Các loại thuốc điều trị tai biến mạch máu não và lưu ý khi sử dụng

Tham vấn Y khoa:
Bs Vũ Văn Lực

Ngày đăng:
3 Tháng sáu 2021

Lần cập nhật cuối:
26 Tháng mười hai 2023

Số lần xem:
5721

Tai biến mạch máu não là căn bệnh để lại nhiều di chứng nặng nề và nguy hiểm. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn tìm hiểu những loại thuốc điều trị tai biến mạch máu não tốt nhất, hỗ trợ người bệnh phục hồi hiệu quả.

Các loại thuốc điều trị tai biến mạch máu não hiệu quả và lưu ý khi sử dụng
Các loại thuốc điều trị tai biến mạch máu não hiệu quả và lưu ý khi sử dụng

1. Thuốc điều trị tai biến mạch máu não gồm những loại nào?

Tai biến mạch máu não là tình trạng não không được cung cấp máu cũng như oxy dẫn đến mất chức năng đột ngột. Có rất nhiều nguyên nhân gây tai biến mạch máu não như: huyết áp cao, mỡ máu, tiểu đường, vỡ túi phình của động mạch,…

Thông thường để điều trị tai biến mạch máu não sẽ có 2 cách là sử dụng thuốc và phẫu thuật. Hình thức phẫu thuật áp dụng với những trường hợp bệnh nghiêm trọng, tổn thương lớn. Còn các trường hợp bệnh nhẹ thì sẽ điều trị bằng thuốc tai biến mạch máu não, cụ thể:

1.1. Đối với thể nhồi máu não

Thuốc chống kết tập tiểu cầu

Đây là nhóm thuốc có tác dụng giảm khả năng liên kết tiểu cầu, ức chế quá trình hình thành huyết khối. Loại thuốc này thường được sử dụng để phòng ngừa, điều trị các bệnh nhồi máu não, nhồi máu cơ tim.

Nhóm thuốc này có nhiều cơ chế giúp chống tập kết tiểu cầu như: ức chế men cyclooxygenase cản trở hình thành thromboxan A2, tăng AMP vòng của tiểu cầu, ức chế thụ thể GP IIb/III. Một số loại thuốc tiêu biểu đó là: Aspirin, Clopidogrel, dipyridamole. Trong đó, Aspirin là thuốc được dùng phổ biến nhất.

Thuốc tiêu huyết khối

Thuốc tiêu huyết khối hay thuốc tiêu sợi huyết là loại thuốc có công dụng làm tan huyết khối. Cụ thể với bệnh tai biến mạch máu não, chúng sẽ hỗ trợ làm tan cục máu đông trong mạch máu não gây đột quỵ não. Bên cạnh đó, thuốc tiêu huyết khối sẽ giúp tăng khả năng phục hồi, giảm tỷ lệ dị tật của người bệnh sau khi bị tai biến.

Việc điều trị bằng thuốc tiêu sợi huyết có thể qua đường tĩnh mạch hoặc động mạch. Một số loại thuốc tiêu huyết khối là: Streptokinase, Urokinase, rtPA, Tenecteplase, Desmoteplase, Reteplase… Một số biến chứng có thể gặp sau khi dùng thuốc như đau đầu, buồn nôn, phát ban, hạ huyết áp…

Các thuốc này chỉ có tác dụng trong vòng 4-5 giờ đầu. Do đó khi phát hiện các triệu chứng nghi ngờ tai biến mạch máu não, cần nhanh chóng đưa người bệnh tới cơ sở y tế gần nhất để được cấp cứu kịp thời.

Thuốc chống đông máu

Thuốc chống đông máu là thuốc được dùng để điều trị và ngăn ngừa các bệnh do cục máu đông gây ra. Chúng sẽ tác động vào quá trình đông máu và làm tan cục máu đông có sẵn cũng như ngăn chặn cục máu đông mới hình thành. Hiện nay, có một số loại thuốc chống đông máu chính là: Heparin (dùng theo đường tiêm tĩnh mạch hoặc dưới da), thuốc kháng vitamin K (dùng qua đường uống), Warfarin, Indandion, Coumarin,…

Thuốc bảo vệ màng não

Nhóm thuốc này có công dụng cung cấp các dưỡng chất cho các tế bào thần kinh. Từ đó, giúp não bộ của bệnh nhân được ổn định, ngăn ngừa tình trạng xuất hiện cục máu đông, chóng mặt, co giật,… Thông thường, người bệnh sẽ sử dụng thuốc bảo vệ màng não khi tình trạng bệnh tình đã dần ổn định. Một số loại thuốc bảo vệ màng não nổi bật là: Nootropil, Duxil, Cerebrolysin, Stugeron,…

1.2. Đối với thể xuất huyết não

Thuốc cầm máu

Nhóm thuốc này giúp bảo vệ các tế bào não, ngăn chặn ổ tổn thương bị lan rộng. Hiện nay có 2 nhóm thuốc cầm máu là: thuốc cầm máu tại chỗ và thuốc cầm máu toàn thân. Các loại thuốc cầm máu có thể sử dụng để điều trị tai biến mạch máu não là: Transamin, Hemocaprol,…

Thuốc chống co thắt mạch

Loại thuốc chống co thắt mạch được dùng nhiều nhất trong việc điều trị tai biến máu não hiện nay là Nimotop. Thuốc có thành phần hoạt tính là nimodipine. Chất này có tác dụng kháng co mạch máu và chống thiếu máu cục bộ ở não. Chúng giúp giãn mạch máu và kích thích tưới máu não.

Thuốc có dạng uống và truyền tĩnh mạch. Từ khi cơn tai biến xuất hiện, bệnh nhân có thể dùng Nimotop theo đường truyền từ 5-7 ngày, sau đó chuyển sang đường uống. Tuy nhiên, cần lưu ý thuốc này không được dùng cho bệnh nhân suy gan trầm trọng.

Thuốc bảo vệ tế bào não

Giống như thể nhồi máu não, sau khi tình trạng dần ổn định bệnh nhân có thể dùng loại thuốc điều trị sau tai biến mạch máu não này. Các loại thuốc bảo vệ tế bào não được dùng nhiều cho thể xuất huyết não đó là: Stugeron, Cavinton, Pervincamin, Cerebrolysin, Citicoln,…

Thuốc bảo vệ tế bào não giúp hỗ trợ ổn định hoạt động thần kinh não bộ và tăng phản xạ thần kinh ở người thiểu năng tuần hoàn não. Bên cạnh đó, chúng rất tốt cho bệnh nhân sau khi mắc tai biến mạch máu não.

Thuốc điều trị tai biến mạch máu não gồm những loại nào?
Thuốc điều trị tai biến mạch máu não gồm những loại nào?

2. Những tác dụng phụ của thuốc chữa tai biến

Nhìn chung những loại thuốc trên đều có tác dụng bảo vệ tế bào não, hạn chế tổn thương do tai biến. Chúng giúp người bệnh vượt qua cơn nguy kịch cũng như phục hồi sau khi bị tai biến mạch máu não nhanh chóng hơn. Tuy nhiên, các loại thuốc điều trị sau tai biến mạch máu não này có thể gây ra một số tác dụng phụ cho người bệnh như:

  • Nhóm thuốc chống kết tập tiểu cầu thường làm giảm độ nhớt của máu, khiến huyết áp không ổn định. Bên cạnh đó, chúng còn có thể gây loét dạ dày nếu sử dụng trong thời gian dài. Đây là tình trạng thường gặp khi dùng nhóm thuốc này, điển hình là thuốc Aspirin.
  • Các loại thuốc đông máu hay gây ra tác dụng phụ là làm tăng nguy cơ chảy máu. Nếu gặp phải trường hợp này, người bệnh sẽ dễ bị chảy nhiều máu ở cả các vết thương hở dù là rất nhỏ, thậm chí là tại những vết bầm tím. Bên cạnh đó, nếu bệnh nhân bị chảy máu bên trong còn có thể đi tiểu ra nước màu đỏ/màu nâu.
  • Nhóm thuốc cầm máu sẽ khiến người bệnh có thể gặp một số triệu chứng như: nôn nao, chóng mặt, hệ tiêu hóa bị rối loạn, tiêu chảy, buồn nôn,…
  • Còn các loại thuốc bảo vệ tế bào não lại thường gây ra những tác dụng phụ như: chóng mặt, tim đập nhanh, đổ mồ hôi, đau cơ, mất ngủ, ho, sổ mũi, huyết áp bất ổn,…

Để quá trình sử dụng thuốc điều trị tai biến mạch máu não đạt kết quả, cũng như đảm bảo an toàn, không gặp phải tác dụng phụ, bạn cần tuân thủ nghiêm ngặt các chỉ định về liều lượng và cách dùng thuốc từ bác sĩ.

3. Một số lưu ý khi chọn mua thuốc trị tai biến mạch máu não

Bên cạnh đó, người dùng cũng nên lưu ý một số điểm sau khi lựa chọn mua thuốc điều trị tai biến mạch máu não:

  • Nắm rõ đúng tình trạng bệnh tình, xác định được người bệnh mắc tai biến mạch máu não thể nhồi máu não hay xuất huyết não. Từ đó, bạn sẽ xác định được những loại thuốc cần dùng, tránh mua nhầm lẫn. Ví dụ, bệnh nhân bị tai biến do xuất huyết não sẽ cần dùng thuốc cầm máu chứ không phải thuốc chống kết tập tiểu cầu.
  • Nên tới các cơ sở y tế thăm khám và mua thuốc điều trị tai biến mạch máu não theo chỉ dẫn của bác sĩ, không tự ý cho bệnh nhân sử dụng thuốc, dễ gây gặp tác dụng phụ hoặc bị biến chứng.
  • Lựa chọn địa chỉ mua thuốc hoặc các công ty phân phối uy tín, đáng tin cậy để đảm bảo không mua phải hàng giả.
  • Bệnh nhân sau tai biến một lần sẽ phải đối mặt với nguy cơ bị tái phát lại là khá lớn. Đặc biệt, nếu bị tai biến lần hai mức độ nghiêm trọng và hậu quả cũng sẽ nguy hiểm hơn nhiều. Do đó, để hỗ trợ cải thiện và ngăn ngừa tai biến mạch máu não, người bệnh cũng nên sử dụng thêm những sản phẩm hỗ trợ điều trị tai biến mạch máu não.

Hiện nay, trên thị trường đã có những sản phẩm được sản xuất từ các thành phần tự nhiên từ cao Blueberry, tinh bột mì kết hợp với vitamin B2 cùng một số dưỡng chất như: Natri chondroitin sulphat, Fursultiamine, magie stearat,… Đặc biệt là thành phần Ginkgo biloba có tác dụng hoạt huyết, tăng cường lưu thông máu. Từ đó, góp phần bảo vệ hệ thần kinh, giúp cải thiện cũng như ngăn ngừa bệnh tai biến mạch máu não. Bên cạnh đó, các sản phẩm này còn hỗ trợ giảm đau dây thần kinh, đau mỏi lưng, vai gáy, tình trạng tê bì chân tay và các triệu chứng tiền đình do thiểu năng tuần hoàn não. Xem thêm tại đây.

Ngoài ra, để để phòng ngừa bệnh tai biến hiệu quả và phục hồi tốt nhất nếu chẳng may bị tai biến mạch máu não hãy lắng nghe PGS.TS Trần Đình Ngạn, Nguyên Chủ nhiệm khoa Tim thận khớp nội tiết, Nguyên PGĐ Viện Quân y 103 TẠI ĐÂY.

Bài viết trên đây đã chia sẻ những thông tin cơ bản về các loại thuốc điều trị tai biến mạch máu não. Hy vọng bạn đọc sẽ có thêm nhiều thông tin hữu ích để lựa chọn được loại thuốc phù hợp có thể chữa trị và ngăn ngừa căn bệnh nguy hiểm này.

>> Xem thêm: Cách điều trị tai biến mạch máu não bằng Đông y an toàn, hiệu quả

 

Mọi thắc mắc bạn đọc vui lòng liên hệ để được tư vấn và giải đáp miễn phí : 089650950919001259 hoặc Email : songkhoe@bacsituvan.vn

    Đăng ký nhận tư vấn miễn phí - Toàn bộ thông tin Vinh Gia cam kết giữ kín.