Ngoài cách chữa bệnh bằng thuốc thì còn có các cách chữa bệnh không dùng thuốc cũng đem đến hiệu quả điều trị giúp cải thiện tình trạng bệnh tốt hơn. Cùng tìm hiểu cách chữa bệnh trong nội dung dưới đây.
1. Mẹo chữa rối loạn tiền đình bằng chế độ dinh dưỡng
Chế độ ăn uống hàng ngày cũng góp phần hỗ trợ điều trị rối loạn tiền đình hiệu quả. Người bệnh cần bổ sung nhiều thực phẩm giàu chất xơ và các loại vitamin thiết yếu. Trong đó những thực phẩm giàu chất xơ có các loại rau có màu xanh đậm và hoa quả tươi giúp hỗ trợ tiêu hóa và tăng cường hệ miễn dịch. Bông cải xanh, măng tây, đậu bắp, cải bó xôi, súp lơ, cà chua, bí ngô, cam, chanh, quýt, bưởi thích hợp để ăn thường xuyên. Người bệnh có thể tìm thấy các vitamin thiết yếu có tác dụng hỗ trợ hệ thống thần kinh khỏe mạnh, giảm bớt các triệu chứng đau đầu, chóng mặt, buồn nôn và khắc phục tình trạng xơ cứng tai thường gặp ở bệnh tiền đình là:
- Axit folic (vitamin B3): Góp phần tăng cường sức khỏe cho hệ thống tiền đình, có trong rau chân vịt, nước cam, bánh mì, đậu trắng, lạc.
- Vitamin B6: Có trong các loại thực phẩm như thịt gà bỏ da, cá, các loại trái cây như táo chuối, đu đủ, bơ, quả óc chó, quả hạnh nhân và các loại ngũ cốc.
- Vitamin C: Có nhiều trong các loại trái cây có vị chua như cam, chanh, bưởi, kiwi, dứa và các loại rau quả như rau cải xoăn, súp lơ xanh, cà chua và ớt đỏ.
- Vitamin D: Có nhiều trong các loại thực phẩm như thịt, cá, trứng, sữa, các loại ngũ cốc và các loại đậu (đậu xanh, đậu đen, đậu đỏ, đậu nành…).
Bên cạnh các thực phẩm tốt thì người bị rối loạn tiền đình cũng cần tránh dùng các thực phẩm có chứa các chất kích thích và chất kém lành mạnh như Caffeine (làm tăng chứng ù tai ở người bệnh), rượu, bia (tác động lên hệ thần kinh gây ra các cơn đau đầu), Nicotine trong thuốc lá (làm giảm lượng máu cung cấp đến tai), chất béo có trong mỡ động vật, kem bơ, sữa dừa, bánh kem… (dễ làm tắc tĩnh mạch và khiến cholesterol trong máu tăng cao)… đều có thể ảnh hưởng đến quá trình điều trị bệnh.
>> Xem chi tiết: Bị rối loạn tiền đình nên ăn gì để nhanh hết đau đầu, hoa mắt, ù tai?
2. Điều trị rối loạn tiền đình bằng các thói quen khoa học
Bị rối loạn tiền đình nên làm gì? Người bệnh rối loạn tiền đình có thể áp dụng các thói quen sinh hoạt khoa học giúp hỗ trợ điều trị hiệu quả như:
- Tập luyện thể dục mỗi ngày: Nên tập các động tác nhẹ nhàng bao gồm đi bộ, đi xe đạp, tập yoga và tập dưỡng sinh.
- Bài tập chữa rối loạn tiền đình: Các bài tập dành riêng cho mắt, đầu và toàn thân sẽ giúp cải thiện nhanh triệu chứng chóng mặt, hoa mắt, nhức đầu.
- Không thay đổi tư thế đột ngột: Chú ý tánh đứng lên hoặc ngồi xuống quá đột ngột vì tình trạng giữ thăng bằng kém sẽ khiến người bệnh chóng mặt, thậm chí té xỉu.
- Dùng gối cao vừa phải khi ngủ: Nằm gối có độ cao vừa đủ để máu có thể tuần hoàn tốt hơn, tránh tình trạng nghẽn tĩnh mạch gây thiếu oxy khiến khó thở, xây xẩm mặt mày.
- Sinh hoạt điều độ: Ngủ đủ giấc, ăn uống điều độ, không bỏ bữa và tránh thức khuya để không làm cơ thể kiệt sức, gây ra các tình trạng buồn nôn, chóng mặt và mất nhận thức.
- Tránh ngồi quá lâu: Cứ khoảng 1-2 tiếng ngồi làm việc thì người bệnh nên đứng dậy đi lại hoặc thay đổi hướng nhìn để tránh gây căng thẳng cho thần kinh
- Nếu thấy chóng mặt, mất thăng bằng, căng thẳng hoặc không đứng vững thì nên dừng tất cả các hoạt động đang làm, nằm hoặc ngồi xuống nghỉ ngơi tại chỗ.
3. Ấn huyệt và xoa bóp là mẹo dân gian chữa rối loạn tiền đình
Dân gian có nhiều mẹo chữa rối loạn tiền đình mà người bệnh có thể áp dụng tại nhà như:
Cách chữa rối loạn tiền đình dân gian bằng các huyệt ở trán
Để thực hiện cách chữa rối loạn tiền đình bấm huyệt này thì cần dùng tay ấn vào các huyệt giữa hai lông mày, sau đó vuốt lên phía trên đầu và sang hai bên thái dương. Tiếp đến là nghiêng đầu người bệnh qua một bên, bấm huyệt từ trung tâm trán sang một phần thái dương thuận chiều mặt và đưa ngón tay lên vòng qua vành tai xuống cổ.
Tiếp tục đổi bên và thực hiện lại động tác cho phần thái dương còn lại của người bệnh. Lưu ý khi xoa bóp nên dùng lực vừa phải miết tay quanh vùng trán để người bệnh cảm thấy thoải mái và dễ chịu hơn.
Xoa bóp bấm huyệt vùng đầu giúp điều trị rối loạn tiền đình
Dùng 5 ngón tay giống như chiếc lược, chải đầu theo chiều dọc và ngang, vừa chải vừa kéo nhẹ chân tóc. Dùng các ngón tay gõ quanh vùng trán và vùng đầu người bệnh. Đan xen hai bàn tay lại và thực hiện động tác vỗ quanh vùng trán xuống thái dương rồi chuyển sang xung quanh đầu.
Tác động vào huyệt ổ mắt
Dùng hai đầu ngón cái ấn nhẹ và giữ vùng hốc mắt rồi kéo ngón tay xéo lên cách phần đuôi chân mày khoảng 1cm và dần xéo lên đến đỉnh đầu 2 bên. Chú ý khi thực hiện động tác này là đường xéo sẽ thẳng từ hốc mắt đến đỉnh đầu.
Xoa bóp và bấm huyệt vùng tai
Nhấn và giữ phần đuôi mắt sao cho cách phần đuôi mắt khoảng 2cm. Nhấn và giữ phần vành tai đồng thời nhấn giữa đầu và xoa miết lên xuống ở các vùng trước và sau tai. Tiếp đến là xoa đều những huyệt xung quanh vành tai.
Người bệnh cần lưu ý khi thực hiện cách điều trị rối loạn tiền đình bằng các bài tập ấn huyệt và xoa bóp, nên thực hiện mỗi động tác khoảng 20 – 30 lần, miết và giữ chặt tay trong khi thực hiện sẽ cho hiệu quả tốt nhất. Trong trường hợp nếu tìm được điểm đau cụ thể thì tiến hành ấn day vùng này hàng ngày. Tuy các cách này chỉ áp dụng trong khoảng 5 – 10 phút nhưng sẽ giúp người bệnh tỉnh táo và thoải mái hơn.
4. Thực hiện bài tập vẩy tay để giảm chóng mặt khi tiền đình
Bài tập vẩy tay có tác dụng giúp lưu thông khí huyết và thải độc cơ thể, nhờ đó giúp người bệnh giảm chóng mặt. Các bước thực hiện gồm có:
- Khép miệng kín, lưỡi cong lên đụng nướu răng hàm trên và hai mắt nhìn trước.
- Người bệnh đứng thẳng người, hai bàn chân rộng bằng vai, 10 đầu ngón chân khép kín và giữ chặt trên mặt sàn, giữ cho đùi cũng như bắp chân trong trạng thái căng và xương mông thẳng.
- Tiếp đến là giơ tay lên trước mặt một góc 30 độ so với người sao cho hai bàn tay song song với mặt sàn, các ngón tay khum lại và khép kín.
- Thả lỏng tay, vẩy mạnh hai tay ra sau, hợp với thân người một góc 60 độ. Khi vẩy tay, người bệnh hãy đánh tay thật chặt và làm hết sức mình kết hợp với nhíu hậu môn và thót lên được tính là một lần vẩy tay.
Nên áp dụng bài tập trị rối loạn tiền đình này 2 lần/ngày vào những lúc bụng no. Chú ý là thời gian đầu khi mới tập, người bệnh có thể bắt đầu từ mỗi lần vài trăm cái, đến khi quen có thể tăng lên với tần suất 1.800 – 2.000 lần trong 30 phút tập. Nên chọn những nơi yên tĩnh để tập và giữ cho người thư giãn, thả lỏng cơ thể, tâm hồn thoải mái và đầu óc thư thái.
5. Ngâm chân điều trị rối loạn tiền đình
Chân có chứa nhiều huyệt đạo nhất nên để cải thiện rối loạn tiền đình, người bệnh có thể ngâm chân trong 30 phút mỗi ngày sẽ giúp đạt giấc ngủ chất lượng mỗi đêm. Ngâm chân còn giúp ngăn ngừa cục máu đông, điều chỉnh khí huyết, thải độc cơ thể, khử mùi hôi chân và tránh bệnh tật. Một trong những cách chữa rối loạn tiền đình hiệu quả tại nhà đó chính là ngâm chân. Người bệnh có thể ngâm chân với nước ấm hoặc dùng thêm một số hương liệu tự nhiên như trà xanh, gừng, sả trong nước ấm khoảng 45 độ.
Chú ý khi ngâm chân thì nên massage bàn chân nhẹ nhàng trong lúc ngâm chân để dưỡng chất dễ hấp thụ hơn vào cơ thể. Nên ngâm chân vào lúc 9h tối trong 15 phút và cách bữa ăn ít nhất 1 tiếng. Sau đó dùng khăn khô sạch lau bàn chân.
Cùng với việc áp dụng các cách chữa rối loạn tiền đình tại nhà không dùng thuốc này thì người bệnh có thể chọn dùng sản phẩm thực phẩm chức năng có thành phần bổ sung giúp tăng lưu thông máu và bảo vệ hệ thần kinh an toàn. Sản phẩm có chứa fursultiamine (tiền vitamin B1), vitamin B2, B6, ginkgo biloba, cao blueberry. Các thành phần này có tác dụng hỗ trợ điều trị và dự dự phòng bệnh rối loạn tiền định, giảm các triệu chứng của bệnh rối loạn tiền đình nếu có. Trong đó Ginkgo biloba giúp tăng chức năng tuần hoàn não và chữa trị các bệnh về trí não. Cao blueberry góp phần ổn định huyết áp và duy trì hoạt động bình thường của các dây thần kinh. Chondroitin và tiền vitamin B1, Vitamin B2, B6 có công dụng làm dây thần kinh bị tổn thương phục hồi nhanh chóng.
Những cách chữa rối loạn tiền đình tại nhà thường ít tốn kém và an toàn cho người bệnh. Tuy nhiên sẽ không có tác dụng ngay lập tức mà cần kiên trì thực hiện lâu dài để có hiệu quả tốt nhất.
Bài viết liên quan:
- Các loại thực phẩm chức năng chữa rối loạn tiền đình hiệu quả nhất hiện nay
- Cách chăm sóc cho bệnh nhân rối loạn tiền đình
- cách phòng ngừa bệnh rối loạn tiền đình, tránh tái phát
Mọi thắc mắc bạn đọc vui lòng liên hệ để được tư vấn và giải đáp miễn phí : 0896509509 – 19001259 hoặc Email : songkhoe@bacsituvan.vn