[CẨM NANG] Người bị gai cột sống có nên đi bộ không?

Tham vấn Y khoa:
Bs Vũ Văn Lực

Ngày đăng:
27 Tháng Sáu 2023

Lần cập nhật cuối:
27 Tháng Mười Hai 2023

Số lần xem:
364

Với người bệnh gai cột sống phải chịu đựng những cơn đau nhức, khó chịu do bệnh mang lại thường có băn khoăn liệu bị gai cột sống có nên chạy bộ? Nội dung dưới đây sẽ có câu trả lời mà người bệnh quan tâm.

1. Gai cột sống có nên đi bộ không?

Bị gai cột sống có nên đi bộ chạy bộ không?
Bị gai cột sống có nên đi bộ chạy bộ không?

Đi bộ là bộ môn luyện tập được nhiều người lựa chọn. Với người bị gai cột sống thì luôn bị làm phiền bởi những cơn đau mỏi ở hai vị trí chính là lưng dưới và vùng cổ, dễ lan sang khu vực vai gáy. Các gai xương chèn ép dây thần kinh gây tê bì, đau râm ran khó chịu nhưng nếu không vận động, các gai xương sẽ càng phát triển và gây chèn ép cục bộ. Các nhà khoa học cũng chứng minh việc tập luyện những bài tập nhẹ nhàng như đi bộ sẽ giúp cải thiện tốt tình trạng bệnh. Do đó mà những người bệnh gai cột sống nên đi bộ. Những lợi ích sức khỏe mà đi bộ mang đến cho người bệnh gai cột sống nhiều lợi ích sức khỏe có thể kể đến là giảm nguy cơ loãng xương, tăng độ dẻo dai cho cơ thể, tăng độ đàn hồi của xương khớp, giúp kiểm soát cân nặng ở mức hợp lý, hỗ trợ cấu trúc cột sống, tăng độ rắn chắc cho các cơ ở thân người, hông và bắp chân. Đồng thời đi bộ thường xuyên còn giúp cải thiện:

  • Giúp nuôi dưỡng cấu trúc cột sống
  • Giúp máu dễ dàng lưu thông
  • Kích thích bơm chất dinh dưỡng vào các mô mềm
  • Cải thiện tính linh hoạt của cột sống và tư thế
  • Tăng phạm vi chuyển động
  • Hạn chế các chấn thương so với người đi lại khó khăn
  • Tăng cường mật độ xương, kiểm soát cân nặng

2. Hướng dẫn người gai cột sống cách đi bộ, chạy bộ

Hướng dẫn cách chạy bộ đi bộ cho người bệnh gai cột sống
Hướng dẫn cách chạy bộ đi bộ cho người bệnh gai cột sống

Để đi bộ đạt hiệu quả cao và không ảnh hưởng đến sức khỏe thì người bệnh cần chú ý:

  • Nên khởi động trước khi đi bộ trong khoảng 5 phút, có thể là xoay cổ tay, cổ chân, đầu gối, vặn mình…Sau đó, người bệnh mới bắt đầu đi bộ trong khoảng 30 phút, ban đầu nên bước chậm rãi rồi tăng dần tốc độ về sau, bước chân dứt khoát hơn. Thực hiện đều mỗi ngày sẽ giúp cải thiện tình trạng bệnh.
  • Đúng kỹ thuật: Đi bộ đúng kỹ thuật là người bệnh phải luôn nhớ giữ thẳng đầu và thẳng lưng, mặt hướng về trước, hai chân song song, thả lỏng 2 tay và vung đều một cách tự nhiên. Đồng thời hít thở sâu và đều đặn, hít bằng mũi và thở bằng miệng để tránh mất sức, điều hòa nhịp thở.
  • Nên chọn giày vừa chân, đế mềm phù hợp với đi bộ, chạy bộ.
  • Mặc quần áo thoải mái, dễ thấm hút mồ hôi.
  • Không nên ăn quá no trước khi đi bộ.
  • Nếu có bất thường trong quá trình tập luyện cần phải ngưng luyện tập lại và đi đến bác sĩ chuyên khoa thăm khám.
  • Người bệnh cần duy trì phương pháp tập luyện từ bác sĩ chuyên khoa đề ra.

Người bệnh có thể bắt đầu bằng cách đi bộ, đi từ từ trong một thời gian cho quen với sự vận động của cơ thể, sau một thời gian có thể bắt đầu đi nhanh hơn tí và từ từ có thể chạy được những đoạn đường ngắn, cứ như thế tiếp tục với điều kiện là khi cảm thấy đau thì phải dừng lại không nên quá cố gắng bỏ qua cơn đau. Trước khi thực hiện chạy bộ, người bệnh cũng cần phải khởi động làm nóng cơ thể bằng những động tác đơn giản như xoay cổ, xoay cẳng tay, xoay cánh tay, xoay hông, xoay cổ chân và cẳng chân. Thực hiện các động tác trên trong vòng 5 – 10 phút và thực hiện từ từ nhẹ nhàng, không xoay nhanh sẽ khiến các khớp bị ảnh hưởng nhiều. Nếu như khi chạy bộ thấy cảm thấy đau, khó chịu thì phải dừng lại ngay.

3. Lời khuyên của chuyên gia khi đi bộ chữa gai cột sống

Lời khuyên từ chuyên gia khi tập đi bộ chữa gai cột sống
Lời khuyên từ chuyên gia khi tập đi bộ chữa gai cột sống

Đi bộ là cách luyện tập tốt cho mọi người, tốt cho người bệnh gai cột sống cũng bệnh lý xương khớp nếu áp dụng đúng cách. Người bệnh gai cột sống không đi bộ thì có thể chọn một số bài tập hay yoga chữa gai cột sống, bơi lội, chạy bộ… Cùng với việc tập thể thao thì người bệnh còn cần chế độ ăn hợp lý, đặc biệt là tăng cường thực phẩm giàu omega 3, canxi, vitamin D… Đồng thời hạn chế thực phẩm giàu đường, muối, đồ ăn chiên rán, nhiều dầu mỡ, đồ ăn nhanh. Người bệnh nên có chế độ sinh hoạt và làm việc điều độ, đặc biệt là thăm khám sức khỏe định kỳ để kiểm tra bệnh.

Bên cạnh đó để có thể hỗ trợ điều trị gai cột sống thêm hiệu quả thì người bệnh có thể chọn viên uống có chứa Canxi nano, vitamin D3, MK7 và nhiều dưỡng chất tốt cho xương khớp như Kẽm, Magie, Đồng, DHA, Quercetin… Viên uống sẽ cung cấp đủ lượng canxi cơ thể cần, hỗ trợ điều trị gai cột sống hiệu quả. Sự phát triển, khỏe mạnh của xương sẽ giúp đẩy lùi bệnh gai cột sống và giúp cho sức khỏe người bệnh gai cột sống tốt hơn, cải thiện tình hình bệnh nhanh chóng, dễ dàng. Bên cạnh đó để giảm cảm giác tê bì chân tay do gai cột sống gây nên cũng như làm tăng cường tuần hoàn máu não giúp cơ thể bớt căng thẳng và trở nên thoải mái hơn thì người bệnh có thể dùng viên uống có tiền vitamin B1, các vitamin nhóm B, chondroitin, Ginkgo Biloba và cao Blueberry

Nội dung được chia sẻ trên đây cũng là câu trả lời cho băn khoăn người bệnh gai cột sống có nên chạy bộ. Hi vọng người bệnh đã hiểu và biết cách đi bộ, chạy bộ đúng cách tốt cho sức khỏe mà không ảnh hưởng đến sức khỏe và cột sống.

Bài viết liên quan:

 

Mọi thắc mắc bạn đọc vui lòng liên hệ để được tư vấn và giải đáp miễn phí : 089650950919001259 hoặc Email : songkhoe@bacsituvan.vn

    Đăng ký nhận tư vấn miễn phí - Toàn bộ thông tin Vinh Gia cam kết giữ kín.

    Trả lời