luẩn quẩn rối loạn tiền đình mất ngủ này sẽ khiến sức khỏe tổng thể và sức khỏe tinh thần của người bệnh giảm sút nghiêm trọng, “tàn phá” cuộc sống.

Một số biện pháp điều trị chứng mất ngủ rối loạn tiền đình
Một số biện pháp điều trị chứng mất ngủ rối loạn tiền đình

Người bệnh có thể cải thiện triệu chứng mất ngủ rối loạn tiền đình bằng những biện pháp sau:

4.1. Có chế độ ăn uống khoa học

Chế độ ăn uống khoa học và đầy đủ chất dinh dưỡng cần cho người bệnh rối loạn tiền đình. Chế độ ăn cần bổ sung các thực phẩm giàu chất xơ và các loại vitamin thiết yếu cho cơ thể. Các loại thực phẩm giàu chất xơ giúp tăng cường miễn dịch có thể tìm thấy trong các loại rau màu xanh đậm và hoa quả tươi như bông cải xanh, cải bó xôi, đậu bắp, măng tây, súp lơ, cà chua, cam, bí ngô, chanh, quýt, bưởi. Thực phẩm giàu các vitamin sẽ hỗ trợ hệ thống thần kinh khỏe mạnh và giảm bớt các triệu chứng đau đầu, hoa mắt, chóng mặt của rối loạn tiền đình. Thực phẩm chứa nhiều vitamin thiết yếu có rau chân vịt, bánh mì, nước cam, đậu trắng và lạc chứa Vitamin B3, Vitamin B6 có trong các thực phẩm như cá, thịt gà bỏ da, táo, chuối, đu đủ, bơ, hạnh nhân, óc chó và các loại ngũ cốc, Vitamin C có nhiều trong các loại quả như cam, chanh, bưởi, dứa, kiwi và các loại rau như: súp lơ xanh, cải xanh, cà chua và ớt đỏ, Vitamin D có nhiều trong các thực phẩm như thịt, cá, trứng, sữa, các loại đậu và các loại ngũ cốc.

Cùng với việc ăn thực phẩm tốt thì người bệnh cũng cần tránh dùng rượu, bia, cà phê, hút thuốc lá, các loại thực phẩm nhiều chất béo… vì những thực phẩm này sẽ khiến cho tình trạng mất ngủ rối loạn tiền đình càng trở nên trầm trọng hơn.

4.2. Thay đổi thói quen sinh hoạt hợp lý

Tập thể dục cải thiện lưu thông máu trị mất ngủ khi tiền đình
Tập thể dục cải thiện lưu thông máu trị mất ngủ khi tiền đình

Các thói quen sinh hoạt khoa học và hợp lý cũng là một cách giúp cải thiện bệnh rối loạn tiền đình mất ngủ. Người bệnh hãy thực hiện các thói quen sinh hoạt lành mạnh như:

  • Tập luyện thể dục thể thao mỗi ngày bằng các động tác nhẹ nhàng như đi bộ, yoga và tập dưỡng sinh.
  • Thực hiện các bài tập chữa rối loạn tiền đình dành riêng cho mắt, đầu và toàn thân để giúp cải thiện nhanh triệu chứng chóng mặt, hoa mắt, đau đầu, mất ngủ.
  • Tránh đứng lên hoặc ngồi xuống đột ngột sẽ khiến bị chóng mặt và thậm chí té ngã.
  • Dùng gối có độ cao vừa phải khi ngủ để giúp máu tuần hoàn tốt hơn nhằm tránh tình trạng tắc nghẽn tĩnh mạch gây thiếu oxy khiến khó ngủ.
  • Ngủ đủ giấc ( 7 – 8 tiếng/ngày) và tránh thức khuya để không làm cơ thể kiệt sức, mất ngủ…
  • Nếu công việc phải ngồi nhiều trước máy tính thì cứ khoảng 1 – 2 giờ nên đứng dậy đi lại để tránh gây căng thẳng cho thần kinh.

4.3. Bấm huyệt và xoa bóp

Bấm huyệt và xoa bóp cũng sẽ giúp người bệnh giảm các triệu chứng rối loạn tiền đình như chóng mặt, hoa mắt, ù tai, mất ngủ và giúp lưu thông máu. Người bệnh có thể áp dụng cách xoa bóp và ấn huyệt ở trán, bấm huyệt vùng đầu hay tác động vào huyệt ổ mắt hoặc vùng tai… Khi thực hiện các bài tập xoa bóp và bấm huyệt thì nên thực hiện mỗi động tác khoảng 20 – 30 lần trong 5-10 sẽ cho hiệu quả tốt nhất.

4.4. Thực hiện bài tập vẩy tay

Bài tập vẩy tay lưu thông khí huyết trị khó ngủ rối loạn tiền đình
Bài tập vẩy tay lưu thông khí huyết trị khó ngủ rối loạn tiền đình

Bài tập vẩy tay có tác dụng giúp lưu thông khí huyết và thải độc cho cơ thể, nhờ đó giảm triệu chứng mất ngủ rối loạn tiền đình. Người bệnh có thể thực hiện theo các bước sau:

  • Khép kín miệng và lưỡi cong lên chạm nướu răng hàm trên, 2 mắt nhìn về phía trước.
  • Đứng thẳng người, 2 bàn chân rộng bằng vai, giữ cho đùi và bắp chân ở trạng thái căng và xương mông thẳng.
  • Tay giơ lên trước mặt một góc 30 độ so với người để làm sao cho 2 bàn tay song song với mặt sàn, các ngón tay khép kín và khum lại.
  • Thả lỏng tay và vẩy mạnh 2 tay ra sau, khi vẩy tay thì người bệnh hãy đánh tay thật chặt và làm hết sức mình.
  • Người bệnh nên áp dụng 2 lần/ ngày và kiên trì sẽ giúp cải thiện chứng rối loạn tiền đình, hoa mắt, chóng mặt rất tốt.

4.5. Ngâm chân

Ngâm chân trước khi đi ngủ rất tốt cho sức khỏe và cũng là một cách điều trị mất ngủ rối loạn tiền đình khá hiệu quả. Người bệnh cần chuẩn bị nước ấm từ 40-50 độ và dùng ngâm chân trong khoảng 30 phút trước khi đi ngủ sẽ giúp giấc ngủ tốt hơn, ngủ ngon giấc hơn. Ngâm chân còn giúp lưu thông khí huyết tốt hơn, ngăn ngừa cục máu đông, thải độc cơ thể, khử mùi hôi chân và thư giãn cho cơ thể. Người bệnh có thể thêm gừng, sả, trà xanh, muối hạt… vào nước ngâm chân cũng rất tối.

Mất ngủ rối loạn tiền đình có thể được hỗ trợ cải thiện nhờ sản phẩm bổ sung giúp tăng lưu thông máu và bảo vệ hệ thần kinh an toàn, hỗ trợ điều trị hiệu quả. Nên chọn sản phẩm có chứa fursultiamine (tiền vitamin B1), vitamin B2, B6, ginkgo biloba, cao blueberry. Các thành phần này có tác dụng hỗ trợ điều trị và dự dự phòng bệnh rối loạn tiền định, giảm các triệu chứng của bệnh rối loạn tiền đình nếu có. Trong đó Ginkgo biloba giúp tăng chức năng tuần hoàn não và chữa trị các bệnh về trí não. Cao blueberry góp phần ổn định huyết áp và duy trì hoạt động bình thường của các dây thần kinh. Chondroitin và tiền vitamin B1, Vitamin B2, B6 có công dụng làm dây thần kinh bị tổn thương phục hồi nhanh chóng.

Trên đây là những cách điều trị mất ngủ rối loạn tiền đình tại nhà mà người bệnh có thể áp dụng. Tuy nhiên tốt nhất là người bệnh nên đi khám để được điều trị đúng cách và kịp thời.

Xem thêm: Chớ chủ quan khi viêm xoang gây rối loạn tiền đình

 

Mọi thắc mắc bạn đọc vui lòng liên hệ để được tư vấn và giải đáp miễn phí : 089650950919001259 hoặc Email : songkhoe@bacsituvan.vn

    Đăng ký nhận tư vấn miễn phí - Toàn bộ thông tin Vinh Gia cam kết giữ kín.

    Trả lời