Máu nhiễm mỡ độ 2 là gì? Cách điều trị như thế nào?

Tham vấn Y khoa:
Bs Vũ Văn Lực

Ngày đăng:
25 Tháng Một 2022

Lần cập nhật cuối:
26 Tháng mười hai 2023

Số lần xem:
2494

Bệnh máu nhiễm mỡ được chia làm 3 giai đoạn với các triệu chứng và mức độ nghiêm trọng tăng dần. Vậy máu nhiễm mỡ độ 2 có nguy hiểm không, dấu hiệu nhận biết và cách điều trị ra sao? Hãy cùng tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây nhé.

Tìm hiểu về căn bệnh máu nhiễm mỡ độ 2
Tìm hiểu về căn bệnh máu nhiễm mỡ độ 2

1. Máu nhiễm mỡ độ 2 là gì?

Máu nhiễm mỡ (hay rối loạn lipid máu) là tình trạng nồng độ của các chỉ số thành phần mỡ máu vượt quá mức bình thường. Đây cũng là nguyên nhân dẫn tới nhiều bệnh lý tim mạch nguy hiểm khác.

Máu nhiễm mỡ được chuyên gia Y tế chia thành 3 cấp độ theo chiều tăng dần. Máu nhiễm mỡ độ 1 là mức độ nhẹ nhất, chưa có triệu chứng rõ ràng. Đa phần các trường hợp phát hiện máu nhiễm mỡ thì bệnh đã ở mức độ 2. Ở giai đoạn này, bệnh bắt đầu phát triển nhanh hơn, các chỉ số xét nghiệm mỡ máu đã tăng cao rất nhiều so với mức an toàn. Lúc này người bệnh sẽ có nhiều biểu hiện rõ rệt hơn. Nếu người bệnh không điều trị đúng cách, đều đặn thì sẽ dễ khiến tình bệnh chuyển biến nghiêm trọng, gây nhiều hậu quả nghiêm trọng.

2. Nguyên nhân máu nhiễm mỡ dẫn đến giai đoạn 2

Nhìn chung, những nguyên nhân chính khiến bệnh máu nhiễm mỡ dễ chuyển biến sang giai đoạn 2 đó là:

  • Chế độ ăn uống chưa khoa học: Thường xuyên tiêu thụ các thực phẩm có chứa chất béo bão hòa như: mỡ động vật, đồ ăn nhanh, đồ ngọt, thịt đỏ, nội tạng động vật,… Lượng chất béo này khi vào cơ thể người sẽ làm tăng nồng độ cholesterol trong máu, hình thành các mảng xơ vữa trong lòng động mạch rất nguy hiểm.
  • Thói quen lười vận động: Theo nhiều nghiên cứu khoa học, việc tập luyện thể dục thể thao chính là một cách để cơ thể tăng cường sản sinh ra các cholesterol tốt và loại bỏ cholesterol xấu. Do đó, người lười vận động thường có nguy cơ mắc máu nhiễm mỡ cao hơn.

Ngoài ra, một số yếu tố như hút thuốc lá thường xuyên, căng thẳng, tuổi tác, giới tính, môi trường sống ô nhiễm, ảnh hưởng từ bệnh lý… cũng tác động khiến tình trạng mỡ máu ngày càng chuyển biến xấu đi.

3. Dấu hiệu nhận biết máu nhiễm mỡ độ 2

Người bị máu nhiễm mỡ độ 2 thường có các triệu chứng sau:

  • Cơ thể luôn cảm thấy mệt mỏi
  • Cảm giác đau thắt ngực thường xuyên và xuất hiện bất ngờ
  • Vùng ngực luôn cảm thấy bị đè nặng, bóp nghẹt
  • Đau đầu, buồn nôn, hoa mắt chóng mặt
  • Dễ béo phì
  • Vã mồ hôi tự nhiên
  • Hay có cảm giác hồi hộp
  • Xuất hiện vết ban vàng dưới da…

Nhìn chung, các dấu hiệu nhận biết khi máu nhiễm mỡ độ 2 khá rõ ràng. Tuy nhiên, chúng có thể xuất hiện không thường xuyên, thời gian ngắn và có thể tái diễn lại bất cứ lúc nào, gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng.

Không được chủ quan nếu tình trạng máu nhiễm mỡ lên giai đoạn 2
Không được chủ quan nếu tình trạng máu nhiễm mỡ lên giai đoạn 2

4. Máu nhiễm mỡ độ 2 có nguy hiểm không?

Máu nhiễm mỡ độ 2 là giai đoạn ở mức độ trung bình của bệnh. Song cần đặc biệt lưu ý, bởi nếu trong giai đoạn này không kiểm soát tốt sẽ khiến bệnh phát triển sang giai đoạn 3 rất nhanh chóng.

Mỡ máu tăng cao có thể dẫn tới nhiều biến chứng nguy hiểm như:

  • Tăng nguy cơ mắc các bệnh lý tim mạch: Khi nồng độ cholesterol trong máu tăng cao, xuất hiện các mảng xơ vữa tích tụ trong lòng động mạch, gây tắc nghẽn mạch máu. Điều này gây cản trở dòng chảy của máu, không cung cấp được oxy tới tim lâu ngày chúng sẽ gây ra triệu chứng như đau thắt ngực, nhồi máu cơ tim.
  • Não bộ bị ảnh hưởng do lượng máu không được cung cấp đủ: Khi động mạch chủ lên não bị tắc nghẽn, có thể gây ra tình trạng não bộ bị thiếu máu cục bộ, nguy hiểm hơn sẽ dẫn tới đột quỵ não, thậm chí tử vong.
  • Chân tay tê bì, chức năng một số bộ phận như: gan, thận, hệ tiêu hóa cũng bị ảnh hưởng.

5. Máu nhiễm mỡ độ 2 sau bao lâu thì chuyển sang cấp độ 3?

Thời gian máu nhiễm mỡ độ 2 chuyển sang cấp độ 3 sẽ phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của bệnh và thể trạng của mỗi người mà khác nhau. Bên cạnh đó, yếu tố về chế độ dinh dưỡng, tập luyện, sử dụng thuốc cũng sẽ ảnh hưởng tới thời gian này. Ví dụ với những bệnh nhân có bệnh lý nền như tiểu đường, hay lối sống không lành mạnh sẽ khiến bệnh có nguy cơ chuyển biến sang cấp độ 3 nhanh hơn. Do đó, tốt nhất người bệnh nên theo dõi định kỳ từ 3 – 6 tháng để đảm bảo phát hiện kịp thời sự chuyển biến của bệnh cũng như có hướng điều trị hiệu quả nhất.

6. Làm sao để điều trị máu nhiễm mỡ độ 2?

Để điều trị máu nhiễm mỡ độ 2, cũng như ngăn ngừa bệnh phát triển nhanh chóng, người bệnh cần tuân thủ chặt chẽ theo phác đồ điều trị của bác sĩ và kết hợp với một lối sống lành mạnh cụ thể:

6.1. Thực hiện chế độ ăn uống khoa học

Thực đơn hàng ngày bệnh nhân nên hạn chế ăn đồ chứa nhiều chất béo không tốt cho cơ thể, thực phẩm chứa nhiều cholesterol, các chất kích thích và hạn chế ăn tối muộn. Thay vào đó, người mắc mỡ máu cao nên bổ sung:

  • Thực phẩm chứa nhiều chất xơ và vitamin như: dưa chuột, chuối, táo, quả bơ, đu đủ, cam quýt, súp lơ, rong biển, trà xanh,…
  • Đồ ăn chứa chất béo không bão hòa như: dầu thực vật, cá, các loại hạt,…
  • Ưu tiên ăn thịt trắng thay vì các loại thịt đỏ.
  • Uống đủ nước mỗi ngày.
  • Nên chế biến đồ ăn nhạt hơn.
Những cách chữa trị tình trạng máu nhiễm mỡ độ 2 không phải ai cũng biết
Những cách chữa trị tình trạng máu nhiễm mỡ độ 2 không phải ai cũng biết

6.2. Quản lý cân nặng

Người bị béo phì sẽ làm tăng lượng mỡ dư thừa trong cơ thể đặc biệt vùng bụng và đùi. Bên cạnh đó, khi bị béo phì, lượng cholesterol xấu trong cơ thể có xu hướng tăng lên. Do đó, việc duy trì cân nặng hợp lý sẽ giúp bạn giảm được nguy cơ mắc mỡ máu cao.

6.3. Tăng cường hoạt động thể chất, giữ sức khỏe tinh thần

Mỗi ngày nên duy trì thói quen tập luyện khoảng 30 phút với các bài tập nhẹ nhàng, đi bộ, đạp xe,… Chúng sẽ giúp cơ thể giảm lượng cholesterol hiệu quả, hỗ trợ quá trình điều trị máu nhiễm mỡ độ 2.

Luôn giữ tinh thần thoải mái, tránh căng thẳng, stress vì đây là một trong những nguyên nhân khiến cơ thể sinh ra nhiều LDL- C có hại, dễ gây máu nhiễm mỡ cũng như khiến bệnh tình nghiêm trọng hơn.

6.4. Sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ

Tùy vào tình trạng bệnh đang ở mức độ nào, bệnh nhân có mắc bệnh lý nền nào không mà bác sĩ sẽ có đơn thuốc hợp lý với từng người. Thông thường thời gian dùng thuốc kéo dài từ 4 – 8 tuần (với người chỉ mắc máu nhiễm mỡ).

Ngoài ra, bệnh nhân máu nhiễm mỡ độ 2 cũng nên kết hợp bổ sung thêm Omega 3 – axit béo không no thiết yếu cho cơ thể với nhiều lợi ích như: giảm mỡ máu, giảm mỡ trong gan; ngăn ngừa các mảng xơ vữa trong động mạch, phòng ngừa nguy cơ nhồi máu cơ tim, đột quỵ; tăng khả năng chống oxy hóa, bảo vệ sức khỏe tim mạch, mắt, trí não… Theo các chuyên gia, bạn nên lựa chọn sử dụng Omega 3 nguyên chất dạng Triglycerid được bào chế từ dầu cá tinh chế, bởi chúng có khả năng hấp thu và chuyển hóa tốt hơn so với dạng khác.

Hy vọng với bài viết trên, bạn đọc đã hiểu rõ hơn về máu nhiễm mỡ độ 2 và mức độ nguy hiểm của nó. Từ đó, mỗi chúng ta hãy duy trì lối sống lành mạnh và lựa chọn các sản phẩm hỗ trợ phù hợp để có thể phòng ngừa căn bệnh này nhé!

 

Mọi thắc mắc bạn đọc vui lòng liên hệ để được tư vấn và giải đáp miễn phí : 089650950919001259 hoặc Email : songkhoe@bacsituvan.vn

    Đăng ký nhận tư vấn miễn phí - Toàn bộ thông tin Vinh Gia cam kết giữ kín.