Nứt kẽ hậu môn sau sinh – nỗi niềm khó nói của chị em

Tham vấn Y khoa:
Bs CK II Phạm Hưng Củng

Ngày đăng:
20 Tháng Ba 2024

Lần cập nhật cuối:
20 Tháng Ba 2024

Số lần xem:
2911

Phụ nữ bị nứt kẽ hậu môn sau sinh là tình trạng nhiều chị em gặp phải. Nứt kẽ hậu môn không chỉ gây đau đớn, khó chịu mà còn ảnh hưởng đến sức khỏe chị em nếu không được điều trị kịp thời. Vì thế chị em đang bị nứt kẽ hậu môn sau sinh nên khám và điều trị ngay.

1. Nguyên nhân gây nứt hậu môn sau sinh

Mẹ sau sinh hay bị nứt kẽ hậu môn là do đâu?
Mẹ sau sinh hay bị nứt kẽ hậu môn là do đâu?

Táo bón là nguyên nhân thường gặp gây nứt hậu môn sau sinh. Tình trạng táo bón xảy ra do sự thay đổi nội tiết tố trong thời gian mang thai, do chế độ ăn thường nhiều chất đạm để tẩm bổ nhưng lại thiếu chất xơ khi chị em mang thai và sau sinh. Táo bón khiến phân khô cứng và gây đại tiện khó khăn, khiến chị em phải dặn mạnh và thời gian đi vệ sinh thường kéo dài. Việc dùng lực để rặn làm tăng áp lực vùng bụng, trực tràng của bạn và khiến hậu môn phải chịu sự co thắt đột ngột dẫn đến tình trạng nứt kẽ hậu môn gây chảy máu khi đại tiện. Tủy vào tình trạng nứt kẽ hậu môn mà chị em sẽ có cảm giác đau nhiều hay ít.

Ngoài ra những nguyên nhân như tiêu chảy mãn tính, viêm vùng hậu môn – trực tràng do bệnh Crohn hay bệnh viêm ruột; tiền sử chị em từng phẫu thuật ở vùng hậu môn…

2. Biểu hiện thường gặp khi bị nứt kẽ hậu môn sau sinh

Bà đẻ bị nứt kẽ hậu môn sẽ có những dấu hiệu nào thấy rõ được
Bà đẻ bị nứt kẽ hậu môn sẽ có những dấu hiệu nào thấy rõ được

Khi bị nứt kẽ hậu môn sau sinh, chị em sẽ thấy đau ở hậu môn nhất là khi đại tiện khi phân đi qua hậu môn. Đau nhói như vết cắt hay rách khi phân đi qua hậu môn, đau nóng rát và kéo dài nhiều ngày giờ ngay cả khi không đi đại tiện.

  • Đại tiện có thể kèm máu với phân hoặc chảy máu sau khi đại tiện.
  • Ngứa ngáy, đau rát khó chịu quanh hậu môn.
  • Khi quan sát có thể thấy vết rách trên da quanh hậu môn.
  • Cạnh vết nứt hậu môn có mẩu da thừa.
  • Nếu nứt hậu môn không được điều trị sẽ chuyển thành mãn tính, vết nứt sẽ sâu hơn, việc điều trị cũng khó khăn hơn và có thể dẫn đến những biến chứng khôn lường.

3. Nên làm gì khi nứt hậu môn sau sinh

Tổng quan về các biện pháp điều trị nứt kẽ hậu môn sau khi sinh
Tổng quan về các biện pháp điều trị nứt kẽ hậu môn sau khi sinh

3.1. Điều trị không phẫu thuật

Cách điều trị này thường được áp dụng với chị em bị nứt kẽ hậu môn sau sinh vì lành tính. Điều trị này sẽ giúp loại bỏ nguyên nhân gây bệnh và giúp tăng cường máu nuôi đến niêm mạc tổn thương.

Muốn giảm táo bón, làm mềm phân giúp loại bỏ được tác nhân gây bệnh thì người bệnh cần uống nhiều nước. Mỗi ngày ít nhất 2l nước và ăn nhiều thực phẩm chứa chất xơ trong bữa ăn: như rau cải, đậu, trái,…

Bác sĩ cũng có thể chỉ định chị em dùng thuốc làm mềm phân để làm giảm triệu chứng đau và chảy máu. Hoặc chị em có thể chọn cách ngâm hậu môn với nước ấm khoảng 40 độ C trong thời gian từ 10 – 20 phút, thực hiện từ 3 – 4 lần /ngày. Cách này sẽ giúp làm giãn cơ vòng, tăng tưới máu, giảm đau và làm chị em nứt hậu môn sau sinh dễ chịu hơn. Chị em cũng thể chườm nóng vùng hậu môn, nhưng cẩn thận đề phòng bỏng da.

Bác sĩ có thể kê thêm 1 số loại thuốc mỡ thoa tại chỗ thuộc nhóm Nitroglycerin hay ức chế calci giúp làm giãn cơ vòng trong và tăng tưới máu vùng nứt, liệu pháp này có thể giúp lành bệnh với tỷ lệ từ 65% – 90%. Tuy nhiên các tác dụng phụ của thuốc trên như nhức đầu, bốc hỏa đỏ mặt, tụt huyết áp…làm chị em nứt kẽ hậu môn sau sinh không thể tiếp tục với liều điều trị kéo dài nhiều tuần.

Cùng với điều trị theo chỉ định của bác sĩ chị em cũng nên thay đổi, điều chỉnh thói quen ăn uống, sinh hoạt cho điều độ.

3.2. Điều trị phẫu thuật

Phẫu thuật điều trị nứt kẽ hậu môn sau sinh ở chị em có thể được áp dụng nếu tình trạng nứt kẽ hậu môn không cải thiện sau khi sử dụng thuốc. Phẫu thuật tuy có thể giúp giải quyết tình trạng nứt kẽ hậu môn nhưng cũng có thể xảy ra biến chứng trung đại tiện không kiểm soát.

Một phần bên cơ vòng trong ống hậu môn sẽ được cắt đi với tỷ lệ thành công lên đến 90% và chị em có thể lành hẳn vết nứt sau vài tuần. Với trường hợp do cắt cơ vòng không đủ có thể thực hiện phẫu thuật lại bằng cách cắt bên kia. Và nếu cắt nhiều cơ vòng quá thì nguy cơ mất tự chủ trung đại tiện rất dễ xảy ra.

4. Cải thiện nứt kẽ hậu môn ở phụ nữ sau sinh tại nhà

Không hề khó để cải thiện tình trạng nứt kẽ hậu môn cho mẹ sau sinh
Không hề khó để cải thiện tình trạng nứt kẽ hậu môn cho mẹ sau sinh

Ngoài cách điều trị bằng thuốc hay phẫu thuật nêu trên thì chị em cũng có thể tự chăm sóc sức khỏe và chữa nứt kẽ hậu môn ở nhà:

  • Chị em nên ăn nhiều thực phẩm giàu chất xơ như các loại rau xanh, các loại hạt và quả có múi như cam, quýt…
  • Uống nhiều nước hàng ngày là một cách góp phần giúp chị em điều trị nứt kẽ hậu môn sau sinh hiệu quả. Cơ thể đủ nước mới chuyển hóa tốt và giúp phân không bị cứng.
  • Những thực phẩm giàu chất sắt cũng tốt cho chị em. Do khi bị nứt kẽ hậu môn chị em có thể bị chảy máu có nguy cơ bị mất máu, thiếu máu. Chế độ ăn uống với các loại thực phẩm có chứa nhiều chất sắt như rau dền, gan gà, các loại hạt chứa nhiều dầu là lạc, vừng, quả óc chó, hạnh nhân… rất tốt cho chị em.
  • Nha đam được biết đến là một thảo dược thanh nhiệt tốt không chỉ có công dụng làm đẹp mà còn chữa được rất nhiều bệnh. Do có tính kháng khuẩn, kháng viêm cao nên nha đam có tác dụng giảm đau, chống viêm nhiễm rất hiệu quả, thích hợp cho chị em sử dụng khi điều trị nứt kẽ hậu môn tại nhà.

Chị em có thể chọn thuốc bôi có thành phần thảo dược tự nhiên, an toàn cho chị em như gel bôi hậu môn có thành phần nghệ nano, cao diếp cá, cao trầu không, cao nhọ nồi… sẽ có tác dụng giúp chăm sóc da, giúp làm mát và săn se da, góp phần ngăn ngừa viêm nhiễm trong nứt kẽ hậu môn.

Chị em cũng có thể chọn dùng sản phẩm có chứa cao Diếp cá, cao Đương quy, Magie, Rutin, Meriva. Sản phẩm này sẽ giúp hỗ trợ điều trị và giúp phòng ngừa táo bón, giúp bảo vệ và tăng sức bền của tĩnh mạch, tăng cường sức khỏe tĩnh mạch và đường tiêu hóa. Đồng thời còn giúp hỗ trợ điều trị, phòng bệnh trĩ, cải thiện các triệu chứng bệnh trĩ như chảy máu, đau rát, ngứa, sa búi trĩ… trong đó có nứt kẽ hậu môn, đặc biệt là an toàn cho chị em sau sinh.

Trên đây là những thông tin hữu ích liên quan đến tình trạng nứt kẽ hậu môn sau sinh. Hi vọng các bà mẹ sẽ áp dụng hiệu quả các biện pháp cải thiện này. Nếu tình trạng trở nặng hãy đi khám bác sĩ ngay để có hướng điều trị kịp thời.

Bài viết liên quan: Những điều cần biết về nứt kẽ hậu môn ở trẻ em

Nguồn tham khảo

  • [1] POSTPARTUM PAINS : CHRONIC ANAL FISSURES. https://www.kleinphysicaltherapy.com/blog/postpartum-pains-chronic-anal-fissures
  • [2] Perianal Diseases in Pregnancy and After Childbirth: Frequency, Risk Factors, Impact on Women’s Quality of Life and Treatment Methods. https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC8894587/

 

Mọi thắc mắc bạn đọc vui lòng liên hệ để được tư vấn và giải đáp miễn phí : 089650950919001259 hoặc Email : songkhoe@bacsituvan.vn

    Đăng ký nhận tư vấn miễn phí - Toàn bộ thông tin Vinh Gia cam kết giữ kín.

    TÌM HIỂU VÀ ĐẶT MUA AN TRĨ VƯƠNG CHÍNH HÃNG TẠI DP VINH GIA