Thiểu năng tuần hoàn não – những điều “tối thiểu” cần biết

Tham vấn Y khoa:
Bs Vũ Văn Lực

Ngày đăng:
29 Tháng Mười 2021

Lần cập nhật cuối:
26 Tháng Mười Hai 2023

Số lần xem:
4139

Thiểu năng tuần hoàn não hiện nay được biết đến như một căn bệnh khá phổ biến ở người trung niên và cao tuổi, đặc biệt ở những người lao động bằng trí óc, ảnh hưởng không nhỏ đến khả năng tập trung, chất lượng công việc và các mối quan hệ xã hội. Những điều tối thiểu bạn cần biết về tình trạng này để tự phòng tránh cho mình.

Tìm hiểu chi tiết hơn về bệnh thiểu năng tuần hoàn não
Tìm hiểu chi tiết hơn về bệnh thiểu năng tuần hoàn não

1. Thiểu năng tuần hoàn não là gì?

Thiểu năng tuần hoàn não là tình trạng thiếu máu lên não, làm giảm sự cung oxy và các chất dinh dưỡng nuôi dưỡng não, khiến cho các tế bào thần kinh não thiếu năng lượng, não sẽ hoạt động kém, ảnh hưởng nhiều mặt đến sức khỏe và tinh thần.

Bệnh gặp ở người trung tuổi, cao tuổi và người lao động trí óc. Đặc biệt, độ tuổi mắc bệnh ngày càng “trẻ hóa” vì nhịp sống hiện nay đang phải lao động bằng trí óc nhiều hơn, cường độ làm việc cao, học tập nhiều tạo nhiều áp lực lớn lên não và cơ thể.

Xem thêm: Vì sao thiểu năng tuần hoàn não ở người trẻ lại ngày càng tăng?

Bệnh biểu hiện ở mức độ nhẹ có thể gây chóng mặt, mất sức lực, suy giảm trí nhớ, kém tập trung. Khi bệnh tiến triển nặng hơn có thể gây mất trí nhớ, tâm thần không ổn định, có thể đột quỵ dẫn đến tàn tật hoặc tử vong.

2. Nguyên nhân bệnh thiểu năng tuần hoàn não

Nguyên nhân gây thiểu năng tuần hoàn não chủ yếu là do ảnh hưởng của một số bệnh nền về tim, mạch máu và một số bệnh lý khác chẳng hạn như:

  • Huyết áp cao: Huyết áp tăng cao sẽ làm cho mạch máu suy yếu, hình thành những vết nứt, chất béo và cách tiểu cầu được “huy động” đến để lấp đầy những vết nứt, tích tụ tạo thành mảng bám khiến thành mạch máu bị xơ cứng, lòng mạch thu hẹp, lưu thông máu bị cản trở.
  • Mạch máu bị đè nén: Tác động ngoại lực, mạch máu não bị đè nén, máu khó lưu thông nên có thể dẫn tới tình trạng thiếu máu lên não, thiểu năng tuần hoàn não.
  • Nhịp nhanh thất: Tâm thất đập quá nhanh, tim không kịp bơm đầy máu có thể dẫn tới thiếu máu lên não, gây thiểu năng tuần hoàn não.
  • Xơ vữa động mạch: Những mảng bám trên thành động mạch có thể thu hẹp dòng chảy, khi chúng bong ra dễ kết hợp với tiểu cầu và tạo nên cục máu đông gây thiểu năng tuần hoàn não.
  • Bệnh hồng cầu lưỡi liềm: Hồng cầu lưỡi liềm có thể do di truyền khiến chúng khó di chuyển, đồng thời có thể ngăn máu mang oxy đi vào các mô từ đó gây thiếu máu não, dẫn tới tình trạng thiểu năng tuần hoàn não.
  • Bệnh xương khớp: Thoái hóa đốt sống cổ, thoát vị đĩa đệm gây chèn ép động mạch đốt sống phía sau não từ đó làm giảm lượng máu lưu thông lên não, gây ra thiểu năng tuần hoàn não.
  • Béo phì, rối loạn mỡ máu: Nồng độ cholesterol và lipid trong máu cao có thể góp phần làm dày hoặc cứng động mạch, gây ra tích tụ mảng bám, dẫn truyền máu giảm, không cung cấp đủ cho não.
  • Chấn thương sọ não: Tác động ngoại lực bên ngoài do tai nạn, vỡ mạch máu, hình thành cục máu đông gây tắc mạch, cản trở sự tuần hoàn máu lên não.
Cần cẩn thận khi phát hiện triệu chứng bệnh thiểu năng tuần hoàn não
Cần cẩn thận khi phát hiện triệu chứng bệnh thiểu năng tuần hoàn não

3. Triệu chứng bệnh thiểu năng tuần hoàn não

Thiểu năng tuần hoàn não nhẹ hay nặng, mới bị hay đã mắc bệnh lâu sẽ có những triệu chứng điển hình dưới đây:

  • Đau đầu: Rất hay đau nửa đầu, đau từ vùng sau gáy lan lên thái dương, đau nhoi nhói, giật thon thót vùng thái dương, nặng hơn có thể đau vùng hốc mắt. Có một số trường hợp đau vùng sau gáy lan lên phía đầu, cảm giác mệt mỏi, nặng, nóng vùng gáy.
  • Chóng mặt, choáng váng: Người bệnh có cảm giác hơi loạng choạng khi đi, đứng, như sau sóng, hoa mắt, chóng mặt, tối sầm mặt, đặc biệt khi di chuyển tư thể nằm sang tư thế đứng hoặc ngồi đột ngột.
  • Rối loạn giấc ngủ: Khó đi vào giấc ngủ, mất ngủ kinh niên, lúc tối ngủ được, nửa đêm trằn trọc không ngủ được, thức giấc. Đặc biệt, ban ngày ngủ gà ngủ gật, ban đêm không ngủ được.
  • Rối loạn cảm xúc: Tâm trạng thay đổi bất chợt, dễ cáu gắt, giận hờn vô cớ, dễ xúc động, không kiềm chế được cảm xúc.
  • Giảm trí nhớ: “Não cá vàng” rất hay quên những việc vừa mới xảy ra. Khả năng làm việc bằng trí óc cũng giảm sút rõ rệt, khả năng sắp xếp lại thời gian lại giảm theo lịch trình.
  • Tê tay chân: Hiện tượng này thường xuất hiện vào buổi sáng sớm ngủ dậy, cử động xoa bóp tay chân một lúc lâu mới hết tê.
  • Cảm giác sợ lạnh: Xuất hiện những cơn rét run, vã mồ hôi, trời nóng cũng phải mặc áo khoác, quàng khăn mà vẫn rét.

4. Thiểu năng tuần hoàn não có nguy hiểm không?

Thiểu năng tuần hoàn não gây ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống, công việc của người bệnh. Cơ thể mệt mỏi, khó chịu, mất tập trung, làm việc nhớ nhớ quên quên, … Tình trạng bệnh kéo dài nếu không được điều trị dứt điểm có thể dẫn đến biến chứng nguy hiểm, như:

4.1. Teo não

Não bộ không được cung cấp đủ máu thường xuyên, não không được nuôi dưỡng tốt các tế bào thần kinh sẽ suy yếu và chết đi ngày càng nhiều gây ra chứng teo não. Chứng teo não có thể gây ra một loạt các ảnh hưởng nghiêm trọng như là tình trạng suy giảm trí nhớ, lú lẫn, hay quên, rối loạn ngôn ngữ thậm chí là trầm cảm và mất trí nhớ hoàn toàn.

4.2. Đột quỵ

Biến chứng nguy hiểm nhất của thiểu năng tuần hoàn não. Hơn nữa thường xảy ra với những bệnh nhân bị thiểu năng tuần hoàn não đang có dấu hiệu tăng mỡ máu cao, tiểu đường, …Thông thường đột quỵ sẽ có những triệu chứng đặc trưng như là cơn đau đầu đến đột ngột và vô cùng dữ dội, tê yếu tay chân, không để đồng thời nâng cả hai tay lên được, thậm chí là liệt, tê liệt mặt, xệ má, không nói được hoặc nói ngọng, nói lắp, mắt bị mờ, mắc lắc.

Bệnh thiểu năng tuần hoàn não có dễ phát hiện không, chẩn đoán như thế nào?
Bệnh thiểu năng tuần hoàn não có dễ phát hiện không, chẩn đoán như thế nào?

5. Các biện pháp chẩn đoán bệnh thiểu năng tuần hoàn não

Thăm khám lâm sàng và một số các thăm dò cận lâm sàng sẽ giúp chẩn đoán chính xác bệnh rối loạn tuần hoàn não. Có 3 phương pháp đo và đánh giá được áp dụng dưới đây.

5.1. Phương pháp đánh giá dòng chảy đến não

  • Chụp gamma mạch não
  • Dùng siêu âm do hiệu ứng Doppler
  • Lưu huyết não đồ
  • Đo lưu lượng máu não bằng phóng xạ

5.2. Phương pháp đánh giá hiệu quả của việc tưới máu não

  • Điện não đồ
  • Đo phản ứng nhiệt qua da
  • Ghi nhiệt độ ở mặt
  • Nghiệm pháp tâm lý

5.3. Phương pháp đánh giá tình trạng xơ vữa động mạch

  • Chup X-quang
  • Chụp động mạch não
  • Xét nghiệm sinh hóa lipid máu
  • Xét nghiệm huyết học chức năng đông máu

6. Phòng ngừa bệnh thiểu năng tuần hoàn não

“Phòng bệnh hơn chữa bệnh” khi nghi ngờ thiểu năng tuần hoàn não (có đau đầu, chóng mặt, buồn nôn, …), cần đi khám bệnh ngay và rất nên đi khám bệnh định kỳ. Phòng ngừa bệnh bằng cách:

  • Tạo thói quen ăn uống khoa học, ăn nhiều rau xanh, trái cây, hạn chế chất đạm, dầu mỡ, chất béo.
  • Hạn chế sử dụng các sản phẩm công nghệ hàng ngày như laptop, tivi, điện thoại, …
  • Chơi thể thao mỗi ngày và đi du lịch để giảm stress và tái tạo năng lượng sống, giúp tâm trạng luôn lạc quan, yêu đời.
  • Massage thư giãn, nghỉ ngơi 10 phút khi làm việc trí óc liên tục 2 tiếng.
  • Không nên tắm nước lạnh khi mới đi ngoài trời nắng về và mùa lạnh nên mặc ấm, nơi nằm ngủ tránh gió lùa.
  • Ngủ đủ giấc, tránh thức khuya, suy nghĩ nhiều, nên ngủ trước 22h đêm.

Tham khảo: Nên ăn gì đề phòng tránh bệnh thiểu năng tuần hoàn não?

Thiểu năng tuần hoàn não là bệnh gì và cách điều trị như thế nào tốt nhất?
Thiểu năng tuần hoàn não là bệnh gì và cách điều trị như thế nào tốt nhất?

7. Các biện pháp điều trị bệnh thiểu năng tuần hoàn não

Tình trạng tuần hoàn não kém kéo dài, không được chữa trị dứt điểm sẽ để lại những biến chứng nặng nề nên nhiều người cũng thắc mắc, liệu thiểu năng tuần hoàn não có chữa khỏi được không?. Thực tế có 2 phương pháp điều trị bệnh thiểu năng tuần hoàn não, đó là nội khoa và ngoại khoa. Tùy vào từng trường hợp sau khi thăm khám, chẩn đoán, đánh giá mức độ nhẹ nặng, các bác sĩ chỉ định cách điều trị phù hợp nhất.

7.1. Nội khoa: dùng thuốc

Điều trị theo nội khoa – dùng thuốc chữa trị triệu chứng thiểu năng tuần hoàn não. Tùy cơ chế sinh bệnh mà bệnh nhân sẽ được dùng các loại thuốc điều trị khác nhau.

  • Thuốc giảm đau như paracetamol.
  • Thuốc điều trị hỗ trợ cho tuần hoàn não như cavinton, piracetam, praxilene, …
  • Thuốc tăng cường xung động thần kinh như các vitamin nhóm B (B1, B6, B12, …)
  • Thuốc Đông y như hoạt huyết dưỡng não, thuốc có chứa thành phần chiết xuất từ cây bạch quả Ginkgo Biloba.

Tuy nhiên, khi được bác sĩ kê đơn dùng thuốc người bệnh cần tuân thủ dùng thuốc theo đơn, đúng liều lượng, thời gian.

7.2. Ngoại khoa

Khi phương pháp điều trị thiểu năng tuần hoàn não bằng nội khoa không đáp ứng, cần can thiệp phương pháp ngoại khoa. Điều trị ngoại khoa chủ yếu cho những bệnh nhân tai biến mạch máu não tạm thời, nguyên nhân do xơ vữa động mạch cảnh trong hoạt động mạch đốt sống thân nền.

  • Động mạch cảnh trong: Phẫu thuật khai thông động mạch – kỹ thuật ghép hoặc bắc cầu.
  • Động mạch đốt sống thân nền: Phẫu thuật lấy huyết khối, khai thông động mạch, bắc cầu, cắt bỏ các quay bất thường của động mạch đốt sống.

Một điều quan trọng trong điều trị ngoại khoa phải sử dụng cả thuốc hoặc các thực phẩm, thực phẩm chức năng mà có thành phần tăng lưu thông máu như Ginkgo Biloba giúp tăng cường lưu thông máu, tăng tuần hoàn máu, cải thiện tốt triệu chứng thiểu năng tuần hoàn não và tốt hơn khi kết hợp với thành phần vitamin nhóm B như tiền Vitamin B1 (Fursultiamine), Cao Blueberry và Chondroitin, tạo thành 4 chất quan trọng, có tác dụng hiệp đồng với nhau giúp hỗ trợ và cải thiện nhanh tình trạng bệnh.

Tuy nhiên, trên thị trường hiện nay có rất nhiều sản phẩm chứa thành phần Ginkgo Biloba nếu đơn thuần chỉ có Ginkgo Biloba thì sẽ không phát huy tác dụng điều trị thiểu năng tuần hoàn não mà phải có thêm thêm những thành phần khác nữa như Fursultiamine, Cao Blueberry, Chondroitin thì mới nâng cao hiệu quả tác dụng Ginkgo Biloba cũng như hiệu quả chống oxy hóa, tăng cường dẫn truyền xung động thần kinh, qua đó hỗ trợ và điều trị dự phòng bệnh thiểu năng tuần hoàn não tốt hơn. Tìm hiểu thêm tại đây.

Trên đây là những thông tin về thiểu năng tuần hoàn não mà bệnh nhân và người thân có thể nhận biết. Hơn nữa, có thể tự chẩn đoán, có hướng phòng ngừa và điều trị bệnh kịp thời, tránh những biến chứng nguy hiểm.

 

Mọi thắc mắc bạn đọc vui lòng liên hệ để được tư vấn và giải đáp miễn phí : 089650950919001259 hoặc Email : songkhoe@bacsituvan.vn

    Đăng ký nhận tư vấn miễn phí - Toàn bộ thông tin Vinh Gia cam kết giữ kín.