Candida là loại nấm thường trú trên cơ thể người, nếu nấm sinh sôi quá mức sẽ dẫn đến bệnh lý gây viêm các cơ quan mà nấm ký sinh như da, niêm mạc, âm đạo,… Hiện nay, việc điều trị nấm candida chủ yếu là sử dụng thuốc diệt nấm. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về các loại thuốc trị nấm candida thường dùng hiện nay và các lưu ý khi sử dụng.
1. Tìm hiểu về tình trạng viêm nhiễm do nấm Candida
Nhiễm nấm Candida là tình trạng viêm nhiễm do nấm Candida ký sinh (chủ yếu là Candida albicans). Trong điều kiện sinh lý bình thường nấm Candida có thể sinh sống thường trú trên da, và niêm mạc cơ thể mà không gây bệnh lý. Các vị trí có nấm Candida thường trú như miệng, họng, ruột, âm đạo mà không gây bất thường. Nấm Candida chỉ gây biểu hiện bệnh lý khi nó sinh sôi quá mức kiểm soát, xâm nhập vào các cơ quan cơ thể như tim, gan, não, thận hay vào máu. Biểu hiện bệnh lý các cơ quan như viêm da, viêm âm đạo, viêm niêm mạc miệng,… gây các triệu chứng như ngứa da, đau miệng, tiết dịch âm đạo mùi hôi.
Nhiễm nấm Candida có thể dẫn đến các bệnh lý sau:
- Nấm miệng: Có thể xuất hiện ở bên trong má, quanh môi, lưỡi hoặc vòm miệng làm đỏ niêm mạc, lưỡi bóng, xuất hiện các mảng bám màu trắng trong miệng,…
- Nấm thực quản: Nấm miệng có thể lây lan đến thực quản dẫn đến viêm nhiễm khiến người bệnh ăn uống khó khăn do nuốt đau, buồn nôn, nôn, cảm giác nóng rát sau xương ức,…
- Nhiễm nấm cơ quan sinh dục: Nữ giới có thể bị viêm âm đạo, âm hộ với triệu chứng ngứa nhiều, ra huyết trắng bột như bã đậu, đau khi đi tiểu hoặc quan hệ, khám thấy niêm mạc âm đạo sưng đỏ, có nhiều mảng bám trắng,… Nam giới có thể bị viêm bao quy đầu, hình thành các nốt viêm đỏ, mụn mủ, ngứa lỗ sáo, thấy lớp giả mạc màu trắng bên trong bao quy đầu. Ngoài ra, nấm cũng có thể lây lan gây viêm nhiễm hậu môn và khu vực xung quanh.
- Nấm da: Các vị trí có nếp gấp hoặc thường xuyên ẩm ướt là khu vực nấm phát triển mạnh như bẹn, hai mông, nách, nếp da dưới ngực,… dẫn đến tổn thương da với mảng lớn, đỏ, ngứa nhiều, cảm giác bỏng rát,…
- Nhiễm nấm lan tỏa: Khi cơ thể xuất hiện vết thương hở, nấm Candida có thể xâm nhập vào máu và theo hệ tuần hoàn di chuyển khắp cơ thể dẫn đến nhiễm trùng phủ tạng. Tình trạng này thường xảy ra với trẻ sinh non, người có hệ miễn dịch suy yếu, bệnh nhân sau phẫu thuật,…
2. Các loại thuốc trị nấm Candida phổ biến
Việc sử dụng thuốc điều trị nấm candida phụ thuộc vào tình trạng bệnh của từng người. Song song với đó, bạn tình cũng cần điều trị để ngăn ngừa bệnh tái phát. Thuốc trị nấm thường là thuốc bôi tại chỗ hoặc thuốc uống kháng nấm.
Một số loại thuốc trị nấm candida thường được dùng như:
2.1. Terbinafine
Terbinafine là thuốc chống nấm phổ rộng thường được dùng hiện nay. Terbinafine là thuốc chống nấm phổ rộng có thể sử dụng với cả người lớn và trẻ em. Tùy vào từng trường hợp, độ tuổi khác nhau mà bác sĩ chuyên khoa sẽ tư vấn liều lượng và thời gian sử dụng thích hợp. Tuy nhiên, thuốc có thể gây ra tác dụng phụ như đau bụng, buồn nôn, đau đầu,… Nếu xuất hiện triệu chứng bất thường, bệnh nhân cần ngưng sử dụng và báo ngay với bác sĩ để có biện pháp xử lý.
Thuốc Terbinafine chống chỉ định cho bà bầu và những trường hợp mẫn cảm với bất kỳ thành phần của thuốc. Nếu bạn đang mang thai mà nhiễm nấm thì có thể tìm đến bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn phương pháp điều trị an toàn và hiệu quả hơn.
2.2. Clotrimazole
Clotrimazole được đánh giá là thuốc có hiệu quả tốt trong điều trị nấm do bệnh candida gây ra. Thuốc có thể được sử dụng cả dưới dạng bôi tại chỗ và uống. Clotrimazole ở dạng bôi có nồng độ 2%. Bôi tại chỗ lên vùng âm đạo, ngày sử dụng 1 lần vào buổi tối trước khi ngủ, dùng kéo dài 3 ngày liên tiếp, trong một số trường hợp bác sĩ có thể chỉ định thời gian dùng kéo dài hơn. Ngoài ra, Clotrimazole còn có loại thuốc đặt âm đạo, ngày dùng 1 lần trước khi ngủ trong vòng 3 ngày.
2.3. Econazole
Econazole cũng là thuốc được sử dụng nhiều trong điều trị nấm candida, thuốc có thể sử dụng dưới dạng kem bôi nồng độ 1%, thuốc đặt âm đạo 150mg và thuốc rửa 0,1%. Kem bôi Econazole liều lượng sử dụng ngày bôi 1 lần vào buổi tối trước khi ngủ, thời gian dùng 2 tuần. Dạng viên đặt dùng 1 viên vào buổi tối trước ngủ, dùng tối thiểu 3 ngày.
2.4. Fluconazole
Fluconazole là thuốc được sử dụng để điều trị nhiễm trùng do các loại nấm khác nhau, chủ yếu là Candida. Những trường hợp thường được chỉ định sử dụng thuốc trị nấm Candida Fluconazole là:
- Viêm nhiễm âm đạo tái phát nhiều lần.
- Bệnh nhân có hệ miễn dịch kém như nhiễm HIV, bệnh mạn tính bị nhiễm nấm.
- Người đã được cấy ghép tủy xương.
- Bệnh nhân nhiễm nấm có nguy cơ nhiễm trùng não.
Thuốc được bào chế ở dạng viên nang hoặc dung dịch sử dụng qua đường uống. Fluconazole cũng có dạng tiêm sử dụng trong trường hợp không dung nạp hoặc bệnh nhân không thể uống. Tuy nhiên, cần phải thận trọng khi sử dụng thuốc cho người mắc bệnh tim, gan, thận, dị ứng với các thành phần của thuốc, rối loạn chuyển hóa porphyrin cấp tính,…
2.5. Miconazole
Miconazole được bào chế ở các dạng khác nhau như gel dùng cho họng, kem bôi da, thuốc đặt âm đạo, thuốc tiêm có tác dụng chống nấm đồng thời cho khả năng kháng khuẩn với một số trực khuẩn và vi khuẩn gram dương.
Thuốc được sử dụng cho các trường hợp bị nấm miệng, ngoài da, đường tiêu hóa, âm đạo,… Thận trọng khi sử dụng cho người mắc các vấn đề về gan và mẫn cảm với các thành phần của thuốc. Hiện nay, chưa có dữ liệu nào liên quan đến tác dụng độc hại của thuốc Miconazole đến phôi thai hoặc có bài tiết qua đường sữa mẹ. Tuy nhiên, phải thận trọng khi sử dụng thuốc cho phụ nữ mang thai và cho con bú, tốt nhất là tham khảo ý kiến của bác sĩ.
Thuốc có thể gây ra một số tác dụng phụ bao gồm:
- Rối loạn tiêu hóa, buồn nôn, nôn ói, nhất là những trường hợp điều trị kéo dài.
- Các loại kem bôi da hoặc thuốc đặt phụ khoa có thể xuất hiện tình trạng nóng rát, phát ban toàn thân.
2.6. Ketoconazole
Ketoconazole là một loại thuốc chống nấm sử dụng trong điều trị nhiễm trùng do các loại nấm khác nhau, trong đó có nấm men candida. Khi sử dụng, bệnh nhân bôi thuốc Ketoconazole 2% lên vùng da bị viêm nhiễm và những vùng xung quanh, ngày bôi từ 1 đến 2 lần, thời gian điều trị từ 2 đến 4 tuần, có thể lên đến 6 tuần tùy thuộc vào tình trạng bệnh.
3. Lưu ý khi sử dụng thuốc trị nấm Candida
Sử dụng thuốc chữa nấm Candida là cách điều trị được các bác sĩ chỉ định trong việc chữa trị nấm candida tại nhà. Trước khi dùng thuốc chị em đều phải khám để tìm ra nguyên nhân gây bệnh và tình trạng bệnh, sau đó bác sĩ mới có chỉ định dùng thuốc. Chị em nên thực hiện đúng chỉ dẫn của bác sĩ cho hết đơn thuốc, không dừng dùng thuốc giữa chừng hay tự ý đổi thuốc.
Để hỗ trợ điều trị thêm hiệu quả, chị em nên chú ý giữ vệ sinh vùng kín đúng cách, không nên thụt rửa sâu, thay quần lót thường xuyên, lau từ phía trước ra sau để tránh vi khuẩn từ hậu môn di chuyển đến vùng kín. Chị em có thể chọn dùng gel vệ sinh có nano bạc, chiết xuất cây mít, tinh dầu bạc hà và có pH từ 4 – 6 rửa vùng kín hàng ngày. Gel vệ sinh thảo dược này an toàn cho vùng kín và sẽ giúp giữ cho vùng kín khô thoáng, thơm tho, ngăn không cho vi khuẩn xâm nhập.
Chị em nên dùng thêm viên uống thảo dược giúp điều trị nấm candida tại nhà hiệu quả và cải thiện nhược điểm khi điều trị bằng thuốc tây. Nếu điều trị bằng thuốc sẽ giúp loại bỏ vi khuẩn có hại thì cũng sẽ vô tình loại cả lợi khuẩn nên làm mất cân bằng môi trường âm đạo. Khi sử dụng viên uống này thì các kháng sinh thực vật là Hoàng bá, Khổ sâm, Diếp cá và Dây ký ninh sẽ giúp loại bỏ hại khuẩn nhưng vẫn giữ nguyên lợi khuẩn nên không làm thay đổi môi trường âm đạo. Viên uống còn có Trinh nữ hoàng cung, thảo dược quen thuộc được dùng để điều trị các bệnh phụ khoa và Immune Gamma, thành phần được chiết xuất từ thành vách tế bào có ích nên sẽ giúp tăng sức đề kháng vùng kín và ngăn không cho vi khuẩn xâm nhập gây bệnh.
Bài viết đã cung cấp thông tin về một số loại thuốc trị nấm candida được sử dụng phổ biến hiện nay. Tuy nhiên, bạn cần nhớ, trước khi sử dụng bất kỳ loại thuốc nào cũng nên nhờ đến sự tư vấn và tuân theo chỉ định về liều lượng, thời gian sử dụng của bác sĩ chuyên khoa.
Bài đọc thêm: Các cách chữa nấm Candida bằng tỏi
Nguồn tham khảo
- [1] Candida infections of the mouth, throat, and esophagus. https://www.cdc.gov/fungal/diseases/candidiasis/thrush/index.html
- [2] Candidiasis Treatment & Management. https://emedicine.medscape.com/article/213853-treatment?form=fpf
- [3] Candidiasis. https://www.drugs.com/health-guide/candidiasis.html
Mọi thắc mắc bạn đọc vui lòng liên hệ để được tư vấn và giải đáp miễn phí : 0896509509 – 19001259 hoặc Email : songkhoe@bacsituvan.vn
TÌM HIỂU VÀ ĐẶT MUA NỮ VƯƠNG NEW CHÍNH HÃNG TẠI DP VINH GIA