Đau lưng không cúi được: Nguyên nhân và cách điều trị

Tham vấn Y khoa:
Bs Vũ Văn Lực

Ngày đăng:
19 Tháng tư 2023

Lần cập nhật cuối:
27 Tháng mười hai 2023

Số lần xem:
2316

Đau lưng không cúi được là một triệu chứng khá phổ biến hiện nay. Triệu chứng này thường bắt đầu từ những cơn đau lưng gián đoạn và có thể tự hết mà không cần điều trị. Tuy nhiên về lâu dài, cột sống của người bệnh có thể bị ảnh hưởng và khiến các chứng năng hoạt động bị hạn chế.

1. Đau lưng không cúi xuống được là gì?

Đau lưng khi cúi xuống là những cơn đau vùng thắt lưng khiến không cúi được
Đau lưng khi cúi xuống là những cơn đau vùng thắt lưng khiến không cúi được

Đau lưng không cúi xuống được được hiểu là những cơn đau thắt ở vùng lưng khiến người bệnh không thể thực hiện động tác cúi người xuống. Đây chính là một biểu hiện cho thấy cột sống đang có những tổn thương, cùng với đó là dấu hiệu cảnh báo các bệnh lý liên quan đến xương khớp mà bạn có thể mắc trong tương lai.

Khi xuất hiện tình trạng đau lưng không cúi được, đương nhiên các chức năng của cốt sống như cúi, gập duỗi, vặn hay uốn cong đều sẽ bị hạn chế. Do đó, điều này sẽ gây cản trở rất nhiều trong các hoạt động hàng ngày.

2. Nguyên nhân tự nhiên đau lưng không cúi được

Đau lưng không cúi được có thể là do các nguyên nhân dưới đây:

2.1. Thoái hóa cột sống L4 – L5

Thoái hóa cột sống L4-L5 là một nguyên nhân hàng khiến đau lưng khi cúi xuống
Thoái hóa cột sống L4-L5 là một nguyên nhân hàng khiến đau lưng khi cúi xuống

Nguyên nhân đầu tiên dẫn đến tình trạng cúi xuống bị đau lưng đó chính là do thoái hóa cột sống L4 – L5. Trường hợp này thường sẽ gặp nhiều ở hai đối tượng chính là người lớn tuổi đang trong giai đoạn lão hóa hoặc người bình thường hoạt động với tần suất lớn.

2.2. Chấn thương cột sống

Nguyên nhân tiếp theo dẫn đến tình trạng đau lưng không cúi được đó chính là chấn thương cột sống. Các chấn thương khiến cho người bệnh bị đau lưng không cúi được bởi cột sống đã bị tổn thương, từ đó khiến cho các chức năng di chuyển bị hạn chế. Chấn thương đột ngột được cho là nguyên nhân hàng đầu gây ra các tổn thương đến cột sống hoặc các vị trí cơ xương khác.

2.3. Hoạt động sai tư thế

Hoạt động sai tư thế cũng là nguyên nhân dẫn đến tình trạng đau lưng không cúi được người xuống. Bởi khi hoạt động sau tư thế như: ngồi sai tư thế, ngủ sai tư thế, khuân vác vật nặng không đúng tư thế,… đều có thể gây ra những tác động rất xấu đến cột sống và ảnh hưởng tiêu cực đến chứng năng của cột sống.

2.4. Vận động quá sức

Vận động quá sức khiến cột sống bị tổn thương gây cúi xuống bị đau lưng
Vận động quá sức khiến cột sống bị tổn thương gây cúi xuống bị đau lưng

Vận động quá sức được hiểu đơn giản là bạn đang tạo một áp lực lớn cột sống và khiến cột sống bị quá tải dẫn đến ảnh hưởng đến các chức năng vận động. Cụ thể, những người vận động quá mức có khả năng cao bị yếu xương và sẽ nhạy cảm với các va đập đột ngột. Lúc này, cột sống rất dễ bị bong gân, gãy xương hoặc nặng hơn nữa đó chính là phá cơ.

Bên cạnh đó, vận động quá mức cũng là nguyên nhân gây ra sự chênh lệch đáng kể giữa các mô xương phân hủy và mô xương tích lũy. Đây cũng là tiền đề khiến cho các bệnh lý rạn nứt xương, loãng xương, gãy xương,… xuất hiện.

2.5. Thoát vị đĩa đệm lưng

Nguyên nhân đau lưng khi cúi xuống có thể do thoát vị đĩa đệm
Nguyên nhân đau lưng khi cúi xuống có thể do thoát vị đĩa đệm

Nguyên nhân tiếp theo dẫn đến tình trạng cúi xuống bị đau lưng đó chính là do bệnh lý thoát vị địa đệm. Nguyên nhân gây ra bệnh lý thoát vị đĩa đệm là do các thói quen hàng ngày gây ảnh hưởng đến cột sống như vận động thường xuyên hay vận động quá dai sức. Bên cạnh đó, thoát vị địa đệm cũng là bệnh lý xuất hiện do chấn thương đột ngột hoặc tái đi tái lại gây ra.

2.6. Trượt đốt sống thắt lưng

Trượt đốt sống lưng được chia thành 5 loại và xuất hiện do các nguyên nhân khác nhau như: bẩm sinh, thoái hóa, chấn thương hoặc bệnh lý. Trong đó trượt đốt sống thắt lưng được cho là phổ biến nhất. Khi bị bệnh, người bệnh có thể gặp khó khăn nhất định trong việc di chuyển hoặc đứng lâu. Khi bị trượt đốt sống thắt lưng, người bệnh có thể xuất hiện những cơn đau nhất định ở khu vực thắt lưng và dẫn đến đến không thực hiện được động tác cúi gập người.

2.7. Đau thắt lưng

Đau thắt lưng khiến người bệnh gặp khó khăn khi cử động như đau khi cúi
Đau thắt lưng khiến người bệnh gặp khó khăn khi cử động như đau khi cúi

Tương tư như nguyên nhân trượt đốt thắt lưng thì đau thắt lưng cũng sẽ khiến người bệnh gặp khó khăn trong các hoạt động hàng ngày. Trong đó, đau lưng không cúi được người là một trong những biểu hiện điển hình của đau thắt lưng.

2.8. Căng cơ lưng

Căng cơ lưng là nguyên nhân tiếp theo dẫn đến tình trạng đau lưng không cúi được. Bởi hiện tượng căng cơ lưng là do sự căng thẳng cột sống và các dây chằng ở khu vực này làm người bệnh bị đau cứng ở vùng lưng. Đây cũng là hiện tượng khiến cột sống bị suy giảm chức năng.

2.9. Đau thần kinh tọa

Đau thần kinh tọa là bệnh lý khiến người bệnh gặp các cơn đau truyền dọc theo các đường dây thần kinh tọa từ lưng đến mông. Các cơn đau này khiến người bệnh cảm thấy đau rát và có cảm giác như bị kim đâm.

Bệnh đau thần kinh tọa khiến người bệnh bị đau lưng khi cúi xuống
Bệnh đau thần kinh tọa khiến người bệnh bị đau lưng khi cúi xuống

2.10. Viêm cột sống dính khớp

Thông thường, viêm cột sống dính khớp thường xuất hiện ở độ tuổi từ 20 – 40 tuổi và theo thống kê thì nam giới có tỷ lệ mắc bệnh cao hơn gấp 3 lần so với nữ giới. Khi bị viêm cột sống dính khớp, người bệnh sẽ bị hạn chế các cử động của lưng như cuối người bởi các cơ đau buốt từ bên trong.

2.11. Đau xương cụt

Nguyên nhân cuối cùng dẫn đến tình trạng đau lưng không cúi được đó chính là đau xương cụt. Tuy nhiên đau xương cụt có thể không làm người bệnh bị đau lưng nhưng sẽ khiến bạn gặp khó khăn với các động tác cúi người.

3. Khi nào cần đến gặp bác sĩ?

Khi cúi người bị đau lưng kèm theo tiểu buốt, sốt thì nên đi khám
Khi cúi người bị đau lưng kèm theo tiểu buốt, sốt thì nên đi khám

Đau lưng khi cúi xuống có thể tự điều trị tại nhà bằng cách nghỉ ngơi, uống thuốc và tập luyện hợp lý. Trong một số trường hợp sau, người bệnh không nên trì hoãn việc đi khám tại các cơ sở y tế:

  • Cơn đau kéo dài, gây ảnh hưởng tới khả năng vận động của cơ thể.
  • Cơn đau không thuyên giảm và ngày càng có xu hướng nghiêm trọng hơn dù đã nghỉ ngơi và áp dụng các biện pháp tự chăm sóc.
  • Tiểu buốt, tiểu rát, tiểu ra máu.
  • Sốt, người mệt mỏi, sụt cân.

4. Biến chứng

Tình trạng đau lưng không cúi người được có thể gây ra rất nhiều biến chứng nếu không được điều trị kịp thời. Lúc này, người bệnh phải gánh chịu hậu quả như:

  • Tổn thương dây thần kinh
  • Bại liệt
  • Mất một phần hoặc hoàn toàn khả năng vận động,…

5. Phương pháp chẩn đoán

Chụp X-quang, Chụp CT sẽ giúp chẩn đoán chính xác tình trạng đau lưng
Chụp X-quang, Chụp CT sẽ giúp chẩn đoán chính xác tình trạng đau lưng

Việc chẩn đoán đau lưng không cúi được bắt đầu từ việc thu thập thông tin bệnh sử cũng như những triệu chứng lâm sàng mà người bệnh đang gặp phải.

Từ những thông tin trên, bác sĩ sẽ thực hiện loại trừ một số nguyên nhân. Sau đó, bệnh nhân sẽ thực hiện các xét nghiệm cận lâm sàng để đánh giá chính xác tình trạng bệnh như:

  • Chụp hình x-quang
  • Chụp cộng hưởng MRI
  • Chụp CT
  • Xét nghiệm máu trong trường hợp nghi ngờ nhiễm trùng
  • Đo điện cơ (EMG)

6. Phương pháp điều trị đau lưng không cúi xuống được

Những phương pháp giúp cải thiện tình trạng đau lưng khi cúi xuống
Những phương pháp giúp cải thiện tình trạng đau lưng khi cúi xuống

Nếu đang gặp phải các cơn đau lưng làm hạn chế vận động của cơ thể, bạn có thể áp dụng các biện pháp dưới đây để giảm tình trạng đau nhé:

6.1. Nghỉ ngơi hợp lý

Khi bị đau lưng, bạn đừng cố gắng hoạt động thể chất nhiều. Thay vào đó, hãy dành thời gian nghỉ ngơi, chỉ đi lại và cử động nhẹ nhàng để ổn định cột sống, giảm thiểu cơn đau.

6.2. Chườm lạnh hoặc chườm nóng

Bạn có thể lựa chọn cách chườm nóng hoặc chườm lạnh để cải thiện cơn đau và đem lại cảm giác dễ chịu. Mỗi ngày tiến hành chườm lưng từ 2-3 lần trong vòng 15 phút.

6.3. Uống thuốc giảm đau

Người bệnh có thể sử dụng thuốc giảm đau không kê đơn để cải thiện cơn đau nhức, khó chịu ở lưng. Khi các loại thuốc giảm đau thông thường không có hiệu quả thì người bệnh có thể tham khảo hoặc nhờ bác sĩ kê thêm các loại thuốc giảm đau khác.

Thuốc giảm đau giúp cắt cơn đau nhanh, đem lại cảm giác thoải mái cho người bệnh. Tuy nhiên, bạn không nên lạm dụng loại thuốc này bởi chúng có thể gây ra nhiều tác dụng phụ ảnh hưởng đến sức khỏe và dễ dẫn tình trạng phụ thuốc vào thuốc.

6.4. Vật lý trị liệu

Vật lý trị liệu giúp phục hồi chức năng cạnh cột sống khắc phục đau lưng
Vật lý trị liệu giúp phục hồi chức năng cạnh cột sống khắc phục đau lưng

Vật lý trị liệu là một phần thiết yếu trong quá trình phục hồi chức năng cấu trúc cạnh cột sống, cải thiện vận động và giảm thiểu tình trạng đau lưng. Tuy nhiên, điều quan trọng là bạn phải đến các cơ sở y tế để được bác sĩ thăm khám và hướng dẫn các bài tập phù hợp, giúp rút ngắn thời gian hồi phục.

6.5. Phẫu thuật

Phẫu thuật được chỉ định trong trường hợp đau lưng do bệnh lý thoát vị đĩa đệm, lệch cấu trúc đốt sống hay có sự chèn ép tủy sống.

Bên cạnh đó, để cải thiện nhanh chóng tình trạng đau lưng không cúi xuống được người bệnh có thể bổ sung thêm các sản phẩm thực phẩm chức năng có chứa bộ 3 vàng cho xương khớp đó là:  Canxi nano, vitamin D3, MK7 và các hoạt chất Mangan, Magie, Kẽm, Kali. Trong đó, canxi ở dạng siêu nhỏ (dạng nano) cùng với vitamin D3 và MK7 sẽ giúp xương hấp thụ canxi tối đa bởi cơ chế vận chuyển canxi vào đúng nơi cần thiết. Từ đó, giúp xương chắc khỏe, dẻo dai, làm giảm các cơn đau lưng, đau nhức xương khớp.

Trên đây là những nguyên nhân chính dẫn đến tính trạng đau lưng không cúi xuống được. Khi gặp tình trạng này, người bệnh cần khám ngay để tránh gặp những biến chứng nguy hiểm gây ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống hàng ngày cũng như sức khỏe tổng thể.

Bài viết liên quan: Cách khắc phục đau lưng không đứng thẳng được

 

Mọi thắc mắc bạn đọc vui lòng liên hệ để được tư vấn và giải đáp miễn phí : 089650950919001259 hoặc Email : songkhoe@bacsituvan.vn

    Đăng ký nhận tư vấn miễn phí - Toàn bộ thông tin Vinh Gia cam kết giữ kín.