Các di chứng tai biến mạch máu não người bệnh cần lưu ý

Tham vấn Y khoa:
Bs Vũ Văn Lực

Ngày đăng:
18 Tháng Mười 2023

Lần cập nhật cuối:
26 Tháng Mười Hai 2023

Số lần xem:
268

Việc điều trị kịp thời sẽ giúp hạn chế các di chứng tai biến mạch máu não, giúp người bệnh hồi phục nhanh và hiệu quả. Cùng điểm danh các di chứng người bệnh có thể gặp phải trong nội dung dưới đây.

1. Các nguyên nhân gây tai biến mạch máu não

Biết về nguyên nhân để hiểu rõ hơn các di chứng của tai biến
Biết về nguyên nhân để hiểu rõ hơn các di chứng của tai biến

Tai biến mạch máu não do một số nguyên nhân gây nên:

  • Tuổi: Những người trong độ tuổi từ 55 trở lên có nguy cơ mắc tai biến mạch máu não cao hơn những nhóm khác.
  • Cân nặng: Một trong những nguyên nhân gây tai biến mạch máu não là thừa cân béo phì.
  • Tiền sử mắc tai biến mạch máu não hoặc trong gia đình có người bị tai biến mạch máu não cũng là nguyên nhân gây tai biến.
  • Có tiền sử mắc một số bệnh như tăng huyết áp, đái tháo đường, cholesterol máu cao (mỡ máu cao), các bệnh liên quan đến tim mạch…
  • Người ít vận động.
  • Người hay sử dụng chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá, ma túy…

Nam giới là đối tượng có nguy cơ mắc và tử vong do tai biến mạch máu não cao hơn nữ giới. Nếu bệnh được chẩn đoán, cấp cứu kịp thời sẽ hạn chế được tối đa di chứng, nếu phát hiện muộn thì bệnh có thể để lại những hậu quả nặng nề như liệt tạm thời hoặc vĩnh viễn, mất trí nhớ thậm chí là tử vong.

2. Các di chứng của tai biến mạch máu não

Không được chủ quan với những di chứng của tai biến
Không được chủ quan với những di chứng của tai biến
  • Liệt hoặc mất vận động cơ bắp hay liệt nửa người: Người bệnh có thể tai biến liệt nửa người hoặc mất kiểm soát một số cơ nhất định như ở một bên mặt hoặc một cánh tay. Vật lý trị liệu có thể giúp người bệnh trở lại các hoạt động bị ảnh hưởng bởi tê liệt như đi bộ, ăn uống và mặc quần áo.
  • Khó nói hoặc nuốt: Tai biến có thể ảnh hưởng đến việc kiểm soát các cơ trong miệng và cổ họng của bạn, khiến người bệnh khó nói chuyện rõ ràng (chứng khó đọc), nuốt (chứng khó nuốt) hoặc ăn. Người bệnh cũng có thể gặp khó khăn với ngôn ngữ (aphasia), bao gồm nói hoặc hiểu lời nói, đọc hoặc viết. Di chứng này có thể được cải thiện nếu trị liệu với một nhà nghiên cứu bệnh học ngôn ngữ.
  • Mất trí nhớ hoặc suy nghĩ khó khăn: Nhiều người bị tai biến trải qua một số mất trí nhớ, có người có thể gặp khó khăn trong việc suy nghĩ, đưa ra phán xét, lý luận và hiểu các khái niệm.
  • Vấn đề về cảm xúc: Người tai biến có thể gặp khó khăn hơn trong việc kiểm soát cảm xúc hoặc có thể bị trầm cảm. Người bệnh có thể nhạy cảm với sự thay đổi nhiệt độ, đặc biệt là cực lạnh và di chứng này được gọi là đau đột quỵ trung tâm hoặc hội chứng đau trung tâm. Tình trạng này thường xuất hiện vài tuần sau đột quỵ và có thể cải thiện theo thời gian.
  • Đau đớn: Người bệnh bị đau, tê hoặc cảm giác lạ khác có thể xảy ra ở các bộ phận của cơ thể bị ảnh hưởng bởi đột quỵ như mất cảm giác ở cánh tay trái, người bệnh có thể gặp phải cảm giác ngứa ran khó chịu ở cánh tay đó.
  • Thay đổi hành vi và khả năng tự chăm sóc: Người bệnh tai biến có thể trở nên thu mình hơn và ít giao tiếp hơn hoặc bốc đồng hơn. Người bệnh cần giúp đỡ với mặc quần áo, chăm sóc cơ thể và công việc hàng ngày.
  • Liệt nửa người nên không cử động được hoặc cử động hạn chế: từ đó dễ đưa đến nhiều biến chứng như: Loét do nằm lâu, viêm phổi, trật khớp vai, teo cơ, loãng xương do không vận động, co rút cơ dẫn đến cứng khớp, thường gặp ở khớp khuỷu, gối, cổ tay, cổ chân, các ngón tay, tình trạng gối duỗi quá, mất hoặc giảm cảm giác, tình trạng liệt mặt kéo dài ảnh hưởng chức năng ăn và uống, rối loạn ngôn ngữ…

>> Xem thêm: Bị tai biến méo miệng – Làm thế nào để khắc phục tình trạng này?

3. Biện pháp phục hồi chức năng sau tai biến mạch máu não

Phục hồi chức năng cải thiện di chứng sau tai biến
Phục hồi chức năng cải thiện di chứng sau tai biến

Ngoài các phương pháp vật lý trị liệu để phục hồi chức năng, bản thân người bệnh và gia đình cũng cần lưu tâm đến các yếu tố như:

  • Xây dựng chế độ ăn uống khoa học: Nên chia nhỏ bữa ăn trong ngày, ăn dạng lỏng dễ tiêu hóa, cung cấp đầy đủ nhóm vitamin, chất xơ và hạn chế thức ăn nhiều dầu mỡ.
  • Kết hợp tập luyện tại nhà: Các bài tập nhẹ trong thời gian đầu sau tai biến là rất cần thiết. Tùy theo mức độ của di chứng, người bệnh có thể thực hiện các bài tập trong thời gian tối thiểu và tăng dần độ khó lẫn thời gian tập luyện. Quá trình luyện tập người bệnh cần sự hỗ trợ của người thân và nhân viên y tế. Các bài tập người bệnh có thể áp dụng tại nhà:
    • Bài tập chân: Người bệnh ngồi thẳng trên ghế, cố gắng đưa chân trái lên song song với sàn nhà rồi từ từ hạ xuống, sau đó đến chân phải và tuần tự lặp đi lặp lại với 2 chân như vậy với 10 lần mỗi bên.
    • Xoay người: Người bệnh ngồi thẳng, đặt tay phải vào phía bên ngoài đùi trái sau đó nhẹ nhàng xoay người sang trái, trở lại tư thế bình thường và làm tương tự với bên phải, mỗi bên 15 lần.
    • Bài tập co gối: Người bệnh nằm ngửa, duỗi thẳng 2 chân, từ từ co một chân lên, dùng 2 tay giữ đầu gối và kéo chân này về phía ngực, giữ như thế từ 5-10 giây rồi trở lại vị trí ban đầu, làm tương tự với chân còn lại. Tập động tác này từ 10-15 lần với mỗi chân.
    • Bài tập cánh tay: Bài tập này tương tự như việc nâng tạ đơn, tuy nhiên ban đầu người bệnh nên tập với tay không sau đó mới tăng dần trong lượng của mà người bệnh cầm.
    • Bài tập vai: Đặt một chai nước hoặc bất kỳ vật nào đó trên bàn, người bệnh cố gắng duỗi thẳng hết mức cánh tay bên tay liệt để với lấy chai nước. Thực hiện động tác 5 lần, mỗi lần để chai nước cách xa thêm một chút.
    • Bài tập cổ tay: Cầm một chai nước bên tay liệt, sử dụng cổ tay nâng lên và hạ xuống chai nước, lặp lại động tác này 10 lần.
  • Người bệnh cần được quan tâm, chia sẻ của người thân vì đây là cách giúp người bệnh giữ được tinh thần lạc quan, tích cực, hạn chế nguy cơ lo âu, tự ti, trầm cảm.
  • Nên thăm khám định kỳ để phát hiện và giảm thiểu các yếu tố nguy cơ, dự phòng tái phát đột quỵ.

Di chứng tai biến mạch máu não rất nguy hiểm, người bệnh tai biến cần được cấp cứu kịp thời để giảm nhẹ tác hại của di chứng không mong muốn mà bệnh lý này mang đến.

>> Xem thêm: Tai biến mạch máu não tái phát: Hậu quả và cách phòng ngừa

 

Mọi thắc mắc bạn đọc vui lòng liên hệ để được tư vấn và giải đáp miễn phí : 089650950919001259 hoặc Email : songkhoe@bacsituvan.vn

    Đăng ký nhận tư vấn miễn phí - Toàn bộ thông tin Vinh Gia cam kết giữ kín.

    Trả lời