Điều trị bệnh loãng xương bằng các bài thuốc Đông y được nhiều người bệnh tin dùng do đơn giản, hiệu quả. Cùng tìm hiểu 5 bài thuốc điều trị loãng xương bằng Đông y phổ biến dưới đây và áp dụng khi cần nhé.

1. Các bài thuốc Đông y điều trị loãng xương
1.1. Bài thuốc loãng xương thể tỳ thận dương hư
Người bệnh loãng xương do nguyên nhân này sẽ có biểu hiện lưng đau gối mỏi, cơ thể yếu mệt, lưng và chân tay lạnh, nam giới liệt dương, đầu choáng mắt hoa, tiểu đêm nhiều, phân lỏng.
Bài thuốc Đông y với trường hợp này gồm:
- Ngưu tất 16g
- Ngũ gia bì 16g
- Cẩu tích 12g
- Nam tục đoạn 16g
- Tang ký sinh 12g
- Tần giao 12g
- Đỗ trọng 10g
- Quế 6g
- Kiện 10g
- Dâm dương hoắc 10g
- Đại táo 10g
- Cam thảo 12g
Sắc thuốc uống hàng ngày chia 3 chén uống thành 3 lần để bổ thận dương, cường kiện gân cốt.
1.2. Bài thuốc loãng xương thể can thận âm hư
Người bệnh loãng xương sẽ có các biểu hiện như đau lưng mỏi gối, tai ù, chóng mặt, mất ngủ, nóng hâm hấp trong xương, buổi chiều có sốt nhẹ, miệng khô họng rát, khát nước, chân tay mỏi yếu, khi vận động nhiều là đau các khớp xương, táo bón, nước tiểu vàng.
Bài thuốc có các nguyên liệu:
- Thục địa 30g
- Kỷ tử 15g
- Tang ký sinh 15g
- Hoài sơn 15g
- Phục linh 9g
- Sơn thù 9g
- Cốt toái bổ 9g
- Trích thảo 6g
Người bệnh dùng các nguyên liệu này sắc thành 3 bát thuốc dùng uống hàng ngày.

1.3. Bài thuốc loãng xương thể khí huyết ứ trệ
Người bệnh loãng xương sẽ thấy đau nhức các khớp, cơ thể mỏi mệt, da sạm, lưỡi tía, có thể có những điểm xuất huyết, đau người…
Bài thuốc cần có các nguyên liệu:
- Xuyên khung 12g
- Hoàng kỳ 16g
- Hồng hoa 10g
- Tô mộc 20g
- Ngải diệp 10g
- Huyết đằng 12g
- Tục đoạn 12g
- Phòng sâm 12g
- Bạch truật 12g
- Xa tiền 12g
- Uất kim 10g
- Hương phụ tử chế 12g
- Trần bì 10g
- Cam thảo 12g
Hàng ngày sắc 1 thang thuốc và chia 3 lần uống.
1.4. Bài thuốc điều trị loãng xương thể âm dương câu hư
Người bệnh loãng xương do nguyên nhân này thường có những triệu chứng như lưng và thắt lưng đau mỏi, tê, tình thần uể oải, tiểu đêm, ù tai, suy giảm khả năng tình dục, phân lỏng, ăn ít…
Bài thuốc cần các thành phần:
- Thục địa 15g
- Sinh địa 15g
- Ngưu tất 12g
- Cốt toái bổ 12g
- Quy đầu 9g
- Bạch thược 9g
- Tri mẫu 9g
- Hoàng bá 9g
- Đỗ trọng 9g
- Phục linh 9g
- Tiểu hồi 6g
- Trần bì 6g
- Nhân sâm 6g
- Trích thảo 6g
Sắc 1 thang thuốc lấy 3 chén dùng uống 3 lần trước bữa ăn 30 phút.

1.5. Bài thuốc loãng xương thể tỳ hư
Người bệnh loãng xương sẽ thấy gầy xanh, chân tay yếu, ăn ngủ kém, phân lỏng, ngại vận động, mạch trầm tế.
Bài thuốc Đông y này cần có các nguyên liệu:
- Bạch truật 12g
- Sơn tra 10g
- Thần khúc 12g
- Bán hạ 10g
- Hậu phác 12g
- Cao lương khương 10g
- Sa nhân 10g
- Lá lốt 12g
- Phòng sâm 12g
- Bạch linh 10g
- Chích thảo 10g
Sắc thành thuốc uống hàng ngày để có hiệu quả tốt nhất.
2. Chữa loãng xương bằng Đông Y có hiệu quả không?
Ai cũng có thể mắc loãng xương nhưng bệnh thường xuất hiện sau tuổi 50. Theo Đông y, “thận chủ cốt” tỳ vị là nguồn cung cấp tinh chất, khí huyết cho cơ thể. Nên nếu ăn uống không đủ chất, thiếu dưỡng chất, ít vận động thì xương khô tủy kém, từ đó sinh ra loãng xương. Các bài thuốc Đông y chữa loãng xương cũng như các bài thuốc Đông y nói chung là an toàn, không gây tác dụng phụ và hiệu quả với người bệnh. Các bài thuốc đều dùng các nguyên liệu thảo dược có sẵn trong tự nhiên nên được người bệnh tin dùng nhờ tác dụng tăng khả năng hấp thụ khoáng chất trong quá trình mất xương, tránh được nguy cơ loãng xương.
3. Điều trị loãng xương bằng Đông y cần lưu ý gì?
Tuy các bài thuốc Đông y đều có tính an toàn và hiệu quả cao nhưng đều cần thực hiện đúng chỉ dẫn cả về liều lượng, thành phần và cách sắc thuốc. Các bài thuốc Đông y đều cho hiệu quả chậm không nhanh như thuốc Tây. Vì thế người bệnh loãng xương khi áp dụng các bài thuốc Đông y cần kiên trì, không nên nôn nóng muốn khỏi bệnh nhanh mà bỏ giữa chừng. Thuốc Đông y cần thời gian để thấm vào cơ thể và phát huy tác dụng.
Trong thời gian dùng thuốc nếu người bệnh loãng xương thấy có những dấu hiệu bất thường thì nên dừng dùng thuốc và tham khảo ý kiến bác sĩ như hoa mắt chóng mặt, cơ thể mệt mỏi, suy yếu, đau đầu thường xuyên, rối loạn hệ tiêu hóa nghiêm trọng… Nếu sau 2 tháng dùng thuốc Đông y mà không thấy hiệu quả điều trị thì cũng nên dừng lại và hỏi ý kiến bác sĩ.
Loãng xương là do có quá trình hủy xương diễn ra nhanh, do đó người bệnh loãng xương nên chú ý bổ sung canxi qua thực phẩm ăn hàng ngày và viên uống thực phẩm chức năng có chứa bộ ba Canxi nano, Vitamin D3 và MK7. Canxi nano siêu nhỏ nên tăng khả năng hấp thu lên đến 200 lần so với canxi thông thường, D3 và MK7 sẽ đem canxi từ ruột vào máu và đặt vào trong xương giúp xương chắc khỏe.
Hàng ngày người bệnh loãng xương nên tập thể dục, vận động giúp cơ thể dẻo dai, nhanh nhẹn và cũng giúp ăn ngon miệng hơn. Nên tập thể dục vào buổi sáng sớm hoặc sau 5h30 chiều để có thể tổng hợp vitamin D từ ánh mặt trời, cung cấp đến 70% nhu cầu vitamin D hàng ngày của cơ thể và giúp hấp thu canxi tối đa.
Bài viết liên quan:
- 15 loại thuốc điều trị loãng xương tốt nhất hiện nay
- 6 thực phẩm chức năng hỗ trợ điều trị loãng xương tốt nhất
Mọi thắc mắc bạn đọc vui lòng liên hệ để được tư vấn và giải đáp miễn phí : 0896509509 – 19001259 hoặc Email : songkhoe@bacsituvan.vn