[Giải đáp] Nứt kẽ hậu môn bao lâu thì khỏi?

Tham vấn Y khoa:
Bs CK II Phạm Hưng Củng

Ngày đăng:
31 Tháng ba 2021

Lần cập nhật cuối:
27 Tháng mười hai 2023

Số lần xem:
2488

Nứt kẽ hậu môn thường gây đau đớn nên khi áp dụng một phương pháp điều trị nào đó, tâm lý chung của người bệnh đều là mong khỏi nhanh. Và câu hỏi nứt kẽ hậu môn bao lâu thì khỏi là băn khoăn của rất nhiều người sẽ được giải đáp trong nội dung dưới đây.

Nứt kẽ hậu môn bao lâu thì khỏi?
Nứt kẽ hậu môn bao lâu thì khỏi?

1. Nứt kẽ hậu môn bao lâu thì khỏi?

“Nứt kẽ hậu môn bao lâu thì khỏi” là băn khoăn của rất nhiều người bệnh. Theo các chuyên gia thì thời gian khỏi nứt kẽ hậu môn ở mỗi người bệnh là khác nhau, phụ thuộc vào nhiều yếu tố và phải khám mới biết được nguyên nhân gây bệnh, tình trạng nứt kẽ hậu môn… Các yếu tố quyết định đến thời gian nứt kẽ hậu môn sẽ khỏi có:

  • Thời gian phát hiện bệnh: Việc người bệnh phát hiện ra các dấu hiệu nứt kẽ hậu môn sớm sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới quá trình điều trị. Vì khi phát hiện bệnh sớm, bệnh còn nhẹ thì thời gian điều trị càng ngắn, đồng thời giúp tiết kiệm chi phí.
  • Phương pháp điều trị: Thời gian điều trị nứt kẽ hậu môn còn phụ thuộc vào cách điều trị. Các cách điều trị thường được áp dụng là điều trị nội khoa như sử dụng thuốc bôi ngoài, thuốc uống, thuốc đặt, thuốc đông y, điều trị ngoại khoa. Trong đó điều trị nội khoa thường dài và còn phương pháp ngoại khoa thường khắc phục bệnh nhanh chóng.
  • Sức khỏe của người bệnh: Với người bệnh nứt kẽ hậu môn có sức khỏe tốt, sức đề kháng cao thì thời gian điều trị nứt kẽ hậu môn sẽ ngắn hơn và ngược lại.
  • Chế độ ăn uống, sinh hoạt hàng ngày: Những người bệnh có chế độ ăn uống, sinh hoạt không khoa học như có thói quen ăn nhiều đồ cay nóng, thực phẩm chiên dầu, đồ uống có ga, chất kích thích thì thời gian bệnh khỏi lâu hơn, thậm chí có nguy cơ tái phát.

2. Nứt kẽ hậu môn có tự khỏi được không?

Cùng theo các chuyên gia nứt kẽ hậu môn là một dạng tổn thương bên ngoài ống hậu môn và bệnh có thể tự khỏi nhưng tỷ lệ này rất thấp do hậu môn là đường thoát của chất thải, nơi có rất nhiều hại khuẩn nên các vết nứt kẽ hậu môn thường khó tự lành được. Nên muốn khỏi nứt kẽ hậu môn, người bệnh cần được khám và can thiệp y khoa mới có thể hoàn toàn khỏi bệnh.

Và với những trường hợp bệnh nặng, đã có biên chứng phức tạp hay do tái phát, do điều trị không đúng phương pháp thì càng cần đi khám bác sĩ để được điều trị kịp thời và đúng cách.

Thông thường với trường hợp nứt kẽ hậu môn nhẹ , bác sĩ sẽ chỉ định dùng thuốc chống viêm, cầm máu, giảm áp lực tĩnh mạch, chống co thắt hậu môn và giảm đau. Với trường hợp bệnh nặng, bác sĩ sẽ chỉ định dùng kháng sinh liều cao kết hợp với thuốc bôi và đặt hậu môn hay với trường hợp có biến chứng, bác sĩ có thể yêu cầu người bệnh thực hiện một số tiểu phẫu.

Nứt kẽ hậu môn có thể tự khỏi nhưng không phải đều xảy ra với tất cả người bệnh nứt kẽ hậu môn. Vì thế nếu thấy có những dấu hiệu như ngứa ngáy hậu môn, chảy máu trong và sau khi đi đại tiện… thì nên đi khám ngay để được điều trị kịp thời.

Nứt kẽ hậu môn có tự khỏi được không?
Nứt kẽ hậu môn có tự khỏi được không?

3. Nứt kẽ hậu môn làm thế nào để nhanh khỏi

Nguyên nhân gây nứt kẽ hậu môn chủ yếu là do thói quen sinh hoạt, ăn uống hàng ngày vì thế người bệnh muốn khỏi nhanh thì ngoài việc điều trị theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ, người bệnh cần thay đổi thói quen sinh hoạt và thói quen ăn uống.

  • Chế độ ăn tốt cho người nứt kẽ hậu môn là ăn nhiều rau xanh, chất xơ và trái cây nhiều vitamin. Người bệnh cũng nên tránh thực phẩm nhiều dầu mỡ, đồ ăn nhanh, các đồ uống có chất kích thích.
  • Mỗi ngày người bệnh nên uống đủ nước, khoảng 2l nước để cung cấp nước cho cơ thể và giúp phân không bị khô, tránh tình trạng táo bón.
  • Người bệnh cũng nên tránh ngồi hay đứng 1 chỗ quá lâu, nên đi lại vận động sau mỗi 1 giờ làm việc.
  • Muốn khỏi nứt kẽ hậu môn nhanh, người bệnh cũng nên tránh mang vác nặng để tránh áp lực lên hậu môn.
  • Hàng ngày người bệnh nứt kẽ hậu môn nên giữ cho hậu môn sạch sẽ, khô ráo bằng cách rửa nước ấm sau khi đi đại tiện, tránh dùng giấy vệ sinh dễ gây xước xát, chảy máu vết nứt…
  • Tâm trạng tốt cũng góp phần giúp bệnh nứt kẽ hậu môn chóng khỏi. Vì thế người bệnh nên tránh căng thẳng, stress…

Và để quá trình điều trị theo chỉ dẫn của bác sĩ thêm hiệu quả, rút ngắn thời gian, người bệnh nên sử dụng thêm sản phẩm có chứa cao Diếp cá, cao Đương quy, Magie, Rutin, Meriva. Sản phẩm này sẽ giúp hỗ trợ điều trị và giúp phòng ngừa táo bón, giúp bảo vệ và tăng sức bền của tĩnh mạch, tăng cường sức khỏe tĩnh mạch và đường tiêu hóa. Đồng thời còn giúp hỗ trợ điều trị, phòng bệnh trĩ, cải thiện các triệu chứng bệnh trĩ như chảy máu, đau rát, ngứa, sa búi trĩ… trong đó có nứt kẽ hậu môn. (Xem chi tiết sản phẩm tại đây)

Người bệnh cũng có thể sử dụng gel có chứa các thành phần là nghệ nano, cao diếp cá, cao trầu không, cao nhọ nồi… để giúp chăm sóc da, giúp làm mát và săn se da, góp phần ngăn ngừa viêm nhiễm trong nứt kẽ hậu môn và một số trường hợp như viêm, sưng, đau, rát, mụn nhọt, rò và nứt hậu môn. (Xem chi tiết sản phẩm tại đây)

Ngoài ra, bạn nên lắng nghe Thầy thuốc ưu tú Phạm Hưng Củng, Nguyên Vụ trưởng Vụ Y học Cổ truyền, Bộ Y tế sẽ tư vấn cách đẩy lùi đau, ngứa rát, chảy máu khi đi cầu do bệnh trĩ, táo bón gây nên TẠI ĐÂY.

Nứt kẽ hậu môn có thể tự khỏi nhưng chỉ hãn hữu, nên muốn khỏi bệnh thì người bệnh nứt kẽ hậu môn nên đi khám và điều trị theo chỉ dẫn của bác sĩ.

Bài viết liên quan: Nứt kẽ hậu môn có nguy hiểm không?

 

Mọi thắc mắc bạn đọc vui lòng liên hệ để được tư vấn và giải đáp miễn phí : 089650950919001259 hoặc Email : songkhoe@bacsituvan.vn

    Đăng ký nhận tư vấn miễn phí - Toàn bộ thông tin Vinh Gia cam kết giữ kín.

    TÌM HIỂU VÀ ĐẶT MUA AN TRĨ VƯƠNG CHÍNH HÃNG TẠI DP VINH GIA