Gai cột sống là gì? Nguyên nhân, dấu hiệu và điều trị

Tham vấn Y khoa:
Bs Vũ Văn Lực

Ngày đăng:
18 Tháng Bảy 2023

Lần cập nhật cuối:
27 Tháng Mười Hai 2023

Số lần xem:
1858

Gai cột sống là một trong những bệnh lý gây khó chịu nhất trong nhóm bệnh thoái hóa khớp, gai cột sống khiến người bệnh vô cùng bức bối, nhất là cảm giác đau ở vùng thắt lưng, đau vai hoặc cổ do gai tiếp xúc với dây thần kinh, các xương đốt sống khi cử động. Nên nếu không điều trị kịp thời và triệt để có thể ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe, cuộc sống của người bệnh.

Những điều cần biết về bệnh gai cột sống
Những điều cần biết về bệnh gai cột sống

1. Bệnh gai cột sống là gì?

Gai cột sống hay còn gọi là bệnh thoái hóa cột sống, xảy ra khi  có sự hình thành các phần xương mọc ra (gai xương) phía ngoài và hai bên của cột sống. Đây chính là sự phát triển thêm ra của xương trên đốt sống, đĩa sụn, dây chằng quanh khớp do viêm khớp cột sống, chấn thương hoặc sự lắng đọng Canxi ở các dây chằng, gân tại đốt sống.

Bệnh có thể xuất hiện tại nhiều vị trí trên xương sống cơ thể, hay gặp nhất là gai cột sống cổgai cột sống thắt lưng.

Nếu người bệnh không phát hiện và điều trị sớm, bệnh sẽ ảnh hưởng rất nhiều tới chất lượng cuộc sống, khiến người bệnh khó chịu, giác đau ở vùng thắt lưng, đau vai hoặc cổ do gai chèn ép vào dây thần kinh, đau có thể lan xuống cánh tay, tê bì chân tay, thậm chí làm hạn chế cử động. Do đó khi thấy có những biểu hiện của bệnh gai cột sống, người bệnh nên nhanh chóng đi khám và điều trị theo phác đồ của bác sĩ.

Xem thêm: Gai đôi cột sống là gì? Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị

2. Các vị trí gai cột sống thường gặp

  • Gai cột sống lưng (Lumbar Osteophytes): Tình trạng này là kết quả khi xương dưới sụn bị xơ hóa và sụn khớp ở cột sống lưng bị bào mòn. Thông thường, các cơn đau có thể tập trung ở giữa thắt lưng hoặc lan rộng xuống háng hoặc chân.
  • Gai cột sống cổ (Cervical Osteophytes): Đây là tình trạng thoái hóa tại đốt sống cổ, gây chèn ép rễ thần kinh, tủy cổ, động mạch sống,… Hệ quả là gây ra những vấn đề như hội chứng cổ – vai; hội chứng cổ – vai – cánh tay; hội chứng động mạch đốt sống – thân mềm; hội chứng chèn ép tủy cổ.

3. Nguyên nhân dẫn đến bệnh gai cột sống

Bị gai cột sống là do đâu?
Bị gai cột sống là do đâu?

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến bệnh gai cột sống mà các bạn nên tìm hiểu để có phương hướng điều trị hiệu quả như:

  • Tuổi tác: Bệnh gai cột sống thường gặp nhiều hơn ở những người bước vào độ tuổi trung niên cho đến người già. Bởi sự lão hóa của cơ thể dần theo thời gian khiến cột sống cũng không còn được vững chắc khi còn ở tuổi thanh niên.
  • Thói quen sinh hoạt: Những người thường xuyên làm việc nặng, hay phải ôm vác hoặc vận động mạnh hàng ngày sẽ rất dễ gây nên những tổn thương cho cột sống.
  • Viêm xương khớp: Viêm xương khớp cũng là một trong những nguyên nhân gây nên bệnh gai cột sống. Khi bị viêm xương khớp sẽ gây nên sự kích thích tế bào tạo thêm xương. Từ đó khiến xương bị thừa, nhô ra và hình thành gai.
  • Lắng đọng canxi: Trường hợp này thường gặp ở người cao tuổi hơn cả do sự tích tụ canxi dưới dạng calcipyrophosphat. Sự thoái hóa cột sống sẽ thường xảy ra ở xương đốt sống, đĩa sụn, các dây chằng bám quanh khớp. Chính quá trình thoái hóa này khiến cơ thể mất nước và biến đổi một số dưỡng chất khiến lớp sụn khớp bị canxi hóa gây nên bệnh gai cột sống.
  • Nguyên nhân do bị chấn thương: Khi các bạn gặp phải chấn thương như va chạm, cọ xát hay sức ép… xương sẽ tự tu bổ và có thể gây nên bệnh gai cột sống.
  • Thoái hóa cột sống: Thoái hóa cột sống là nguyên nhân chính gây nên bệnh gai cột sống. Lúc này, cột sống sẽ có những biến đổi về mặt hình thành cùng các tổ chức xung quanh đĩa đệm khiến các gai xương hình thành và phát triển.
  • Nguyên nhân khác: Những người thừa cân, vận động mạnh, hút thuốc lá, rượu bia và các chất kích thích… làm tăng nguy cơ mắc bệnh gai cột sống.

4. Triệu chứng bệnh gai cột sống

Những dấu hiệu nhận biết ở người bị gai cột sống
Những dấu hiệu nhận biết ở người bị gai cột sống

Bệnh gai cột sống phần lớn không xuất hiện các triệu chứng thật sự rõ ràng cho đến khi các gai cọ xát với xương khác hoặc các phần mềm ở xung quanh như dây chằng, đặc biệt là rễ thần kinh gây đau vai, đau thắt lưng hoặc tê tay ở người bệnh. Triệu chứng thông thường khi bị gai cột sống có: 

  • Đau ở vùng cổ, thắt lưng đặc biệt khi đứng hoặc di chuyển. Vị trí đau biểu hiện phần cột sống có vấn đề liên quan và đau tăng khi vận động, giảm khi nghỉ ngơi.
  • Mất cảm giác hoặc bất thường ở phần cột sống liên quan. 
  • Người bệnh có thể đau tê ở cổ lan qua hai tay hoặc đau ở lưng dọc xuống hai chân trong trường hợp nặng. 
  • Cơ bắp tay chân có thể yếu đi.
  • Cơ thể mất cân bằng.
  • Mất kiểm soát tiểu tiện hoặc đại tiện (thường trong trường hợp nguy kịch). 
  • Rối loạn thần kinh thực vật (các phản xạ tự động rối loạn, tăng tiết mồ hôi, suy giảm hô hấp hoặc biến chứng tăng huyết áp,…).

5. Đối tượng nguy cơ bệnh gai cột sống

Bệnh gai cột sống thường hay gặp ở nam giới, bệnh có nguy cơ tăng dần theo độ tuổi do sự lão hóa của cột sống và sự lắng đọng canxi. Nên người lớn tuổi là đối tượng có nguy cơ mắc gai cột sống.

Những đối tượng nào sẽ dễ bị bệnh gai cột sống?
Những đối tượng nào sẽ dễ bị bệnh gai cột sống?

Ngoài ra những người bốc vác nặng hoặc có thói quen đi đứng, vận động, ngồi học, nằm ngủ sai tư thế dễ gây ra tổn thương cho cột sống… dễ bị mắc bệnh. Người có tiền sử tai nạn, chấn thương, có tổn thương ở sụn khớp, người bị viêm cột sống mạn tính hay người thừa cân, vận động mạnh, hút thuốc lá, rượu bia và các chất kích thích… cũng làm tăng nguy cơ bị gai cột sống.

6. Các biện pháp chẩn đoán bệnh gai cột sống

Để chẩn đoán bệnh gai cột sống bác sĩ sẽ dựa vào các  biểu hiện các triệu chứng đau vùng cổ, thắt lưng hoặc mất cảm giác, tê bì các phần cơ thể liên quan và thực hiện các xét nghiệm cần thiết như:

  • Xét nghiệm điện học: Giúp đo tốc độ thần kinh gửi tín hiệu điện về não hay các bộ phận cơ thể như tay, chân, từ đó xác định mức độ của chấn thương dây thần kinh cột sống và loại trừ các nguyên nhân khác.
  • Chụp X-quang: Giúp xác định vị trí, tình trạng và mức độ ảnh hưởng của xương bị tổn thương, mất sụn hoặc thoát vị đĩa đệm, mức độ thay đổi khớp và sự hình thành gai xương.
  • Xét nghiệm máu: Giúp chẩn đoán loại trừ đau cột sống do nguyên nhân khác.
  • Chụp cắt lớp vi tính (CT scan): Cung cấp hình ảnh chi tiết về sự thay đổi trong cấu trúc xương sống.
  • Chụp cộng hưởng từ (MRI): Để xác định đĩa sụn có tổn thương không và thần kinh, mức độ chèn ép thần kinh để đưa ra phương án điều trị tối ưu.

7. Các biện pháp điều trị bệnh gai cột sống

Các biện pháp điều trị bệnh gai cột sống
Các biện pháp điều trị bệnh gai cột sống

Để điều trị bệnh gai cột sống gây ám ảnh đối với nhiều người, các y bác sĩ có thể tiến hành một vài cách như sau:

7.1. Điều trị không dùng thuốc

  • Sử dụng dược liệu trong dân gian: Các bài thuốc dân gian sử dụng các nguyên liệu có sẵn trong thiên nhiên nên dễ thực hiện, hiệu quả nhưng chỉ thích hợp áp dụng với trường hợp bệnh ở mức độ nhẹ. 
  • Hạn chế làm việc quá sức: Với những người thường xuyên phải làm việc nặng như khuân vác, phụ hồ,… cần phải vận động đúng tư thế và hạn chế làm việc nặng để tránh nguy cơ bị gai cột sống. Đặc biệt, đối với các chị em văn phòng nên tránh ngồi yên một chỗ, cần vận động liên tục, không cúi quá thấp xuống mặt bàn khiến lưng bị gù.
  • Thường xuyên luyện tập thể dục, thể thao: Việc thường xuyên luyện tập thể dục thể thao vừa giúp nâng cao sức khỏe, tăng cường sức đề kháng và sở hữu một bộ xương chắc khỏe, dẻo dai. Mỗi ngày chỉ cần tập khoảng 30 phút và đúng tư thế. Người bệnh có thể chọn các môn như chạy bộ, đạp xe, bơi lội,… 
  • Xây dựng chế độ ăn uống dinh dưỡng và khoa học: Để hỗ trợ điều trị gai cột sống thì người bệnh cần bổ sung đầy đủ rau xanh, hoa quả, những thực phẩm giàu canxi như thịt, trứng, sữa,… và thêm những thực phẩm giàu vitamin D, chất xơ,…
  • Các cách điều trị không xâm lấn như massage, vật lý trị liệu bằng hồng ngoại, sóng ngắn, điện xung, tập phục hồi chức năng cũng đem lại hiệu quả tích cực.

Xem thêm:

7.2. Điều trị dùng thuốc

Giảm đau gai cột sống bằng cách sử dụng thuốc
Giảm đau gai cột sống bằng cách sử dụng thuốc

Người bệnh gai cột sống có thể được điều trị bằng thuốc. Các thuốc giảm đau kháng viêm không steroid hoặc corticoid, vitamin, thuốc giãn cơ dùng để điều trị triệu chứng. Người bệnh cần phải tuân thủ chặt chẽ theo hướng dẫn cũng như chỉ định của các bác sĩ. Thuốc tây y sẽ hỗ trợ để giảm các triệu chứng của gai cột sống như đau buốt thắt lưng, tê bì chân tay,…

7.3. Phẫu thuật

Phẫu thuật chỉ được chỉ định khi có sự chèn ép vào tủy làm hẹp ống tủy hoặc chèn ép thần kinh gây ra tê tay, chân, rối loạn đại tiểu tiện. Tuy nhiên phẫu thuật không đảm bảo các gai xương không tái phát vì đây là một đáp ứng viêm tự nhiên của cơ thể. Sau phẫu thuật người bệnh cần tuân thủ điều trị và tái khám định kỳ để có thể phát hiện và điều trị kịp thời. 

Ngoài các cách điều trị áp dụng với từng tình trạng gai cột sống thì người bệnh có thể chọn sản phẩm có chứa canxi, vitamin D, MK7 cùng nhiều dưỡng chất tốt cho xương khớp như Kẽm, Magie, Đồng, DHA, Quercetin… Các dưỡng chất này có trong một viên uống mà khi sử dụng sẽ cung cấp đủ lượng canxi cơ thể cần, hỗ trợ điều trị gai cột sống hiệu quả. Sự phát triển, khỏe mạnh của xương sẽ giúp đẩy lùi bệnh gai cột sống và giúp cho sức khỏe người bệnh gai cột sống tốt hơn, cải thiện tình hình bệnh nhanh chóng, dễ dàng. Bên cạnh đó để giảm cảm giác tê bì chân tay do gai cột sống gây nên cũng như làm tăng cường tuần hoàn máu não giúp cơ thể bớt căng thẳng và trở nên thoải mái hơn thì người bệnh có thể dùng viên uống có tiền vitamin B1, các vitamin nhóm B, chondroitin, Ginkgo Biloba và cao Blueberry

8. Cách phòng ngừa bệnh gai cột sống

Cách phòng ngừa bệnh gai cột sống hiệu quả nhất
Cách phòng ngừa bệnh gai cột sống hiệu quả nhất

Bên cạnh các biện pháp điều trị, các bạn cũng nên lưu ý một số cách phòng chống bệnh gai cột sống hiệu quả như sau:

  • Bạn nên chú ý đến các tư thế hoạt động hàng ngày, không nên ngồi hoặc đứng quá lâu. Nếu bạn làm việc trong văn phòng thì cứ một tiếng nên đứng dậy đi lại để giúp cơ thể không bị mỏi.
  • Cần chú ý đến cân nặng của bản thân. Bởi khi tăng cân quá nhiều và nhanh sẽ khiến cột sống phải tăng lực tải.
  • Các bạn nên hạn chế khuân vác đồ nặng hoặc chơi các môn thể thao quá sức của mình. Chỉ nên vận động bằng những môn thể thao vừa sức.
  • Cần có chế độ dinh dưỡng hợp lý, bổ sung nhiều canxi, vitamin và khoáng chất để giúp xương khỏe hơn.
  • Có chế độ sinh hoạt và nghỉ ngơi hợp lý. Có thể lựa chọn cho mình loại đệm lưng thích hợp để ngăn ngừa đau nhức xương khớp.
  • Hạn chế sử dụng các loại đồ uống gây ảnh hưởng đến sức khỏe như nước có ga, rượu bia, thuốc lá…

Bệnh gai cột sống cần được điều trị kịp thời nếu không sẽ gây nên những biến chứng khó lường. Chính vì vậy, ngay khi thấy những dấu hiệu ban đầu các bạn nên đến các cơ sở y tế để được chẩn đoán và tư vấn điều trị.

 

Mọi thắc mắc bạn đọc vui lòng liên hệ để được tư vấn và giải đáp miễn phí : 089650950919001259 hoặc Email : songkhoe@bacsituvan.vn

    Đăng ký nhận tư vấn miễn phí - Toàn bộ thông tin Vinh Gia cam kết giữ kín.