Đột quỵ mắt: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách phòng ngừa

Tham vấn Y khoa:
Bs Vũ Văn Lực

Ngày đăng:
26 Tháng chín 2023

Lần cập nhật cuối:
26 Tháng mười hai 2023

Số lần xem:
795

Bệnh lý đột quỵ mắt còn được gọi với tên gọi khác là tắc động mạch võng mạc, tình trạng này liên quan đến sự gián đoạn nguồn lưu lượng máu đến võng mạc. Theo các bác sĩ đánh giá, đây là một trong những bệnh lý thường xảy ra đột ngột, không có dấu hiệu nhận biết cụ thể nên thường sẽ khiến người bệnh khó nhận biết.

Những điều cần biết về hiện tượng đột quỵ mắt
Những điều cần biết về hiện tượng đột quỵ mắt

1. Đột quỵ mắt là bệnh như thế nào?

Tình trạng đột quỵ không chỉ xảy ra ở khu vực não bộ mà còn có thể xảy ra ở mắt do sự tắc nghẽn động mạch võng mạc. Tình trạng này được gọi là đột quỵ mắt. Cụ thể, trong cơ thể chúng ta có có một hệ thống mạch máu giúp vận chuyển những chất dinh dưỡng quan trọng cùng với oxy đến các bộ phận trong cơ thể, võng mạc mắt cũng là một bộ phận nhận được chất dinh dưỡng và oxy.

Đây cũng là bộ phận có nhiệm vụ gửi tín hiệu ánh sáng đến não để não hiểu chúng ta đang nhìn thấy gì. Do vậy, khi tĩnh mạch máu bị tắc nghẽn, chính sẽ làm rò các chất lỏng vào võng mạc, làm cản trở quá trình lưu thông máu và có thể làm cản trở khả năng nhìn.

Các loại đột quỵ mắt:

  • Tắc tĩnh mạch võng mạc trung tâm (CRVO): Tĩnh mạch chính của võng mạc bị tắc nghẽn.
  • Tắc động mạch võng mạc trung tâm (CRAO): Động mạch trung tâm của võng mạc bị tắc nghẽn.
  • Tắc tĩnh mạch võng mạc nhánh (BRVO): Các tĩnh mạch nhỏ của võng mạc bị tắc nghẽn.
  • Tắc động mạch võng mạc nhánh (BRAO): Các động mạch nhỏ của võng mạc bị tắc nghẽn.

2. Dấu hiệu đột quỵ vùng mắt

Những dấu hiệu dễ nhận thấy ở người bệnh đột quỵ mắt
Những dấu hiệu dễ nhận thấy ở người bệnh đột quỵ mắt

Dấu hiệu nhận biết của đột quỵ mắt có thể diễn ra trong nhiều giờ, nhiều ngày hay thậm chí là một cách bất ngờ khiến người bệnh trở tay không kịp. Dấu hiệu lớn nhất để bạn nhận biết được tình trạng đột quỵ mắt đó chính là sự thay đổi thị lực một cách đột ngột. Cụ thể:

  • Mất toàn bộ hoặc một phần thị lực của mắt.
  • Phạm vị tầm nhìn hạn chế.
  • Cảm giác khi nhìn có bóng đen trước mắt, khoảng nhìn bị mờ.
  • Võng mạc mắt phù thũng, thiếu máu.

3. Nguyên nhân chính gây bệnh

Bị đột quỵ mắt là do đâu?
Bị đột quỵ mắt là do đâu?

Nguyên nhân chính của đột quỵ mắt đó chính là do sự lưu thông kém của các mạch máu cung cấp chất dinh dưỡng và oxy cho dây thần kinh thị giác. Nguyên nhân sâu xa dẫn đến tình trạng này đó là thiếu áp lực hoặc thiếu tưới máu mô. Huyết áp có thể bị thay đổi so với nhãn áp và lưu lượng máu bình thường bị giảm.

Do vậy, khi nguồn cung cấp chất oxy và các chất dinh dưỡng của dây thần kinh thị giác bị cắt đứt thì các mô sẽ dần bị tổn thương và khiến người bệnh dần mất thị lực. Bên cạnh đó, những người có hội chứng kháng photpholipit dùng thuốc ngừa thai hoặc tiêm filler trôi nổi cũng có thể mắc bệnh đột quỵ mắt.

4. Biến chứng của bệnh đột quỵ mắt

Các biến chứng nguy hiểm mà người bị đột quỵ mắt có thể gặp phải
Các biến chứng nguy hiểm mà người bị đột quỵ mắt có thể gặp phải

Bệnh đột quỵ mắt tuy có thể chữa được, tuy nhiên sau quá trình hồi phục, người bệnh vẫn có thể gặp phải một số biến chứng như:

  • Phù hoàng điểm hoặc viêm hoàng điểm: đây là một chứng bệnh sưng điểm vàng, có thể khiến người bệnh bị mờ tầm nhìn hoặc nặng hơn là mất hẳn thị lực.
  • Tân mạch: Khi có các mạch máu mới phát triển một cách bất thường trong võng mạc thì có thể rò rỉ các chất lỏng vào thuỷ tinh thể gây tình trạng nổi bông. Với các trường hợp nghiêm trọng, tân mạch có thể khiến võng mạc bị bong hoàn toàn.
  • Tăng nhãn áp mạch máu: Sự gia tăng áp lực trong mắt gây đau đớn do sự hình thành các mạch máu mới.
  • Mất thị lực hoặc mù loà.

Do các biến chứng nghiêm trọng có thể xảy ra khi người bệnh phục hồi sau đột quỵ, nên người bệnh cần tái khám định kỳ theo khuyến cáo của các bác sĩ để được theo dõi sức khoẻ mắt thường xuyên.

5. Phòng ngừa đột quỵ mắt

Các biện pháp phòng ngừa đột quỵ mắt
Các biện pháp phòng ngừa đột quỵ mắt

Đột quỵ mắt không phải là một bệnh lý có thể ngăn ngừa mọi lúc, những bạn có thể thực hiện một số nguyên tắc dưới đây để giảm khả năng mắc đột quỵ mắt:

  • Những người bị bệnh tiểu đường cần theo dõi sát sao lượng đường trong máu để đảm bảo chỉ số đường huyết luôn nằm trong tầm kiểm soát.
  • Điều trị bệnh tăng nhãn áp bởi bệnh lý này có thể làm tăng áp lực trong mắt.
  • Theo dõi huyết áp thường xuyên bởi huyết áp cao là một trong những nguyên nhân dẫn đến tất cả các loại đột quỵ.
  • Kiểm tra cholesterol trong máu định kỳ để dễ dàng kiểm soát, áp dụng chế độ ăn uống và tập thể dục thường xuyên để duy trì lượng cholesterol ổn định.
  • Không hút thuốc vì đây cũng là nguyên nhân dẫn đến tất cả các loại đột quỵ.
  • Kiểm tra bệnh tim là một phần quan trọng trong việc ngăn ngừa đột quỵ ở mắt.
  • Thay đổi lối sống lành mạnh để có cuộc sống khỏe mạnh, không thức khuya để sử dụng các thiết bị điện tử để tránh tình trạng làm giảm sức khoẻ mắt.

Như vậy, cũng như các loại đột quỵ khác, đột quỵ mắt là một trong những bệnh lý nguy hiểm và có thể gây ra nhiều biến chứng làm ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. Vậy nên, ngay từ bây giờ, hay luôn duy trì một lối sống khoa học để đảm bảo sức khỏe đôi mắt.

>> Xem thêm: Đột quỵ não: Những điều bạn cần biết về căn bệnh nguy hiểm này

 

Mọi thắc mắc bạn đọc vui lòng liên hệ để được tư vấn và giải đáp miễn phí : 089650950919001259 hoặc Email : songkhoe@bacsituvan.vn

    Đăng ký nhận tư vấn miễn phí - Toàn bộ thông tin Vinh Gia cam kết giữ kín.

    Để lại một bình luận