Bảy cách “nuôi dưỡng” trí nhớ

Đăng bởi:

Ngày đăng:
25 Tháng hai 2012

Lần cập nhật cuối:
14 Tháng mười 2021

Số lần xem:
2184

Chắc hẳn ai trong chúng ta cũng đều có những lúc đãng trí – như để quên đồ vật, quên tên người khác, đi mua hàng nhưng quên những thứ cần mua đã định sẵn… Đó là điều hết sức bình thường, nhất là với người ở tuổi trung niên, vì mặc dù tuổi của chúng ta ngày càng lớn nhưng bộ nhớ chẳng lớn thêm chút nào.

Nhiều nghiên cứu cho thấy: ăn uống điều độ, thường xuyên động não, rèn luyện khả năng tư duy có thể giúp cải thiện trí nhớ. Dưới đây là một số cách đơn giản giúp bạn giữ cho đầu óc minh mẫn.

1/ Mỗi tuần ăn cá ít nhất một lần

an ca moi tuan

Theo nghiên cứu của TS. khoa học Martha Clare Morris – nhà dịch tễ học, Phó giáo sư thuộc Trung tâm Y tế trường Đại học Rush (Chicago), những người ăn cá một lần mỗi tuần sẽ giảm được 60% nguy cơ mắc bệnh Alzheimer (chứng bệnh suy giảm trí nhớ do thoái hóa một số tế bào thần kinh não bộ). Các loài cá nước lạnh như cá hồi, cá ngừ… có chứa nhiều DHA – một loại axit béo omega 3 tốt cho não bộ.

Ông cũng chỉ ra rằng các bữa ăn có cá hàng tuần có thể giúp người trung niên làm chậm quá trình suy giảm trí nhớ 10% mỗi năm – tương đương với việc thời gian quay ngược 3 đến 4 năm. Vì vậy, hãy ăn cá hàng tuần để nạp omega 3 cho não.

Còn nếu bạn không thích ăn cá, hãy thử các cách dưới đây.

2/ Chơi các trò luyện khả năng tư duy hằng ngày

choi game

Một yếu tố quan trọng hay bị chúng ta xao nhãng chính là rèn luyện khả năng tư duy của não. Loài người là sinh vật có tập tính và thích gắn kết các hoạt động, sự kiện với nhau thành những mẫu chung. Nhưng thật ra não bộ của chúng ta lại chỉ thích những sự kiện mới lạ, bất ngờ.

Hãy thường xuyên thử thách chính mình để phát triển khả năng tư duy tiềm tàng trong bạn, và giảm thiểu nguy cơ mất trí nhớ do tuổi tác. Các trò chơi thử trí nhớ, luyện khả năng tư duy như Sukodu, Mah Jongg… là một trong những cách hay để cho bộ não của bạn “tập thể dục”.

3/ Giao tiếp

giaotiep

Các chuyên gia chỉ ra rằng, giao tiếp với người khác cũng là một cách để rèn luyện khả năng tư duy. Vì khi bạn giao tiếp, não bộ phải vận hành tích cực, như lên kế hoạch, đưa ra quyết định về những điều sẽ nói, điều chỉnh cảm xúc…

Giao tiếp thường xuyên giúp bạn có đầu óc nhạy bén và giảm thiểu cortisol – một loại hoocmon gây stress.

4/ Tập thể dục đều đặn

theduc

Bên cạnh ăn uống điều độ, tập thể dục thường xuyên cũng giúp não bộ luôn khỏe mạnh. Các hoạt động cơ thể sẽ làm tăng hoạt động của tim nên lượng máu giàu oxy lên não được tăng cường, não bộ sẽ hoạt động tốt hơn – như chiếc xe được đổ thêm xăng.

Về lâu về dài, theo nghiên cứu của ThS. Thomas Crook, chuyên gia nghiên cứu sự phát triển nhận thức và các chứng rối loạn trí nhớ, tập thể dục hằng ngày có rất nhiều cái lợi: tốt cho tim mạch, ngừa các bệnh có thể gây ảnh hưởng tới khả năng nhận thức như đột quỵ…

5/ Nhớ lại các kỷ niệm vui

kyniem

Các chuyên gia cũng chỉ ra rằng, sống vui vẻ, lạc quan giúp não bộ hoạt động tốt hơn. Một nghiên cứu năm 2007 cho thấy ở những người sống vui vẻ, chứng suy giảm trí nhớ giảm đi 60%. Một nghiên cứu khác cũng cho thấy những người già không chịu ảnh hưởng của stress kinh niên có điểm số cao hơn trong các bài kiểm tra trí nhớ.

Vậy nếu bạn có một ngày xui xẻo thì đơn giản là hãy xóa nó khỏi bộ nhớ và thay vào đó một kỷ niệm vui. Hãy nhớ về những khoảnh khắc hạnh phúc trong cuộc sống và cảm giác của bạn lúc đó.

6/ Đừng quá lo lắng khi thấy mình đãng trí

lolang

Trong cuộc sống có những điều nên quên và những lúc nên quên. Các thông tin hằng ngày dồn về não làm bạn tưởng rằng bộ nhớ sẽ giảm do quá tải, nhưng thật ra chỉ vì nó bị nhồi nhét quá nhiều thông tin vô dụng.

Hầu hết các thông tin hằng ngày đều không có gì đặc biệt đáng nhớ. Một bộ não hoạt động tốt luôn có khả năng chắt lọc thông tin, chỉ nhớ những việc quan trọng. Chẳng hạn, nếu bạn nhanh quên mã PIN cũ, tức là bạn cũng sẽ rất dễ ghi nhớ mã PIN mới.

7/ Ngủ trưa

ngutrua

Theo các nghiên cứu ở Đức, một giấc ngủ trưa ngắn, khoảng 6 phút, sẽ giúp đầu óc bạn minh mẫn hơn. Các nhà khoa học đã thực hiện nghiên cứu trên ba nhóm tình nguyện: trong một giờ đồng hồ, nhóm thứ nhất không ngủ trưa, nhóm thứ hai chỉ ngủ 6 phút và nhóm còn lại ngủ suốt 60 phút.

Kết quả là, nhóm thứ hai và thứ ba có ngủ trưa nên điểm số bài kiểm tra trí nhớ cao hơn nhóm không ngủ trưa; và điều ngạc nhiên là nhóm ngủ ít có điểm cao hơn nhóm ngủ nhiều.

 

Mọi thắc mắc bạn đọc vui lòng liên hệ để được tư vấn và giải đáp miễn phí : 089650950919001259 hoặc Email : songkhoe@bacsituvan.vn

    Đăng ký nhận tư vấn miễn phí - Toàn bộ thông tin Vinh Gia cam kết giữ kín.