Hiện nay, các loại thuốc phòng chống đột quỵ đều có tác dụng chung là chống đông máu, giảm liều lượng Cholesterol, giãn tĩnh mạch, giảm huyết áp… Từ những công dụng đó, người bệnh có thể phòng ngừa được các nguy cơ dẫn đến đột quỵ. Vậy có những loại thuốc phòng chống đột quỵ nào tốt?
1. Thuốc phòng chống đột quỵ là gì?
Thuốc phòng chống đột quỵ được hiểu là các loại thuốc có tác dụng điều trị các nguyên nhân có thể gây ra tình trạng đột quỵ não như: huyết áp cao, tiểu đường, rối loạn lipid máu, Cholesterol cao… Các loại thuốc phòng chống đột quỵ hiện nay thường có cơ chế hoạt động như sau:
- Ngăn cản quá trình đông máu và ức chế các yếu tố gây đông máu.
- Hạ Cholesterol trong máu.
- Điều trị huyết áp.
2. Top các thuốc phòng chống đột quỵ tốt nhất hiện nay
2.1. Thuốc ức chế thụ thể Angiotensin II (Irbesartan 150mg)
Irbesartan là thuốc viên nén thuộc nhóm thuốc đối kháng angiotensin II. Tác dụng chính của loại thuốc này đó là:
- Điều trị chứng tăng huyết áp ở người lớn.
- Điều trị bệnh thận ở người trưởng thành bị tăng huyết áp và đái tháo đường type 2.
Liều dùng: 150mg/lần/ngày.
Đối tượng: thuốc cần được điều chỉnh liều lượng đối với người lớn tuổi, trẻ em từ 0 cho đến 18 tuổi.
Chống chỉ định với các trường hợp quá mẫn với bất cứ thành phần nào của thuốc.
2.2. Heparin 5000 IU/ml
Dòng thuốc chống đông máu và hỗ trợ phòng ngừa đột quỵ tiếp theo được nhắc đến trong danh sách này đó chính là Heparin 5000 IU/ml. Hoạt chất chính trong loại thuốc này đó chính là Heparin natri. Thuốc chuyên điều trị:
- Dự phòng huyết khối (cục máu đông) tĩnh mạch sâu và tắc phổi.
- Điều trị huyết khối tĩnh mạch sâu, tắc phổi, đau thắt ngực không ổn định.
- Dự phòng huyết khối được hình thành sau nhồi máu cơ tim.
- Dùng cho người chạy thận nhân tạo.
Liều dùng: truyền tĩnh mạch liên tục trong glucose 5% hoặc natri clorid 0,9%. Cách dùng khác đó là tiêm tĩnh mạch dưới da với liều 5000 đơn vị.
Đối tượng: tất cả đối tượng (trừ trẻ nhỏ hơn 3 tuổi và trẻ sơ sinh).
Chống chỉ định: những người quá mẫn với các thành phần của thuốc, phụ nữ mang thai.
2.3. Thuốc kháng Vitamin K (Warfarin 5mg)
Loại thuốc chống đột quỵ tiếp theo trong danh sách đó là Warfarin. Đây là loại thuốc thuộc nhóm chống huyết khối (kháng vitamin K). Warfarin 5mg là thuốc chuyên điều trị trong các trường hợp:
- Dự phòng và điều trị huyết khối tĩnh mạch và tắc phổi.
- Điều trị dự phòng tắc hệ thống ở bệnh nhân mắc bệnh thấp tim và rung tâm nhĩ.
- Dự phòng sau khi đặt van tim nhân tạo.
- Được chỉ định cho các cơn thiếu máu não thoáng qua.
Liều dùng: 10mg/mỗi ngày qua đường uống.
Đối tượng: tất cả đối tượng (trừ trẻ em).
Chống chỉ định: các trường hợp quá mẫn với các thành phần của thuốc, chảy máu, phụ nữ đang mang thai.
2.4. Thuốc Enoxaparin Sodium chống tai biến mạch máu não
Thuộc nhóm thuốc chống huyết khối, Enoxaparin Sodium có tác dụng:
- Dự phòng bệnh tắc huyết khối tĩnh mạch.
- Điều trị huyết khối tĩnh mạch sâu và tắc phối.
- Phòng ngừa hình thành huyết khối trong tuần hoàn ngoài cơ thể ở những bệnh nhân chạy thận nhân tạo.
- Hội chứng mạch vành cấp: điều trị đau thắt ngực không ổn định và nhồi máu cơ tim.
Liều dùng: 2000IU (20mg)/mỗi ngày bằng cách tiêm dưới da.
Đối tượng: tất cả (trừ trẻ em, suy gan và suy thận nặng.
Chống chỉ định: quá mẫn với các thành phần của thuốc, tiền sử giảm tiểu cầu, chảy máu, gây tê tuỷ sống hoặc gây tê ngoài màng cứng hoặc gây tê vùng.
2.5. Pradaxa 110mg
Hoạt chất chính trong thuốc là Dabigatran etexilate mesilate. Tác dụng chính:
- Phòng ngừa đột quỵ và tắc hệ thống ở bệnh nhân trưởng thành bị rung tâm nhĩ.
- Điều trị huyết khối tĩnh mạch sâu.
Liều dùng: 110mg/lần, mỗi ngày 2 lần.
Chống chỉ định: quá mẫn với các thành phần của thuốc, người bị suy thận nặng, chảy máu và suy gan.
2.6. Thuốc Acid acetylsalicylic 75mg
Tác dụng chính của thuốc chống đột quỵ Acid acetylsalicylic là:
- Phòng ngừa thứ phát cơn thiếu máu não thoáng qua (TIA) và tai biến mạch máu não do thiếu máu cục bộ với điều kiện đã loại trừ xuất huyết não.
- Phòng ngừa tắc mạch vành sau phẫu thuật bắc cầu mạch vành.
- Dự phòng nhồi máu cơ tim thứ phát.
- Phòng ngừa bệnh lý tim mạch ở bệnh nhân đau thắt ngực ổn định.
- Tiền sử đau thắt ngực không ổn định, trừ đợt cấp.
- Nong mạch vành, trừ trong đợt cấp.
- Nhồi máu cơ tim cấp.
Liều dùng: 75 – 300mg/lần/ngày
Đối tượng: thận trọng khi sử dụng với các bệnh nhân cao tuổi, trừ những người bị suy thận, suy gan nặng nề, trẻ em, thanh thiếu niên nhỏ hơn 16 tuổi.
Chống chỉ định: quá mẫn với các thành phần của thuốc, đang bị hoặc có tiền sử loét dạ dày, xuất huyết dạ dày/ruột, xuất huyết mạch máu não, xuất huyết tạng, bệnh máu khó đông, giảm tiểu cầu, suy gan nặng, suy thận nặng, suy tim nặng và bệnh Gout.
2.7. Thuốc ức chế hấp thu Cholesterol – Ezetimibe 10mg
Ezetimibe là thuốc thuốc nhóm hạ lipid máu. Đây là loại thuốc dùng để điều trị:
- Các biến cố có thể xảy ra ở các bệnh nhân mắc các bệnh về tim mạch vàng và có tiền sử hội chứng mạch vành cấp tính.
- Liệu pháp bổ sung cho chế độ ăn kiêng để sử dụng ở những bệnh nhân tăng cholesterol trong máu.
Liều dùng: 10mg/ngày.
Đối tượng: toàn bộ bệnh nhân đều có thể sử dụng trừ trường hợp trẻ nhỏ hơn 6 tuổi đến 17 tuổi.
Chống chỉ định: các trường hợp quá mẫn với các thành phần của thuốc.
2.8. Statin (Lovastatin 20mg)
Statin (Lovastatin 20mg) là loại thuốc có khả năng giảm các triệu chứng của đột quỵ theo cơ chế giảm cholesterol trong máu, ức chế sự phát triển xơ vữa mạch vành. Tác dụng:
- Rối loạn lipid máu: giảm cholesterol trong máu.
- Ức chế sự phát triển của xơ vữa mạch vành.
- Dự phòng tiên phát, thứ phát tai biến tim mạch.
- Dự phòng tai biến tim mạch ở bệnh nhân đái tháo đường.
Liều dùng: 20mg/lần/ngày.
Đối tượng: tất cả các đối tượng.
Chống chỉ định: các bệnh nhận quá mẫn với các thành phần của thuốc, bệnh gn, phụ nữ đang trong thai kỳ hoặc đang cho con bú.
2.9. Calci hạ huyết áp (Verapamil 40mg)
Thuộc nhóm thuốc chẹn kênh calci chọn lọc và có tác dụng trực tiếp đến tim. Thuốc có thể làm giảm nhịp tim, tăng tưới máu cơ tim và giảm co thắt mạch vành. Tác dụng chính:
- Kiểm soát tăng huyết áp từ nhẹ đến trung bình và tăng huyết áp thận.
- Kiểm soát và điều trị dự phòng các cơ đau thắt ngực.
Liều dùng: 120mg x 2 lần/ngày.
Đối tượng: tất cả đối tượng đều có thể sử dụng tuy nhiên cần có sự giám sát chặt chẽ từ bác sĩ.
Chống chỉ định: quá mẫn với các thành phần của thuốc, hạ huyết áp, suy tim, nhịp tim chậm.
2.10. Furosemid 40mg
Thuộc nhóm thuốc lợi tiểu quai, Furosemid 40mg có tác dụng chính là:
- Điều trị tăng huyết áp từ nhẹ đến trung bình.
- Điều trị ứ nước do suy tim, bao gồm suy thất trái, xơ gan và bệnh thận.
Liều dùng: 40mg/ngày.
Chống chỉ định: các trường hợp quá mẫn với thành phần của thuốc, trẻ em thanh thiếu niên dưới 18 tuổi, tình trạng hôn mê, vô niệu, suy thận và phụ nữ đang cho con bú.
2.11. Thuốc ngăn ngừa đột quỵ ACE (Captopril 25mg)
Captopril là thuốc thuộc nhóm thuốc tác động lên hệ thống Renin-Angiotensin với tác dụng chính là:
- Tăng huyết áp, kiểm soát đường huyết từ nhẹ đến trung bình.
- Suy tim sung huyết.
- Nhồi máu cơ tim: điều trị ngắn hạn, phòng ngừa lâu dài suy tim có triệu chứng, tiểu đường type 1.
Liều dùng: 25 – 50mg/2 lần/ ngày.
Đối tượng: giảm liều ở những bệnh nhân suy thận, trẻ em và thanh thiếu niên. Cần có bác sĩ giám sát chặt chẽ.
Chống chỉ định: quá mẫn với các thành phần của thuốc.
2.12. Các nhóm thuốc khác
Để phòng chống bệnh đột quỵ xảy ra hay tái phát lại ngoài các thuốc nêu trên, bác sĩ có thể chỉ định một số thuốc khác như:
- Thuốc chống trầm cảm: ức chế tái hấp thu Serotonin
- Thuốc chống động kinh
- Thuốc điều trị bệnh tiểu đường
- Thuốc giảm co thắt cơ bắp: Thuốc có tác dụng kiểm soát tình trạng co rút cơ bắp, chuột rút…
3. Lưu ý khi sử dụng các loại thuốc chống đột quỵ
Nhằm đảm bảo tính hiệu quả và an toàn cho việc dùng thuốc chống đột quỵ, bệnh nhân cần lưu ý các nguyên tắc như sau:
- Uống thuốc đúng lịch, đúng loại và theo liều lượng được kê;
- Không được tự ý đổi loại thuốc, tăng hay giảm liều lượng hoặc ngưng sử dụng mà chưa tham khảo tư vấn y khoa từ bác sĩ;
- Thường xuyên kiểm tra và theo dõi sức khỏe, nếu nhận thấy các dấu hiệu bất thường như nôn ra máu, đau bụng, chảy máu chân răng, chóng mặt, đại tiện phân đen,… thì cần đi khám ngay;
- Tác dụng phụ của thuốc tan huyết khối và chống đông máu đó là tăng nguy cơ xuất huyết. Do đó bệnh nhân đang phải điều trị các bệnh lý về răng miệng hay người có vết thương hở không nên dùng những thuốc này;
- Ngăn ngừa tình trạng chảy máu răng miệng bằng cách chuyển qua dùng bàn chải lông mềm, sử dụng tăm nước hay chỉ nha khoa thay thế cho tăm xỉa răng;
- Hạn chế vận động mạnh hoặc các môn thể thao làm tăng rủi ro chấn thương, chảy máu khi đang phải điều trị bằng thuốc chống đông máu.
Trên đây là toàn bộ các loại thuốc chống đột quỵ phổ biến và hiệu quả được các bác sĩ đề xuất sử dụng.
Bài viết liên quan:
- Cách trị đột quỵ hiệu quả theo hướng dẫn của chuyên gia
- Các loại thực phẩm chức năng chống đột quỵ hiệu quả
- Top 10 thuốc bổ não chống đột quỵ của Hàn Quốc an toàn, hiệu quả
Mọi thắc mắc bạn đọc vui lòng liên hệ để được tư vấn và giải đáp miễn phí : 0896509509 – 19001259 hoặc Email : songkhoe@bacsituvan.vn