Hiểu đúng về hen suyễn gắng sức để quản lý tốt

Tham vấn Y khoa:
Bs Vũ Văn Lực

Ngày đăng:
23 Tháng Ba 2024

Lần cập nhật cuối:
23 Tháng Ba 2024

Số lần xem:
79

Hen suyễn gắng sức xảy ra khi người bệnh hen có hoạt động mạnh gây ra cơn hen. Cùng tìm hiểu về tình trạng này trong nội dung dưới đây để có thể kiểm soát, quản lý tốt bệnh hen khi người bệnh có hoạt động mạnh mẽ.

1. Hen gắng sức là gì?

Hen suyễn gắng sức là tình trạng các triệu chứng hen như ho, khò khè, tức ngực khó thở xuất hiện khi có hoạt động vượt quá cường độ và thời gian bình thường hoặc bệnh hen nặng lên trong hoặc sau khi gắng sức. Do người bệnh gắng sức phải tăng thông khí, khi làm cho không khí qua phế quản quá nhanh, lạnh và khô hơn gây ra co thắt phế quản, tăng phản ứng viêm và tăng nhạy cảm phế quản hơn với tác nhân gây hen. Cơn hen gắng sức thường xuất hiện 5 – 15 phút trong khi gắng sức và kéo dài sau khi gắng sức đã kết thúc có khi tới vài giờ.

Thông tin cần biết về bệnh hen suyễn gắng sức
Thông tin cần biết về bệnh hen suyễn gắng sức

2. Những yếu tố chẩn đoán hen gắng sức

Có thể chẩn đoán hen suyễn gắng sức qua một số yếu tố như:

  • Ngại vận động: Không thích hoạt động, vận động kéo dài
  • Sợ cơn hen xuất hiện khi phải gắng sức
  • Xuất hiện khó thở khi hoạt động, vận động mạnh, kéo dài
  • Nghe phổi có tiếng rít.
  • Đo PEF trước và sau khi gắng sức, nếu PEF giảm hơn 20% sau khi ngừng gắng sức 20 phút sẽ chẩn đoán là hen gắng sức.

3. Biến chứng của tình trạng này là gì?

Tình trạng hen suyễn gắng sức có nguy hiểm không?
Tình trạng hen suyễn gắng sức có nguy hiểm không?

Hen suyễn gắng sức có thể gây ra các biến chứng sau nếu không kiểm soát bệnh:

  • Khó khăn trong việc luyện tập thể thao phù hợp.
  • Giảm khả năng hoạt động thể lực.
  • Cơn khó thở nguy hiểm tính mạng. Tình trạng này thường gặp hơn ở những người bệnh hen không kiểm soát hay kiểm soát kém.

4. Khi nào bạn nên đi khám bác sĩ vì bệnh hen?

Nếu người bệnh thấy có các biểu hiện giống cơn hen suyễn gắng sức thì hãy đi khám ngay để có thể được khám và điều trị đúng cách. Có một số trường hợp cơn hen suyễn cần được chăm sóc cấp cứu kịp thời và khi các triệu chứng trở nên nặng hơn thì cần nhập viện cấp cứu ngay hoặc khi thấy các triệu chứng như:

  • Cơn khó thở hoặc khò khè tăng lên nhanh chóng, khiến người bệnh rất khó khăn trong việc hít thở.
  • Không đáp ứng với các thuốc hít, bình xịt mà người bệnh đã được bác sĩ kê toa trước đó.

5. Chẩn đoán hen suyễn do gắng sức như thế nào?

Các phương pháp chẩn đoán hen suyễn do gắng sức
Các phương pháp chẩn đoán hen suyễn do gắng sức

Có thể chẩn đoán hen suyễn gắng sức qua các xét nghiệm sau:

Xét nghiệm đánh giá chức năng hô hấp thông thường

Người bệnh có thể sẽ được làm hô hấp ký, đây là một xét nghiệm giúp đánh giá chức năng hô hấp, đánh giá lượng và tốc độ không khí người bệnh hít vào và thở ra khi nghỉ ngơi.

Nghiệm pháp giãn phế quản có thể được thực hiện. Hô hấp ký sẽ được làm lại lần nữa, sau khi dùng thuốc giãn phế quản. Dựa vào việc so sánh kết quả của hai lần đo, bác sĩ sẽ đánh giá được là liệu thuốc giãn phế quản có giúp cải thiện khả năng hô hấp của bạn không.

Xét nghiệm thử thách khi gắng sức

Đây là một xét nghiệm thử thách mức độ gắng sức của người bệnh bằng cách chạy trên máy chạy bộ khiến thở nhanh hơn cho đến khi đến một cường độ nhất định, các triệu chứng của hen sẽ xuất hiện.

Người bệnh cũng có thể phải thực hiện một số bài kiểm tra vận động như chạy lên xuống cầu thang. Hô hấp ký được đo trước và sau khi vận động giúp bác sĩ phát hiện sự co thắt phế quản xuất hiện do gắng sức.

Xét nghiệm thử thách thay thế

Xét nghiệm thử thách thay thế đánh giá sự thay đổi hô hấp
Xét nghiệm thử thách thay thế đánh giá sự thay đổi hô hấp

Người bệnh có thể được tiếp xúc với các yếu tố kích gợi thay thế và thường bằng đường hít. Nếu người bệnh có đáp ứng với các yếu tố kích gợi này, mức độ co thắt phế quản có thể ước lượng được tương đương với khi người bệnh gắng sức.

Hô hấp ký được thực hiện trước và sau thử thách sẽ giúp đánh giá sự thay đổi trong chức năng hô hấp. Thử thách thường được dùng là chất methacholine, một hoạt chất làm co thắt đường thở mà khi sử dụng chất này, phế quản sẽ co thắt tương tự như khi người bệnh vận động.

Xét nghiệm loại trừ các bệnh lý khác

Ngoài các xét nghiệm trên thì người bệnh còn có thể được làm thêm một số xét nghiệm giúp loại trừ các bệnh lý cũng gây nên các triệu chứng như co thắt phế quản như:

  • Hen
  • Rối loạn chức năng dây thanh âm
  • Dị ứng
  • Các bệnh lý khác của phổi
  • Bệnh trào ngược dạ dày thực quản

6. Thuốc nào được dùng cho hen gắng sức?

Một số thuốc được dùng điều trị hen suyễn gắng sức
Một số thuốc được dùng điều trị hen suyễn gắng sức

Một số loại thuốc được dùng trong cải thiện và điều trị hen suyễn gắng sức có:

Thuốc cắt cơn, dự phòng ngắn hạn

  • Xịt thuốc SABA (thuốc giãn phế quản tác động trực tiếp, chủ yếu tại các cơ trơn phế quản, làm giãn cơ, đồng thời còn làm tăng thải đờm và làm giảm tính thấm thành mạch. Thuốc SABA phát huy tác dụng ngay trong 5 phút đầu và kéo dài khoảng 4 giờ) khi hen cấp: Ventolin hoặc Bricanyl: xịt họng 3 lần, mỗi lần 2-4 xịt, cách nhau mỗi 20 phút trong giờ đầu tiên.
  • Xịt thuốc SABA trước khi hoạt động gắng sức: : Ventolin hoặc Bricanyl xịt họng 2-4 trước tập luyện 15-30 phút, tác dụng kéo dài từ 4-6 giờ.
  • Thuốc LABA (thuốc giãn phế quản) có tác dụng tới 12 giờ, nên dùng thuốc vào buổi sáng trước khi các bài tập kéo dài cả ngày, chỉ dùng từ một đến hai lần trong ngày.
  • Uống thuốc kháng leukotriene đều đặn hoặc từng đợt, thuốc có tác dụng từ vài giờ đến 24 giờ, nên dùng thuốc vào tối trước trận đá bóng, hoạt động thể lực và thi đấu điền kinh hôm sau.
  • Thuốc cromoglycate dùng tốt nhất 30 phút trước bài tập.
  • Thuốc kháng cholinergic dùng tốt nhất 30 – 60 phút trước khi tập thể lực khi thuốc SABA không có hiệu quả.

Thuốc dự phòng hen (duy trì)

Thuốc được dùng như các dạng hen khác.

7. Cần làm gì để quản lý tốt hen gắng sức?

Để có thể quản lý tốt hen suyễn gắng sức, người bệnh nên lưu ý:

  • Nên điều chỉnh hoạt động thể lực.
  • Nên tránh yếu tố khởi phát hen như khói thuốc, không khí lạnh, yếu tố dị ứng.
  • Cần tập và tham gia các môn thể thao ít gây khởi phát hen như bơi lội, cầu lông, bóng bàn, tập thể dục đều đặn trong môi trường sạch, thoáng, ấm về mùa đông, mát về mùa hè.
  • Dùng thuốc cắt cơn và dự phòng hen.
  • Luôn kiểm tra việc thực hiện y lệnh, dùng thuốc và kỹ thuật xịt hít thuốc.

Ngoài ra để hỗ trợ cải thiện thì người bệnh hen suyễn có thể dùng xịt rửa mũi hàng ngày để giúp vệ sinh mũi, hỗ trợ điều trị cũng như phòng bệnh đường hô hấp này. Người lớn thì dùng sản phẩm xịt rửa có Natri clorid, natri benzoat, polysorbate, tinh dầu bạc hà, nước tinh khiết cũng có công dụng giúp vệ sinh làm sạch xoang mũi giúp ngăn ngừa và làm giảm các triệu chứng của viêm mũi dị ứng như ngạt mũi, chảy nước mũi làm thông thoáng đường thở, đào thải dịch nhầy và loại bỏ tác nhân gây viêm mũi xoang; hỗ trợ, làm giảm triệu chứng của viêm mũi, viêm xoang, giúp làm giảm đau đầu, nhức hốc mắt do viêm xoang; phòng ngừa sổ mũi, ngạt mũi, viêm mũi xoang, phòng tránh các bệnh đường hô hấp.

Trẻ em có thể dùng xịt rửa mũi có Natri clorid, natri benzoat, polysorbate, tinh dầu tràm, nước tinh khiết. Sản phẩm sẽ giúp vệ sinh mũi hàng ngày, giúp loại bỏ gỉ mũi, chất nhầy và loại bỏ tác nhân gây viêm mũi xoang, làm sạch và thông mũi, phòng ngừa và làm giảm sổ mũi, ngạt mũi, viêm mũi dị ứng, viêm xoang; làm ẩm, phục hồi độ ẩm tự nhiên của niêm mạc mũi giúp làm giảm tình trạng khô mũi, giảm kích ứng đặc biệt trong thời tiết hanh khô, phòng điều hòa; phòng ngừa sổ mũi, ngạt mũi, viêm mũi xoang, phòng tránh các bệnh đường hô hấp. thích hợp dùng cho trẻ em từ 3 tháng tuổi trở lên.

Hy vọng bài viết trên có thể cung cấp thêm thông tin về hen suyễn gắng sức. Khi thấy xuất hiện triệu chứng hen, bạn hãy đi khám để được điều trị kịp thời. Hen suyễn gắng sức rất nguy hiểm nên người bệnh cần chú ý phòng và kiểm soát cơn hen theo chỉ dẫn của bác sĩ để tránh biến chứng. 

 

Mọi thắc mắc bạn đọc vui lòng liên hệ để được tư vấn và giải đáp miễn phí : 089650950919001259 hoặc Email : songkhoe@bacsituvan.vn

    Đăng ký nhận tư vấn miễn phí - Toàn bộ thông tin Vinh Gia cam kết giữ kín.

    Trả lời