Trẻ bị táo bón có nên ăn cà rốt không?

Tham vấn Y khoa:
Ths.Bs Lê Thị Hải

Ngày đăng:
11 Tháng Bảy 2022

Lần cập nhật cuối:
27 Tháng Mười Hai 2023

Số lần xem:
1157

Cà rốt là loại củ chứa nhiều chất xơ và vitamin tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên trẻ bị táo bón có nên ăn cà rốt không lại là thắc mắc của nhiều mẹ. Để trả lời câu hỏi này, hãy cùng theo dõi và tìm hiểu bài viết ngay sau đây.

1. Công dụng của cà rốt đối với hệ tiêu hóa của trẻ nhỏ

Nhiều ý kiến cho rằng cà rốt tốt cho trẻ bị táo bón, xong cũng có ý kiến trái chiều nói rằng cà rốt chính là nguyên nhân gây táo bón. Trên thực tế loại củ này có 2 công dụng song song với hệ tiêu hóa của trẻ nhỏ, cụ thể như:

Cà rốt có thực sự tốt cho bệnh táo bón không?
Cà rốt có thực sự tốt cho bệnh táo bón không?

1.1. Cà rốt giúp trị táo bón

Lượng chất xơ dồi dào của cà rốt khi ở trong ruột sẽ giúp hút nước và trương nở, tạo khối cho phân, giúp làm mềm phân, từ đó giúp việc đẩy phân ra ngoài thuận lợi và dễ dàng hơn.

1.2. Cà rốt giúp trị tiêu chảy

Trong cà rốt cũng chứa chất pectin, khi vào ruột sẽ trương nở thành dạng keo, giúp làm dịu nhu động ruột, vì vậy sẽ đẩy lùi được tiêu chảy. Ngoài ra, chất này cũng tạo môi trường tốt cho vi khuẩn nội sinh phát triển, ức chế vi khuẩn ngoại lai và các vi khuẩn lên men thối ở ruột già.

2. Vậy trẻ bị táo bón có nên ăn cà rốt không?

Rõ ràng, trẻ bị táo bón nên ăn cà rốt, tuy nhiên phải dùng đúng cách.

Dù chứa nhiều chất xơ nhưng trong cà rốt chủ yếu là chất xơ không hòa tan, khi ăn quá nhiều mà không uống đủ nước sẽ gây tắc nghẽn tại ruột và dẫn đến táo bón

Vì vậy, bố mẹ nên cho trẻ ăn cà rốt với lượng vừa phải, chia thành nhiều lần ăn và không quá 150g/tuần. Đặc biệt, nên nhớ bổ sung nước thường xuyên để việc điều trị táo bón của trẻ đạt hiệu quả tốt nhất.

3. Sai lầm khi ăn cà rốt khiến bệnh táo bón nặng hơn

3.1. Ăn cà rốt sống, chưa được chế biến

Ăn cà rốt sống sẽ làm bệnh táo bón trở nặng
Ăn cà rốt sống sẽ làm bệnh táo bón trở nặng

Theo các nghiên cứu khoa học, thì khi ăn cà rốt sống, khả năng hấp thụ các dưỡng chất vào cơ thể chỉ khoảng 10%. Trong khi đó, khi ăn cà rốt đã được nấu chín hoặc qua chế biến thì hàm lượng dinh dưỡng sẽ tăng cao hơn nhiều.

Đồng thời, lớp vách tế bào của cà rốt rất cứng, do đó nếu không được nấu chín, thì tiền chất vitamin A hay những thành phần dinh dưỡng khác của loại củ này rất khó bị giải phóng.

3.2. Nấu cà rốt với nội tạng động vật

Một lưu ý khác, đó là tuyệt đối không được nấu hay trộn chung cà rốt với nội tạng động vật, nhất là gan. Vì trong gan động vật có hàm lượng kim loại cao, nổi trội là sắt và đồng. Đáng nó là các thành phần trong cà rốt sẽ làm oxy hóa, khiến làm giảm tác dụng của các ion kim loại này.

Ngoài ra, nấu chung gan với cà rốt cũng gây rối loạn hấp thụ sắt trong cơ thể.

3.3. Ăn cà rốt quá lâu trong thời gian dài

Trẻ bị táo bón có nên ăn cà rốt không? Mặc dù câu trả lời là có, tuy vậy, nếu lạm dụng ăn cà rốt trong khoảng thời gian dài, thì có thể gây phản tác dụng.

Khi đó lượng beta carotene bị tích lại trong cơ thể, có thể gây ra táo bón, vàng da, chán ăn, lượng lipid trong máu tăng, tác động đến hệ thần kinh gây mất ngủ, bồn trồn.

Vì vậy, lời khuyên của các chuyên gia là nên cho trẻ ăn cà rốt khoảng 150g/tuần và ở người lớn là không quá 300g/tuần.

3.4. Cà rốt dùng chung với thủy hải sản có vỏ

Tránh dùng chung cà rốt với hải sản có vỏ khi đang bị táo bón
Tránh dùng chung cà rốt với hải sản có vỏ khi đang bị táo bón

Những thủy hải sản có vỏ như tôm, ngao, sò, ốc, hến….khi ăn cùng với cà rốt, sẽ không có tác dụng cải thiện chứng táo bón mà ngược lại, còn khiến bệnh thêm trầm trọng hơn.

Ví dụ điển hình như vỏ tôm có chứa kitin, là thành phần có khả năng tiêu hóa. Tuy nhiên, với tình trạng táo bón thì lại khiến hệ tiêu hóa không thực hiện đúng chức năng như bình thường.

3.5. Không để lại lá sau khi mua về

Không ít các mẹ khi chọn mua cà rốt sẽ lấy những củ còn cả lá, sau khi đem về nhà bảo quản trong tủ lạnh một thời gian mới mang ra sử dụng. Việc này vô tình khiến các vitamin, muối khoáng và nước rút dần từ củ chuyển sang lá, làm lượng lớn chất dinh dưỡng trong cà rốt bị mất đi, khiến củ bị mềm, thời gian sử dụng bị rút ngắn. 

Một vài mẹo khi chọn mua và bảo quản cà rốt như:

  • Chọn mua những củ cà rốt có màu sáng, cứng chắc, thẳng và ngoài vỏ trơn láng, cà rốt có màu cam càng đậm thì càng chứa nhiều beta carotene
  • Trước khi ăn nên rửa sạch, gọt vỏ và cắt bỏ 2 đầu, nhằm hạn chế ngộ độc hóa chất từ thuốc trừ sâu, thuốc diệt côn trùng sót lại trên cà rốt
  • Phân biệt cà rốt Trung Quốc: Cà rốt ta củ nhỏ, màu đậm, tươi mới, còn cả cuống và lá. Còn cà rốt Trung quốc bóng loáng, củ to, đều, không có cuống hay lá, đầu thường bị đen do để lâu ngày.

Với những thông tin bổ ích mà bài viết vừa chia sẻ, chắc hẳn các mẹ đã trả lời được câu hỏi “Trẻ bị táo bón có nên ăn cà rốt không?” Đồng thời, cũng biết cách sử dụng cà rốt khoa học để phát huy hiệu quả chữa táo bón tốt nhất.

Bài viết liên quan:

 

Mọi thắc mắc bạn đọc vui lòng liên hệ để được tư vấn và giải đáp miễn phí : 089650950919001259 hoặc Email : songkhoe@bacsituvan.vn

    Đăng ký nhận tư vấn miễn phí - Toàn bộ thông tin Vinh Gia cam kết giữ kín.