Huyết khối tĩnh mạch sâu chi dưới: Nguyên nhân, chẩn đoán và điều trị

Đăng bởi:

Ngày đăng:
7 Tháng mười một 2024

Lần cập nhật cuối:
7 Tháng mười một 2024

Số lần xem:
29

Huyết khối tĩnh mạch sâu chi dưới là bệnh lý có thể xảy ra ở người lớn tuổi, người có bệnh nền và còn có thể ảnh hưởng đến người trẻ. Trong bài viết này sẽ cung cấp những điều liên quan đến huyết khối tĩnh mạch sâu, từ nguyên nhân đến biện pháp phòng ngừa, cùng tìm hiểu nhé.

Thông tin cần biết về bệnh huyết khối tĩnh mạch sâu chi dưới
Thông tin cần biết về bệnh huyết khối tĩnh mạch sâu chi dưới

1. Huyết khối tĩnh mạch sâu chi dưới là bệnh gì?

Huyết khối tĩnh mạch sâu chi dưới là hiện tượng hình thành các cục máu đông trong lòng tĩnh mạch chi dưới. Tĩnh mạch sâu vẫn chuyển khoảng 90% lưu lượng máu từ hai chân quay về tim, bao gồm tĩnh mạch chày, kheo và tĩnh mạch đùi. Huyết khối tĩnh mạch sâu chi dưới sẽ làm cản trở dòng máu lưu thông trở về tim. Vùng có mạch máu bị tắc nghẽn sẽ đau đớn, sưng phù và bầm đỏ. Nếu máu tụ di chuyển đến phổi có thể gây tắc mạch phổi dẫn đến các vấn đề nghiêm trọng về hô hấp. Do đó cần chẩn đoán huyết khối tĩnh mạch sâu chi dưới sớm để kịp thời tiến hành điều trị bệnh.

2. Triệu chứng bệnh huyết khối tĩnh mạch sâu chi dưới

Dấu hiệu nhận biết tình trạng huyết khối tĩnh mạch sâu chi dưới
Dấu hiệu nhận biết tình trạng huyết khối tĩnh mạch sâu chi dưới

Ở giai đoạn sớm bệnh lý thường không có triệu chứng gì cho đến khi khối máu đông to hơn thì sẽ gây ra các triệu chứng sau:

  • Đau vùng chân bị tổn thương do huyết khối tĩnh mạch sâu, có thể đau nặng hoặc nhẹ, đau tăng lên khi đi lại, vận động
  • Vùng da bị huyết khối tĩnh mạch thay đổi màu sắc, có thể chuyển thành màu xanh đen hoặc màu bất thường khác
  • Hiện tượng sưng tấy, có cảm giác nặng nề
  • Có thể bị sốt do viêm
  • Có thể quan sát bằng mắt thường tình trạng giãn tĩnh mạch nông
  • Có cảm giác nóng da ở vùng da bị huyết khối tĩnh mạch sâu chi dưới
  • Người bệnh có thể có các biến chứng khác như khó thở, ho nhiều đôi khi ra máu, đau tức ngực do bệnh biến chứng thành thuyên tắc phổi. Nếu thấy xuất hiện những triệu chứng này người bệnh cần đến bệnh viện ngay lập tức

3. Nguyên nhân gây huyết khối tĩnh mạch sâu chi dưới

Lý do nào khiến bạn bị huyết khối tĩnh mạch sâu chi dưới?
Lý do nào khiến bạn bị huyết khối tĩnh mạch sâu chi dưới?

Huyết khối tĩnh mạch sâu chi dưới có thể do nhiều nguyên nhân gây ra nhưng có một số nguyên nhân phổ biến sau đây:

  • Phẫu thuật: Các phẫu thuật chỉnh xương, phẫu thuật bụng, ngực… có thể gây tổn thương tĩnh mạch chi dưới, làm rối loạn luôn thông máu và tăng nguy cơ hình thành cục máu đông.
  • Chấn thương: Gãy xương đùi, gãy đốt sống là các chấn thương có thể gây ra các cục máu đông ở tĩnh mạch chi dưới.
  • Bệnh ác tính: Các bệnh như ung thư phổi, tụy, buồng trứng, dạ dày, tiết niệu… có thể làm tăng nguy cơ đông máu, hình thành các huyết khối tĩnh mạch sâu chi dưới.
  • Rối loạn đông máu: Bệnh lý này có thể là bệnh bẩm sinh hoặc bệnh mắc phải do rối loạn của hệ thống mạch máu, làm tăng đông máu thành các cục huyết khối.
  • Bất động kéo dài: Việc nằm một chỗ quá lâu như sau phẫu thuật, sau chấn thương có thể dẫn đến ứ trệ tuần hoàn, hình thành nên các huyết khối gây tắc tĩnh mạch.
  • Suy tĩnh mạch: Các van tĩnh mạch bất thường, không hoạt động theo nguyên lý có thể khiến máu không lưu thông về tim được mà ứ đọng tại chân dẫn đến hình thành các cục máu đông.

4. Yếu tố nguy cơ gây bệnh huyết khối tĩnh mạch sâu chi dưới

Các yếu tố nguy cơ làm cho bạn mắc huyết khối tĩnh mạch chi dưới
Các yếu tố nguy cơ làm cho bạn mắc huyết khối tĩnh mạch chi dưới

Ngoài các nguyên nhân gây huyết khối tĩnh mạch sâu chi dưới trên đây thì còn có các yếu tố nguy cơ gây bệnh:

  • Mang thai: Khi chị em mang thai, cân nặng tăng, cơ thể nặng nề hơn, tăng áp lực lên vùng chi dưới, cản trở lưu lượng máu về tim dẫn đến nguy cơ đông máu tĩnh mạch chi dưới.
  • Tiền sử bệnh: Người có tiền sử bị nhồi máu cơ tim, huyết khối tĩnh mạch, suy tim ứ huyết… có nguy cơ bị huyết khối tĩnh mạch sâu chi dưới cao hơn những người khác.
  • Thuốc: Thường xuyên sử dụng thuốc tránh thai, điều trị bằng liệu pháp hormone… có thể là nguyên nhân gây huyết khối tĩnh mạch chi dưới hay gặp ở phụ nữ độ tuổi sinh sản.
  • Béo phì: Tình trạng này có liên quan trực tiếp đến xơ vữa động mạch nên cũng tác động đến bệnh lý huyết khối tĩnh mạch sâu chi dưới.
  • Ít vận động: Người có thói quen ít vận động, thường xuyên ngồi một chỗ trong thời gian dài khiến hệ tuần hoàn trì trệ, khả năng lưu thông máu kém nên tăng nguy cơ hình thành cục máu đông.
  • Hút thuốc lá: Việc thường xuyên hút thuốc lá có thể phá hủy thành mạch, tăng nguy cơ hình thành xơ vữa và các cục máu đông.
  • Tuổi tác: Người cao tuổi có nguy cơ mắc bệnh cao hơn.

5. Huyết khối tĩnh mạch sâu chi dưới có nguy hiểm không?

Liệu huyết khối tĩnh mạch sâu ở chi dưới có gây nguy hiểm?
Liệu huyết khối tĩnh mạch sâu ở chi dưới có gây nguy hiểm?

Huyết khối tĩnh mạch sâu chi dưới không chỉ gây đau đớn, có thể gây sốt, ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống sinh hoạt thường ngày của người bệnh mà còn có thể dẫn đến biến chứng là thuyên tắc phổi. Các cục máu đông có thể di chuyển theo dòng máu đổ về tâm nhĩ phải, xuống tâm thất phải rồi tâm thất co bóp và đẩy cục máu đông lên phổi, gây tắc mạch phổi. Biến chứng này có các triệu chứng như khó thở, đau tức ngực, có thể ho ra máu… và nếu không điều trị sớm sẽ gây nhiều biến chứng nguy hiểm. Huyết khối tĩnh mạch sâu chi dưới còn có thể gây các vết loét trên da, phù nề chân kéo dài… sẽ ảnh hưởng xấu đến sức khỏe và sinh hoạt của người bệnh.

6. Chẩn đoán và điều trị huyết khối tĩnh mạch sâu chi dưới

Bác sĩ cần làm gì để chẩn đoán và chữa trị bệnh huyết khối tĩnh mạch chi dưới?
Bác sĩ cần làm gì để chẩn đoán và chữa trị bệnh huyết khối tĩnh mạch chi dưới?
  • Thuốc: Bệnh huyết khối tĩnh mạch sâu chi dưới có thể điều trị bằng một số loại thuốc như thuốc chống đông, thuốc kiểm soát đái tháo đường… để làm chậm quá trình tiến triển của bệnh.
  • Phẫu thuật: Điều trị này có thể được áp dụng với những trường hợp có huyết khối lớn. Bác sĩ sẽ chỉ định phẫu thuật để loại bỏ cục máu đông, giảm nguy cơ hoại tử chi và khơi thông dòng chảy của máu trong tĩnh mạch.
  • Vận động sớm: Bác sĩ khuyến khích người bệnh nên vận động sớm, thường xuyên sau khi điều trị phẫu thuật hoặc chấn thương để giúp máu lưu thông dễ dàng, ngăn chặn hình thành cục máu đông.

Để ngăn ngừa các bệnh tim mạch nói chung và ngăn ngừa hình thành các cục máu đông, gây tắc nghẽn tĩnh mạch và đe dọa đến tính mạng như đột quỵ não, đột quỵ tim thì người bệnh nên chọn bổ sung sản phẩm Omega 3. Nên chọn Omega 3 có hàm lượng EPA và DHA cao, sử dụng nguyên liệu tinh chế nhập khẩu trực tiếp từ Na Uy. Omega-3 sẽ giúp giảm mảng bám trong lòng mạch và giúp mạch máu khỏe mạnh. Theo các nghiên cứu thì Omega-3 chứa EPA và DHA cao sẽ giúp giảm hình thành các mảng xơ vữa động mạch – nguyên nhân chính dẫn đến đau thắt ngực, suy tim, đột quỵ, nhồi máu cơ tim.

Cùng với omega-3 thì người bệnh nên dùng thêm sản phẩm giúp tăng cường lưu thông máu nhờ có chứa các thành phần là các vitamin nhóm B(B1,B2, B6), Chondroitin, Cao Blueberry, Ginkgo Biloba. Viên uống được chuyên gia khuyên dùng giúp ngăn ngừa nguy cơ bị tai biến mạch máu não, bệnh mạch vành,…

Trong bài viết này, chúng ta đã cùng nhau tìm hiểu về huyết khối tĩnh mạch sâu chi dưới, từ nguyên nhân, triệu chứng cho đến cách điều trị hiệu quả. Việc nhận biết sớm và hiểu rõ về tình trạng này là rất quan trọng để bảo vệ sức khỏe của đôi chân bạn. Chớ bỏ qua dấu hiệu bất thường và hãy đi khám ngay để được điều trị kịp thời nhé.

 

Mọi thắc mắc bạn đọc vui lòng liên hệ để được tư vấn và giải đáp miễn phí : 089650950919001259 hoặc Email : songkhoe@bacsituvan.vn

    Đăng ký nhận tư vấn miễn phí - Toàn bộ thông tin Vinh Gia cam kết giữ kín.

    Để lại một bình luận