Chế độ dinh dưỡng không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe mà còn có thể hỗ trợ điều trị bệnh thêm hiệu quả, nhanh chóng. Vì thế mà gai cột sống nên ăn gì và kiêng gì được nhiều người bệnh quan tâm. Câu trả lời sẽ có trong nội dung dưới đây.
1. Bị gai cột sống không nên ăn gì?
Gai cột sống là căn bệnh gây ảnh hưởng nhiều tới sinh hoạt hàng ngày của người bệnh nhất là những người lớn tuổi. Nếu chứng bệnh gai cột sống không được điều trị kịp thời có thể khiến người bệnh đối mặt với những cơn đau dai dẳng lâu ngày và có thể gây nên những biến chứng khó lường ảnh hưởng đến sức khỏe. Trong công cuộc điều trị chứng gai cột sống, việc tuân thủ chế độ dinh dưỡng cũng như hoạt động sinh hoạt hàng ngày là một nhiệm vụ quan trọng để đẩy lùi căn bệnh này. Vậy người bị gai cột sống không nên ăn gì là một vấn đề mà nhiều người thắc mắc.
Thực chất, người mắc bệnh gai cột sống cần kiêng các loại thực phẩm và thức ăn dưới đây:
1.1. Chất kích thích
Các chất kích thích đều không có lợi cho sức khoẻ và còn có thể ảnh hưởng đến nhiều bộ phận trong cơ thể như xương khớp. Những thức uống chứa cồn như bia, rượu, nước ngọt, Cafein có trong cà phê… sẽ đẩy nhanh quá trình viêm nhiễm, suy yếu hệ xương khớp. Bên cạnh đó, chúng còn gây thiếu hụt Canxi, giảm thiểu vấn đề hấp thu dinh dưỡng, mật độ xương…
1.2. Chất béo
Cơ thể cần chất béo để phát triển khỏe mạnh và ngăn ngừa bệnh tật. Với người bệnh gai cột sống chỉ nên dùng hàm lượng chất béo vừa phải, có kiểm soát đặc biệt là nhóm chất béo có hại. Khi cơ thể nạp nhiều chất béo dẫn đến tình trạng béo phì, thừa cân sẽ gây áp lực lớn lên cột sống. Nếu không sớm có biện pháp kiểm soát, điều chỉnh cân nặng, hệ thống xương khớp sẽ sớm tổn thương, lão hóa, hình thành nhiều bệnh lý nguy hiểm. Do đó, thức ăn chứa chất béo chính là một trong những thực phẩm mà người bệnh gai cột sống nên tránh.
1.3. Thực phẩm chế biến sẵn
Các loại thức ăn chế biến sẵn thường được khuyến cáo không nên dùng trong số các thực phẩm người bệnh gai cột sống không nên ăn. Bởi chúng sẽ làm cho tình trạng gai xương tiến triển nhanh chóng do cung cấp hàm lượng lớn Calo dẫn đến béo phì, không đủ dinh dưỡng cần thiết cho quá trình phục hồi tổn thương.
1.4. Thực phẩm cay, nhiều dầu mỡ
Hàm lượng Cholesterol có trong thực phẩm cay nóng nhiều dầu mỡ thường rất cao. Nếu người bệnh sử dụng thường xuyên sẽ gây ảnh hưởng xấu đến hệ xương khớp, đặc biệt là thúc đẩy hình thành nhanh chóng quá trình hình thành gai xương.
1.5. Thịt đỏ
Loại thịt này chứa nhiều Canxi nhưng lại là nhóm thực phẩm được khuyến cáo không nên sử dụng cho người bệnh gai cột sống do hàm lượng Protein có trong các loại thịt đỏ rất cao, vượt mức cho phép đối với người bệnh. Ngoài ra chất béo bão hòa và Acid Uric có trong thịt đỏ nếu nạp vào cơ thể thường xuyên sẽ thúc đẩy gai xương phát triển, khiến tình trạng bệnh chuyển biến nặng hơn.
1.6. Thực phẩm chứa Axit Oxalic
Các loại quả như mận, việt quất, củ cải đường, khoai tây,… là nhóm thực phẩm chứa nhiều Axit Oxalic. Nếu người bệnh gai cột sống sử dụng những thực phẩm này thường xuyên sẽ hình thành nên những cơn đau nhức dữ dội, gây ảnh hưởng đến sức khỏe và công việc.
2. Bị gai cột sống nên ăn gì tốt cho sức khỏe?
Bên cạnh những loại thực phẩm cần kiêng khi bị gai cột sống, người bệnh cũng nên chú ý đến lượng dinh dưỡng cần thiết mà mang tác dụng giúp giảm thiểu chứng bệnh gây đau nhức xương khớp này. Các loại thực phẩm tốt đó là:
2.1. Thực phẩm chứa Canxi
Canxi được xem là dưỡng chất có vai trò quan trọng đối với cấu tạo hệ xương khớp. Thế nhưng nhiều người bệnh lại có suy nghĩ bổ sung thực phẩm chứa Canxi sẽ làm thúc đẩy quá trình phát triển của gai xương. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, bổ sung một lượng Canxi phù hợp sẽ giúp phục hồi nhanh chóng những tổn thương xương khớp, đồng thời kìm hãm sự phát triển của gai xương. Người bệnh có thể ăn thường xuyên các thực phẩm chứa nhiều Canxi giúp xương khỏe mạnh hơn có trong các loại hạt, đậu, cá hồi, phô mai,…
2.2. Thực phẩm chứa Vitamin D
Muốn cơ thể hấp thu canxi thì không thể thiếu Vitamin D. Vitamin này còn có tác dụng: Thúc đẩy xương khớp phát triển.
- Kiểm soát quá trình tăng trưởng của các tế bào có trong xương.
- Hạn chế sự viêm nhiễm do gai xương gây ra tại vùng cột sống.
- Hỗ trợ tăng cường sức khỏe cho người bệnh.
Tuy nhiên nếu lạm dụng hàm lượng lớn Vitamin D có thể gây nên nhiều biến chứng nguy hiểm như nhồi máu cơ tim, sỏi thận, ngộ độc,…
Bên cạnh cung cấp Vitamin D bằng chế độ ăn uống, người bệnh có thể tổng hợp vitamin này bằng cách phơi nắng vào sáng sớm và chiều muộn.
2.3. Thực phẩm chứa Vitamin K
Vitamin K có chức năng hỗ trợ hiệu quả trong vấn đề tăng mật độ xương và ngăn ngừa các yếu tố gây loãng xương. Nên chế độ ăn nhiều vitamin này là cần thiết với người bệnh gai cột sống. Nhóm những thực phẩm giàu Vitamin K có lợi cho quá trình chữa trị gai cột sống là phô mai, rau xanh,…
2.4. Thực phẩm chứa Vitamin C
Vitamin C giúp cơ thể nhanh chóng phục hồi và làm lành các mô tổn thương và cũng được xem là dưỡng chất kích thích quá trình sản sinh Collagen – thành phần hình thành sụn khớp. Lượng Vitamin C cơ thể cần là 60mg/ngày và người bệnh có thể bổ sung từ các thực phẩm như bưởi, chanh, dâu tây, cà chua…
2.5. Rau xanh
Rau xanh có chứa Vitamin, chất xơ có tác dụng chống lại sự viêm nhiễm hình thành do gai xương. Nguồn Canxi là dưỡng chất dào dồi có trong rau xanh sẽ giúp người bệnh gai cột sống phục hồi nhanh chóng, tăng sức khỏe và tính ổn định cho hệ thống xương khớp.
3. Lưu ý về chế độ dinh dưỡng cho người bị gai cột sống
Để thực phẩm ăn hàng ngày có tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh gai cột sống thì người bệnh cần lưu ý khi chọn và chế biến thực phẩm:
- Nên lựa chọn thực phẩm tươi mới và chế biến thức ăn bảo đảm vệ sinh, hạn chế các món chiên rán.
- Ăn uống điều độ, hạn chế ăn quá no.
- Nên chọn thực phẩm giàu canxi như tôm, cua, sữa, phomai, chọn rau lá xanh như rau cải, súp lơ, cải kale,… chọn ngũ cốc từ các loại đậu và hạt, không thể thiếu các thực phẩm giàu vitamin D như thủy hải sản, trứng,… và thực phẩm chứa Vitamin K.
- Nếu thấy có dấu hiệu bất thường nào, nên sớm gặp bác sĩ để được kiểm tra.
Ngoài chế độ dinh dưỡng người bệnh có thể chọn bổ sung canxi từ viên uống để hỗ trợ điều trị, giúp xương chắc khỏe, dẻo dai và hạn chế quá trình thoái hóa xương. Viên uống người bệnh chọn nên có canxi nano, vitamin D3 và MK7 cùng đa dạng các dưỡng chất như Kẽm, Magie, Đồng, DHA, Quercetin… để bổ sung canxi nhanh chóng làm cho xương khớp dẻo dai hơn, tránh thoái hóa, loãng xương và giảm đau nhức cột sống. Gai cột sống có thể khiến người bệnh bị tê bì chân tay do gai cột sống gây ra nên người bệnh nên bổ sung thêm các tiền vitamin B1, các vitamin nhóm B, chondroitin, Ginkgo Biloba và cao Blueberry… trong viên uống thực phẩm chức năng giúp tăng cường tuần hoàn máu não giúp cơ thể bớt căng thẳng và trở nên thoải mái hơn.
Bệnh gai cột sống và gai đôi cột sống khi biết cách bổ sung thực phẩm sẽ mang lại tác dụng tốt trong việc hỗ trợ điều trị các căn bệnh này. Hy vọng bài viết với nội dung “gai cột sống không nên ăn gì?” trên đây sẽ mang đến cho các bạn những thông tin bổ ích nhất để điều trị căn bệnh gai cột sống và gai đôi cột sống.
Bài viết liên quan:
- Bị gai cột sống uống sữa gì để nhanh cải thiện bệnh?
- Các biến chứng của gai cột sống nguy hiểm cần phải biết
Mọi thắc mắc bạn đọc vui lòng liên hệ để được tư vấn và giải đáp miễn phí : 0896509509 – 19001259 hoặc Email : songkhoe@bacsituvan.vn