Bé bị viêm loét miệng họng sốt cao nên làm gì?

Tham vấn Y khoa:
Bs Vũ Văn Lực

Ngày đăng:
17 Tháng Một 2023

Lần cập nhật cuối:
26 Tháng Mười Hai 2023

Số lần xem:
757

Bé bị viêm loét miệng họng sốt cao khiến cha mẹ lo lắng không biết đâu là nguyên nhân gây nên tình trạng này? Câu trả lời sẽ có trong nội dung dưới đây. 

Cần phải làm gì khi bé bị viêm loét miệng họng sốt cao?
Cần phải làm gì khi bé bị viêm loét miệng họng sốt cao?

1. Bé bị viêm loét miệng họng sốt cao là gì?

Tình trạng bé bị viêm loét miệng họng sốt cao thường gặp ở trẻ em do niêm mạc miệng tại các vị trí như má trong, vòm họng, lưỡi, môi của trẻ bị tổn thương, viêm loét. Vết loét bất thường hình thành trong khoang miệng có hình tròn, bên trên có màu trắng hoặc vàng, được bao bọc bên ngoài viền màu đỏ sưng, kích thước nhỏ lớn khác nhau. Tổn thương này có thể kéo dài ảnh hưởng đến dây thanh quản, thực quản, vòm họng của bé.

2. Nguyên nhân khiến bé bị viêm loét miệng họng sốt cao

Do bệnh chân tay miệng

Một trong những triệu chứng dễ nhận thấy nhất ở bệnh chân tay miệng là lòng bàn chân, bàn tay và niêm mạc miệng có vết bọng nước. Khi vết bọng nước này vỡ ra sẽ gây loét và đau đớn cho bé.

Do bệnh thủy đậu, herpes, sởi

Trẻ bị bệnh thủy đậu cũng gây ra loét miệng và sốt cao
Trẻ bị bệnh thủy đậu cũng gây ra loét miệng và sốt cao

Virus herpes, bệnh thủy đậu hay sởi đều có thể gây viêm loét, tổn thương khoang miệng và sốt. Herpes xâm nhập, tấn công khoang miệng dài xuống vòm họng của trẻ, thường thông qua đường ăn uống hoặc nhiễm từ người bệnh khác. Thủy đậu, sởi cũng gây viêm loét miệng, sốt và vết loét có thể xuất hiện toàn thân.

Thiếu dinh dưỡng

Nếu chế độ ăn uống của trẻ bị thiếu hụt dinh dưỡng cũng có thể tác động không nhỏ đến sức khỏe tổng thể cũng như sức đề kháng. Như thiếu sắt, vitamin B12, acid folic, các dưỡng chất thiết yếu có thể khiến trẻ bị nhiệt miệng, dễ bị sốt, viêm loét họng.

Do cơ thể bị nóng trong

Những trẻ có cơ địa nóng hay khi thời tiết nắng nóng, trẻ ăn nhiều thực phẩm chứa nhiều dầu mỡ, gia vị cay nóng,… đều là nguyên nhân làm tăng nguy cơ gây viêm loét miệng họng ở trẻ nhỏ.  Nếu viêm loét kéo dài có thể gây sốt khiến trẻ mệt mỏi, kém vận động.

Tác dụng phụ của thuốc

Một số loại thuốc gấy nóng trong dẫn đến trẻ bị loét miệng họng và sốt cao
Một số loại thuốc gấy nóng trong dẫn đến trẻ bị loét miệng họng và sốt cao

Không ít cha mẹ lạm dụng cho trẻ dùng thuốc khi trẻ chỉ bị cảm sốt nhẹ đã cho trẻ dùng kháng sinh. Việc dùng thuốc không đúng tình trạng bệnh hay dùng quá liều, tự ý mua thuốc cũng có thể khiến trẻ gặp phải các tác dụng phụ không mong muốn và tình trạng nóng trong, gây viêm loét miệng họng có thể xảy ra kèm theo sốt cao, đau đớn.

Do thói quen vệ sinh

Nếu trẻ vệ sinh răng miệng kém, không đúng cách cũng sẽ tạo điều kiện cho các vi khuẩn gây hại trong khoang miệng phát triển mạnh và gây tổn thương, viêm loét.

Do viêm họng, viêm amidan

Trẻ bị viêm loét vòm họng không kèm theo vết loét ở niêm mạc má hay môi, lưỡi thì có thể là do bé bị viêm họng, viêm amidan. Vòm họng của trẻ sưng đỏ, hoặc có màng trắng (mủ), thân nhiệt tăng cao.

Một số nguyên nhân khác

Thiếu hụt dưỡng chất (như vitamin B12, vitamin C, sắt, axit folic…) hay căng thẳng, lo âu cũng là những nguyên nhân làm phát sinh vết loét miệng ở trẻ, gây đau đớn có thể dẫn đến sốt nhẹ. 

3. Dấu hiệu bé bị viêm loét miệng họng sốt cao

Dấu hiệu dễ nhận biết trẻ bị viêm loét miệng họng sốt cao
Dấu hiệu dễ nhận biết trẻ bị viêm loét miệng họng sốt cao

Khi thấy bé có những dấu hiệu sau thì có thể bé bị viêm loét miệng họng sốt cao:

  • Có cảm giác đau nhiều ở cổ họng, môi và miệng
  • Bé dễ bị sốt cao trên 38.5 độ C
  • Cơ thể mệt mỏi, tay chân bủn rủn đã khiến bé lười vận động, chỉ muốn nằm lì tại chỗ
  • Dễ chảy dãi do tăng tiết dịch nhầy
  • Miệng có mùi hôi, chảy máu lợi
  • Bé thường xuyên bỏ bữa, chán ăn, ăn không ngon miệng do không chịu được những cơn đau đớn khi nuốt
  • Vì ăn không ngon miệng dẫn đến tình trạng sụt cân nghiêm trọng
  • Trẻ sơ sinh hay trẻ nhỏ bị viêm loét miệng họng thường xuyên quấy khóc, dễ bị nôn trớ khi bú,…

4. Bé bị viêm loét miệng họng sốt cao có nguy hiểm không?

Bé bị viêm loét miệng họng sốt cao có gây nguy hiểm gì không?
Bé bị viêm loét miệng họng sốt cao có gây nguy hiểm gì không?

bé bị viêm loét miệng họng sốt cao không ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe tổng thể nhưng nếu tình trạng này kéo dài không được điều trị kịp thời có thể làm ảnh hưởng đến khả năng ăn uống, giao tiếp, sinh hoạt hàng ngày của bé và có thể xảy ra biến chứng như:

Trẻ bị suy dinh dưỡng, chậm phát triển

Loét miệng họng và sốt cao kéo dài có thể khiến trẻ lười ăn, chán ăn, sụt cân, suy nhược cơ thể. Nếu không được kiểm soát sớm có thể ảnh hưởng đến quá trình phát triển toàn diện của trẻ khiến trẻ suy dinh dưỡng, chậm phát triển.

Có nguy cơ bị vỡ niêm mạc họng

Viêm loét miệng họng kéo dài có thể gây vỡ niêm mạc họng từ đó làm cổ họng sưng đau, khó nuốt.

Áp xe vùng hạ họng

Áp xe là biến chứng thường gặp của tình trạng viêm loét. Mức độ nguy hiểm của hiện tượng áp xe còn phụ thuộc nhiều vào mức độ viêm nhiễm tác động đến sức khỏe của trẻ nhỏ.

Nấm họng

Nấm họng sẽ gia tăng cơn ngứa ngáy cổ họng từ đó gây ra tình trạng ho có đờm, ho dai dẳng, sốt cao, hắt hơi nhiều. Nếu tình trạng này kéo dài, bệnh tiến triển nặng sẽ khó điều trị dứt điểm.

Trẻ có nguy cơ bị ung thư vòm họng

Tuy đây không phải là biến chứng thường gặp nhưng một số trường hợp trẻ bị viêm loét miệng họng sốt cao có thể gây ung thư vòm họng – bệnh lý nguy hiểm, có thể đe dọa trực tiếp đến tính mạng của trẻ nhỏ. 

>> Xem thêm: Trẻ bị viêm họng sốt mấy ngày thì nên đưa con đi khám?

5. Cách xử lý khi bé bị viêm loét miệng họng sốt cao

5.1. Dùng thuốc Tây điều trị

Chữa viêm loét miệng họng sốt cao cho bé bằng thuốc tây là cách điều trị phổ biến hiện nay
Chữa viêm loét miệng họng sốt cao cho bé bằng thuốc tây là cách điều trị phổ biến hiện nay

Thuốc tây thường mang lại tác dụng nhanh chóng, giúp kiểm soát triệu chứng viêm loét miệng họng cho trẻ em, hạ sốt và khắc phục các vấn đề liên quan. Cha mẹ chỉ nên cho trẻ dùng thuốc khi có chỉ định của bác sĩ, đặc biệt cần cho trẻ sử dụng thuốc theo đúng phác đồ và để hạn chế tác dụng phụ không nên tự ý dùng thuốc Tây cho trẻ nhỏ, nhất là các trẻ dưới 5 tuổi. Các nhóm thuốc được dùng khi bé bị viêm loét miệng họng sốt cao như thuốc kháng sinh, kháng virus, thuốc chống nấm, hạ sốt, thuốc giảm đau, thuốc trị triệu chứng hoặc viên uống bổ sung. Cha mẹ cũng nên chú ý chế độ dinh dưỡng để có thể cung cấp cho trẻ đầy đủ dưỡng chất.

5.2. Sử dụng mẹo chữa tại nhà

Cha mẹ cũng có thể tham khảo và áp dụng các mẹo chữa khi bé bị viêm loét miệng họng sốt cao. Các mẹo này đều sử dụng các nguyên liệu có sẵn trong tự nhiên nên lành tính, không có tác dụng phụ như thuốc tây. Các mẹo đơn giản này là:

  • Súc miệng bằng nước muối: Súc miệng bằng nước muối ấm là một trong những cách hỗ trợ và phòng ngừa viêm loét miệng đơn giản và hiệu quả. Trong nước muối chứa các thành phần có tác dụng sát trùng, kháng viêm, làm sạch khoang miệng, từ đó làm dịu vùng loét viêm, đau rát hiệu quả.
  • Tinh bột nghệ: Nghệ có chứa các dược chất có tác dụng chống viêm, kháng khuẩn, hỗ trợ làm lành vết thương. Cha mẹ có thể dùng một ít tinh bột nghệ hòa cùng với nước ấm và mật ong rồi cho bé uống. Thực hiện hàng ngày để đạt được kết quả điều trị tốt nhất.
  • Mật ong: Mật ong có thành phần có tác dụng ức chế vi khuẩn gây viêm ở khoang miệng, cổ họng. Cha mẹ có thể pha mật ong với nước ấm và thêm vài lát chanh vào cho trẻ uống. Lưu ý cách này không áp dụng cho trẻ dưới 1 tuổi vì có thể phát sinh tác dụng không mong muốn.

5.3. Chữa trị bằng thuốc Đông y

Có thể sử dụng thuốc đông y để điều trị cho viêm loét miệng họng sốt cao cho trẻ
Có thể sử dụng thuốc đông y để điều trị cho viêm loét miệng họng sốt cao cho trẻ

Điều trị viêm loét miệng họng sốt cao cho trẻ em bằng thuốc Đông y cũng là hướng điều trị được nhiều người lựa chọn. So với thuốc tân dược, bài thuốc Đông y quy tụ các dược liệu quý trong tự nhiên, hỗ trợ khắc phục triệu chứng khó chịu và giúp cải thiện sức khỏe tổng thể cho bé. Tuyệt đối không được tự ý kết hợp thuốc Đông y và các phương pháp khác nếu chưa thông qua ý kiến của bác sĩ, thầy thuốc để đảm bảo an toàn sức khỏe trẻ nhỏ.

Cha mẹ có thể chọn dùng xịt họng thảo dược có thành phần: Xuyên tâm liên, hoàng liên, hoàng cầm, bách bộ, xạ can, húng chanh, cỏ ngọt, mật ong, tinh dầu bạc hà, nước tinh khiết và phụ liệu vừa đủ. Xịt họng này có thể dùng cho người lớn và trẻ em có tác dụng tại chỗ, dùng để xịt họng, giảm sưng đau rát ngứa họng, giúp giảm viêm họng, viêm amidan, thanh quản; phòng viêm nhiễm đường hô hấp do virus, vi khuẩn, sử dụng cho người bị ho gió, ho khan, ho có đờm, ho lâu ngày không khỏi, ho do cảm cúm, ho do thay đổi thời tiết, làm dịu cải thiện các triệu chứng của khô họng, viêm loét miệng – họng, tổn thương niêm mạc miệng, nhiệt miệng; ngăn ngừa các vấn đề: viêm nướu, viêm chân răng, viêm loét miệng… Xịt họng này sẽ hỗ trợ cải thiện nhanh tình trạng bé bị viêm loét miệng họng sốt cao hiệu quả, an toàn. 

6. Chăm sóc và phòng ngừa trẻ bị viêm loét miệng họng sốt cao

Cách chăm sóc và phòng ngừa trẻ bị viêm loét miệng họng sốt cao hiệu quả
Cách chăm sóc và phòng ngừa trẻ bị viêm loét miệng họng sốt cao hiệu quả

Cha mẹ có thể lưu ý những điều sau để chăm sóc và phòng ngừa trẻ bị viêm loét miệng họng sốt cao:

  • Hướng dẫn trẻ đánh răng: Nên tập cho trẻ thói quen chải răng đều đặn 2 – 3 lần/ ngày sau ăn và khi ngủ dậy. Nên chọn bàn chải có lông mềm, có kích thước phù hợp để tránh gây trầy xước mô nướu và kích thích vết loét.
  • Nên hướng dẫn trẻ súc miệng bằng nước muối ấm hoặc nước muối sinh lý mỗi ngày từ 1 – 3 lần tùy thuộc vào độ tuổi.
  • Nên cho bé ăn các món ăn ở dạng lỏng, mềm, được nấu chín nhừ, dễ tiêu hóa. Thay vì ăn 3 bữa chính thì nên chia nhỏ các bữa ăn để giảm áp lực lên vùng cổ họng.
  • Tránh cho trẻ dùng các món ăn quá cứng, thức ăn cay nóng, nhiều gia vị, không nên cho trẻ ăn quá nhiều, ăn thức ăn có vị chua vì có thể khiến trẻ đau rát, xót và khó chịu, làm tình trạng viêm loét tiến triển nặng hơn.
  • Nên hạn chế cho trẻ dùng nước đá, kem, các thức ăn và thức uống lạnh.
  • Nên khuyến khích bé uống nhiều nước để ổn định điện giải trong cơ thể cũng như ngăn ngừa khô họng, khô miệng. Cha mẹ có thể cho bé uống thêm nước ép trái cây, rau củ, sữa…  có tác dụng bổ sung nước và dinh dưỡng cho cơ thể.
  • Chú ý giữ ấm cổ họng của trẻ khi thời tiết chuyển lạnh. Nhớ cho trẻ đeo khẩu trang khi ra đường để phòng ngừa các bệnh đường hô hấp.

Trên đây là những thông tin về tình trạng bé bị viêm loét miệng họng sốt cao để giúp cha mẹ hiểu hơn về tình trạng này, để từ đó có phương pháp điều trị hiệu quả.

 

Mọi thắc mắc bạn đọc vui lòng liên hệ để được tư vấn và giải đáp miễn phí : 089650950919001259 hoặc Email : songkhoe@bacsituvan.vn

    Đăng ký nhận tư vấn miễn phí - Toàn bộ thông tin Vinh Gia cam kết giữ kín.