Trĩ là căn bệnh gây nhiều đau đớn vùng hậu môn trực tràng cho người mắc bệnh. Người bệnh sẽ có cảm giác đau rát, chảy máu vùng hậu môn do các búi trĩ hình thành và sa ra ngoài. Nội soi là biện pháp thường được các bác sĩ sử dụng trong việc chẩn đoán căn bệnh này? Vậy Quy trình nội soi bệnh trĩ như thế nào? Có đau không?
1. Thế nào là nội soi bệnh trĩ?
Trĩ là căn bệnh gây ra những tổn thương ở khu vực hậu môn – trực tràng và có tỉ lệ người mắc rất cao. Một trong những cách để phát hiện bệnh trĩ sớm và cho kết quả chính xác nhất là nội soi bệnh trĩ. Đây là một phương pháp hiện đại được sử dụng để chẩn đoán và theo dõi tình trạng bệnh trĩ từ đó đưa ra phương hướng điều trị hợp lý và hiệu quả nhất. Kỹ thuật nội soi này được chia làm nhiều loại, tùy vào trường hợp khác nhau mà các bác sĩ áp dụng phương pháp cụ thể.
Thiết bị nội soi trĩ bao gồm ống nội soi có một đầu gắn với camera và đèn chiếu sáng, một đầu gắn vớ tay nắm điều khiển, hệ thống dây dẫn truyền tín hiệu bộ phận hiệu chỉnh và màn hình hiển thị. Nhờ kỹ thuật nội soi này mà các bác sĩ chụp rõ nét được hình ảnh bên trong của hậu môn trực tràng để phát hiện có hay không hình ảnh của các búi trĩ.
2. Khi nào cần nội soi bệnh trĩ
Nội soi bệnh trĩ cần thực hiện khi:
- Người bệnh có dấu hiệu đi ngoài ra máu nhiều lần và số lượng máu tăng dần theo thời gian.
- Hậu môn xuất hiện các dị vật gây ngứa cộm, đau rát và chảy máu búi trĩ.
- Hậu môn tiết ra nhiều dịch nhầy, bị sa búi trĩ ra ngoài sau mỗi lần đi đại tiện.
3. Khám nội soi trĩ có phải nhịn ăn không?
Khi khám nội soi bệnh trĩ người bệnh cần lưu ý một số vấn đề như sau trong ăn uống:
Thứ nhất, trước khi nội soi 1 ngày các bạn nên ăn thức ăn lỏng dễ tiêu hóa. Đặc biệt tránh các thực phẩm có màu đỏ và tím.
Thứ hai, buổi chiều tầm khoảng 3-4h bạn pha loãng 1 gói magnesium sulf với 2 lít nước sôi để nguội và uống hết trong 2 giờ.
Thứ 3, đến ngày khám bạn cần nhịn ăn sáng.
Thứ 4, trước khi nội soi 23 giờ các bạn phải rửa sạch đại tràng:
- Cách 1: Thụt tháo
- Cách 2: Sử dụng thuốc xổ
4. Những phương pháp nội soi trĩ
Để mổ trĩ nội soi cho bệnh nhân, các bác sĩ có thể áp dụng 2 cách sau đây:
4.1. Nội soi trực tràng, đại tràng xích ma
Đây là biện pháp được áp dụng trong trường hợp bệnh nhân có những triệu chứng ở khu vực đại tràng hoặc dưới đại tràng. Với phương pháp nội soi, các bác sĩ sẽ chẩn đoán được mức độ tổn thương là ít hay nhiều. Ngoài ra nội soi trực tràng đại tràng xích ma cũng được chỉ định đối với bệnh nhân bị đại tiện ra máu hoặc có triệu chứng rối loạn tiêu hóa. Trước khi chụp X – quang bác sĩ sẽ dùng thủ thuật này để có thể đánh giá những tổn thương thông.
Tuy nhiên, phương pháp nội soi trực tràng và đại tràng xích ma không thể thực hiện được cho những người yếu, bởi vì sẽ không thể nội soi được hết toàn bộ khung đại tràng. Ngoài ra nội soi trực tràng, đại tràng xích ma chống chỉ định với bệnh nhân bị viêm nhiễm nặng do bệnh hậu môn.
4.2. Nội soi hậu môn trực tràng
Với nội soi hậu môn trực tràng các bác sĩ có thể quan sát được ở khu vực hậu môn. Ngoài ra kỹ thuật này cũng được sử dụng nhiều khi bác sĩ muốn kiểm tra và khâu đốt cầm máu sau cắt trĩ, rò hậu môn.
Biện pháp này chống chỉ định với những bệnh nhân đang mang thai hoặc có tiền sử sảy thai, bệnh nhân bị suy tim, loạn nhịp tim, viêm phúc mạc cũng không nên nội soi.
5. Nội soi bệnh trĩ hết bao nhiêu tiền?
Nội soi bệnh trĩ hết bao nhiêu tiền còn phụ thuộc vào một số các yếu tố dưới đây:
- Loại nội soi bệnh trĩ: Mỗi loại nội soi lại có một giá áp dụng khác nhau. Hiện nay, phổ biến nhất là loại nội soi bằng ống mềm không gây mê và ống mềm gây mê.
- Địa chỉ thăm khám: Với những cơ sở điều trị thăm khám uy tín hoặc các bệnh viện lớn thường sẽ có chi phí nội soi cao hơn so với các phòng khám bên ngoài.
- Được giảm trừ BHYT không? Tùy vào cơ sở mà bạn điều trị có áp dụng bảo hiểm y tế hay không để quyết định giá tiền của biện pháp này.
6. Nội soi bệnh trĩ thực hiện như thế nào?
Để thực hiện nội soi bệnh trĩ, các bác sĩ thường áp dụng theo quy trình chuẩn dưới đây:
Bước 1: Chuẩn bị
Trước tiên, người bệnh sẽ được tiến hành vệ sinh hậu môn trực tràng bằng thuốc xổ để loại bỏ các chất thải và giúp hình ảnh nội soi rõ nét hơn cũng như đảm bảo vệ sinh cho các bác sĩ kỹ thuật viên thực hiện nội soi. Sau đó, các bác sĩ sẽ chuẩn bị phòng nội soi có đầy đủ máy móc và nhân lực rồi đặt bệnh nhân nằm ngửa hoặc nghiêng sang trái.
Bước 2: Thực hiện nội soi
Sau khi đã chuẩn bị đầy đủ, các bác sĩ sẽ thực hiện các thao tác kiểm tra bên ngoài cơ vòng và bên trên đường lược hậu môn. Sau đó sẽ lắp và kiểm tra dụng cụ soi trước khi tiến hành.
Tiếp đến, các bác sĩ sẽ bôi trơn ống nội soi và đưa ống qua hậu môn, trực tràng để xác định vị trĩ của búi trĩ, quan sát và đánh giá tình hình cũng như mức độ búi trĩ.
Bước 3: Đánh giá kết quả
Sau khi đã có hình ảnh bên trong hậu môn trực tràng của người bệnh các bác sĩ sẽ đưa ra kết luận về tình trạng bệnh trĩ và có phương án điều trị thích hợp.
7. Nội soi trĩ có đau không?
Nội soi trĩ là phương pháp hiện đại với kỹ thuật tiên tiến vì vậy người bệnh sẽ không cảm thấy đau đớn khi thực hiện. Ngoài ra, bệnh nhân cũng không cần lo lắng việc nội soi sẽ gây nên những biến chứng khiến bệnh nặng hơn.
8. Những lưu ý khi thực hiện nội soi bệnh trĩ
Khi thực hiện nội soi bệnh trĩ, người bệnh cũng nên lưu ý một số vấn đề như sau:
- Phương pháp nội soi bệnh trĩ được chỉ định cho những người có dấu hiệu đi ngoài ra máu, đau nhức, ngứa hoặc có dị vật ở hậu môn, có búi trĩ thò ra ở hậu môn.
- Chống chỉ định áp dụng nội soi trĩ với những người có tiền sử cao huyết áp, bệnh động mạch vành, người có hậu môn hẹp, đường ruột hẹp và dị dạng, thần kinh yếu, người lớn tuổi cơ thể suy yếu và phụ nữ đang trong thời kỳ kinh nguyệt hoặc mang thai.
- Nên chú ý trước khi nội soi 1 ngày, bệnh nhân cần ăn những thức ăn lỏng, dễ tiêu hoá.
- Trong quá trình thực hiện nội soi, nếu bệnh nhân cảm thấy đau hoặc có điều bất thường thì nên báo ngay với bác sĩ để dừng việc nội soi và kiểm tra ngay, tránh gây ra những tổn thương hay rủi ro đáng tiếc.
- Sau khi nội soi xong, bệnh nhân có thể cảm thấy hơi khó chịu và rát vùng hậu môn. Những triệu chứng này sẽ sớm mất đi. Nếu như các triệu chứng nặng và kéo dài, chảy máu hậu môn ngày càng nhiều thì cần liên hệ ngay với bác sĩ để được xử lý kịp thời.
- Ngoài ra, sau khi nội soi và xác định được tình trạng bệnh các bác sĩ sẽ tiến hành chỉ định điều trị tùy thuộc vào từng đối tượng. Lúc này để bệnh trĩ mau được hồi phục người bệnh có thể áp dụng điều trị phương pháp mà các bác sĩ đưa ra kết hợp với thực phẩm chức năng bảo vệ sức khỏe có thành phần thảo dược thiên nhiên giúp hỗ trợ điều trị bệnh trĩ hiệu quả. Viên uống này có chứa cao diếp cá, cao đương quy, tinh chất nghệ cùng với rutin và magie giúp hỗ trợ thanh nhiệt giải độc, tăng sức bền thành mạch, làm giảm táo bón và các triệu chứng của bệnh trĩ như chảy máu, sa búi trĩ, đau rát ngứa ngáy hậu môn hiệu quả. Sản phẩm này vô cùng an toàn và đã được Bộ y tế cấp phép lưu hành toàn quốc nên người bệnh có thể hoàn toàn yên tâm sử dụng. (Chi tiết sản phẩm tại đây).
Câu hỏi “nội soi bệnh trĩ có đau không?” đã được trả lời rõ ràng qua bài viết dưới đây. Đây là một phương pháp vô cùng tiện lợi và hiệu quả để nắm được bệnh trĩ một cách chính xác nhất. Các bạn nên chú ý một số lưu ý trước khi tiến hành nội soi bệnh trĩ để có kết quả đúng đắn nhất.
Bài viết liên quan: Khám bệnh trĩ như thế nào? Quy trình khám trĩ bao gồm những gì?
Mọi thắc mắc bạn đọc vui lòng liên hệ để được tư vấn và giải đáp miễn phí : 0896509509 – 19001259 hoặc Email : songkhoe@bacsituvan.vn
TÌM HIỂU VÀ ĐẶT MUA AN TRĨ VƯƠNG CHÍNH HÃNG TẠI DP VINH GIA