Co giật sau tai biến: Nguyên nhân và cách chăm sóc

Tham vấn Y khoa:
Bs Vũ Văn Lực

Ngày đăng:
5 Tháng Mười 2023

Lần cập nhật cuối:
26 Tháng Mười Hai 2023

Số lần xem:
423

Co giật là một biến chứng của tai biến mà người bệnh có thể gặp phải. Nguyên nhân là do não bộ bị tổn thương, hình thành các mô sẹo và ảnh hưởng đến hoạt động điện trong não bộ. Vậy nên làm gì nếu co giật sau tai biến?

Giải mã hiện tượng co giật sau tai biến
Giải mã hiện tượng co giật sau tai biến

1. Tại sao tai biến gây co giật?

Theo nghiên cứu có hơn 9.3% người tai biến mạch máu não gặp tình trạng co giật. Người bệnh tai biến thể xuất huyết não có nguy cơ co giật cao hơn so với tai biến thể thiếu máu não. Tình trạng này xảy ra nhiều nhất trong 30 ngày đầu sau khi có cơn tai biến khởi phát. Nếu tai biến nghiêm trọng hoặc tổn thương vỏ não, người bệnh có khả năng sẽ bị co giật cấp tính trong vòng 24h đầu và tiềm ẩn nguy cơ động kinh.

Co giật xảy ra ở vùng não bị tổn thương, làm kích thích và xuất hiện các tín hiệu điện bất thường, dẫn đến các chuyển động bất thường ở các phần của cơ thể tương ứng với khu vực não bị tổn thương.

2. Sau tai biến bị co giật là tình trạng gì?

Bác sĩ thường khó phân biệt được là sau tai biến bị co giật hay đây là một cơn co giật mới xuất hiện. Vì một người vừa hồi phục sau tai biến có khả năng bị lên cơn co giật bất cứ lúc nào do đó cần được người thân chăm sóc, quan tâm. Tùy thuộc vào tình trạng của người bệnh mà bác sĩ có thể sử dụng thuốc chống co giật hay không. Việc phòng chống co giật có thể hạn chế việc tái diễn hoặc giảm thiểu gây hại đến não. Một số ca tai biến có thể sẽ không gây ra co giật và bác sĩ thần kinh học sẽ cho biết bạn có nguy cơ bị co giật hay không dựa trên vị trí não bị tổn thương.

3. Làm thế nào bạn có thể đối phó với tình trạng sau tai biến bị co giật?

Người bệnh có thể bị co giật sau tai biến và không cần phải uống thuốc ngừa cơn co giật mãi mãi vì tình trạng này xảy ra trong vòng một vài năm và sau đó sẽ phục hồi hoàn toàn. Co giật không phải là một dấu hiệu của việc phục hồi sau tai biến đang xấu đi hay tai biến có thể sẽ tiếp tục xảy ra. Sau một cơn co giật, hầu hết người bệnh cảm thấy mất phương hướng và kiệt sức nên nghỉ ngơi là việc hết sức cần thiết. Tuy nhiên tình trạng không phải không nguy hiểm do đó thuốc chống động kinh là cách an toàn nhất để giảm tần suất và mức độ nghiêm trọng của các cơn co giật tái phát cũng như bảo vệ não khỏi bị tổn thương thêm nữa.

Sử dụng thuốc chống động kinh để kiểm soát co giật sau tai biến
Sử dụng thuốc chống động kinh để kiểm soát co giật sau tai biến

Thuốc được sử dụng để kiểm soát tình trạng sau tai biến bị co giật được gọi là thuốc chống động kinh (AED). Những loại thuốc này có thể được sử dụng cho các vấn đề khác nữa như đau mãn tính, bồn chồn hoặc tâm trạng bất ổn. Bác sĩ sẽ chỉ định sử dụng loại thuốc nào dựa trên loại co giật, tuổi tác, sức khỏe của người bệnh và liệu có tác dụng phụ xấu nào từ thuốc hay không. Các tác dụng phụ của AED thường cải thiện sau khi dùng thuốc được 3-5 ngày. Một số tác dụng phụ thường gặp là:

  • Buồn ngủ hoặc mệt mỏi
  • Chóng mặt hoặc thiếu thăng bằng
  • Lâng lâng
  • Run sợ
  • Nhìn đôi
  • Sự hoang mang

Người bệnh có thể cần xét nghiệm máu để đảm bảo đã dùng đủ thuốc và đảm bảo thuốc không gây ra các vấn đề khác. Những loại thuốc này hiếm khi gây dị tật bẩm sinh ở trẻ sơ sinh nhưng hãy nói với bác sĩ nếu bạn đang mang thai hoặc có khả năng đang mang thai.

Người bệnh không nên ngưng dùng thuốc co giật mà không có hướng dẫn của bác sĩ, vì có thể gây ra co giật sau khi ngưng thuốc. Nếu gặp tác dụng phụ, thì hãy gọi ngay cho bác sĩ để dùng thuốc an toàn hơn như thay đổi thuốc hoặc liều lượng của thuốc nhằm ngăn ngừa tác dụng phụ.

Khi tình trạng co giật chưa được kiểm soát hoàn toàn thì không nên lái xe. Một số thói quen có thể làm tăng khả năng xảy ra co giật nếu người bệnh uống nhiều rượu, thiếu ngủ, căng thẳng, thiếu dinh dưỡng, sốt hoặc bệnh.

4. Người chăm sóc nên làm gì nếu bệnh nhân đang lên cơn co giật

Cần phải làm gì nếu người thân đang lên cơn co giật sau tai biến?
Cần phải làm gì nếu người thân đang lên cơn co giật sau tai biến?

Hầu hết các cơn co giật đều ngắn và không gây thương tích nghiêm trọng. Người thân cần thực hiện những điều sau khi thấy người bệnh co giật sau tai biến:

  • Nới lỏng quần áo chật, đặc biệt là quanh cổ.
  • Đảm bảo để người bệnh không bị ngã. Giữ người bệnh cố định nếu họ đang ngồi trên ghế hoặc giường. Nếu đang đứng, hãy đỡ người bệnh nằm xuống đất an toàn.
  • Hãy kiểm tra nhịp tim ở cổ.
  • Nếu người bệnh không thở, hãy bắt đầu hô hấp nhân tạo cho đến khi người bệnh có thể tự thở.
  • Nếu đây là cơn co giật đầu tiên sau tai biến, hãy gọi cho bác sĩ của người đó để được tư vấn.
  • Nếu cơn co giật không ngừng sau 3 phút, hãy gọi cấp cứu.

Người bệnh tai biến và người muốn dự phòng có thể chọn dùng viên uống chứa thành phần Ginkgo Biloba và Cao Blueberry. Trong đó Ginkgo Biloba có tác dụng hoạt huyết, tăng cường lưu thông mạch máu não, giúp hệ tuần hoàn máu não hoạt động được thuận lợi, trơn tru hơn. Cao Blueberry với công dụng cải thiện sức khỏe hệ thần kinh nói chung, nuôi dưỡng và bảo vệ hệ thần kinh, ngăn ngừa bệnh tim mạch. Ngoài ra, sản phẩm còn không thể thiếu các thành phần khác đó là tiền vitamin B1, B2, B6 giúp kích thích nhanh sự tái sinh dây thần kinh, giải quyết các rối loạn chức năng dây thần kinh, góp phần giúp người bệnh rút ngắn thời gian điều trị bệnh. Sản phẩm chứa thành phần Chondroitin còn giúp hàn gắn màng dây thần kinh, hỗ trợ điều trị và phòng ngừa đột quỵ hiệu quả. Ngoài ra người bệnh còn có thể bổ sung viên uống Omega 3 nguyên liệu được nhập khẩu hoàn toàn từ Na Uy, cung cấp đầy đủ cả EPA và DHA, dầu đậu nành, Gelatin, Glycerin, Sorbitol, ethyl vanillin, nipagin, nipasol. Sản phẩm thích hợp phòng và điều trị xơ vữa động mạch, mỡ máu cao, bệnh tim mạch.

Co giật sau tai biến dễ xảy ra và có thể gây nguy hiểm nhất là khi người bệnh đang lái xe, leo thang hoặc xử lý máy móc. Nên hãy tìm hiểu về di chứng này và dùng thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ để chóng cải thiện tình trạng này nhé.

Bài viết liên quan:

 

Mọi thắc mắc bạn đọc vui lòng liên hệ để được tư vấn và giải đáp miễn phí : 089650950919001259 hoặc Email : songkhoe@bacsituvan.vn

    Đăng ký nhận tư vấn miễn phí - Toàn bộ thông tin Vinh Gia cam kết giữ kín.

    Trả lời