Vì sao trẻ ăn nhiều nhưng không tăng cân? Cách xử lý

Tham vấn Y khoa:
Ths.Bs Lê Thị Hải

Ngày đăng:
17 Tháng Sáu 2022

Lần cập nhật cuối:
26 Tháng Mười Hai 2023

Số lần xem:
1117

Có rất nhiều nguyên nhân khiến trẻ ăn nhiều nhưng không tăng cân làm cha mẹ lo lắng. Dưới đây là các nguyên nhân gây nên tình trạng này và cách khắc phục, cải thiện để giúp trẻ tăng cân, phát triển cân đối, mạnh khỏe.

1. Nguyên nhân trẻ ăn nhiều nhưng không tăng cân?

1.1. Ăn nhiều nhưng không đủ

Trẻ ăn nhiều nhưng chưa đủ nên không tăng cân
Trẻ ăn nhiều nhưng chưa đủ nên không tăng cân

Nhu cầu ăn của trẻ ở mỗi là khác nhau. Với trẻ 6 – 24 tháng tuổi, kích thước dạ dày của vẫn còn nhỏ, chưa thể tiêu hóa lượng lớn thức ăn nên cần thiết kế số bữa ăn, lượng thức ăn tăng dần theo tháng tuổi để phù hợp với dung tích dạ dày và đáp ứng nhu cầu của trẻ. Sau 6 tháng đầu đời bú mẹ hoàn toàn thì từ 6-8 tháng tuổi trẻ nên ăn bổ sung 2 bữa/ngày, mỗi bữa 100 – 150ml. Trẻ từ 9 – 11 tháng tuổi nên ăn 3 bữa/ngày, mỗi bữa 200ml; Trẻ từ 12 – 24 tháng tuổi ăn 3 bữa/ngày, mỗi bữa 250ml. Bữa ăn chính thường là bột, cháo, súp nấu loãng rồi đặc dần, ăn ngọt rồi ăn mặn và đa dạng thực phẩm đủ 4 nhóm là chất đạm, chất béo, tinh bột, vitamin và khoáng chất.

1.3. Ăn nhiều nhưng dư thừa

Trẻ ăn nhiều vượt quá khả năng tiêu hóa nên không tăng cân
Trẻ ăn nhiều vượt quá khả năng tiêu hóa nên không tăng cân

Cha mẹ cho trẻ ăn lượng thức ăn vượt quá khả năng tiêu hóa của bé. Thức ăn sẽ không thể hấp thụ hết vào cơ thể khiến trẻ no hoặc gây tiêu chảy làm trẻ chướng bụng, khó tiêu nên không chịu uống sữa, rối loạn tiêu hóa và sụt cân.

1.4. Ăn nhiều nhưng không phù hợp

Mỗi trẻ có khả năng tiêu hóa, hấp thu dinh dưỡng khác nhau, nên dù có thể trẻ ăn nhiều so với trẻ đồng tuổi nhưng lại quá sức của trẻ. Mẹ cần phải thay đổi, cân đối giữa lượng ăn và lượng sữa để phù hợp với khả năng tiêu hóa của trẻ, giúp trẻ được phát triển tốt nhất.

Khả năng hấp thu của trẻ khác nhau do có trường hợp trẻ mắc bệnh lý ở đường ruột, bệnh gan mật, bệnh di truyền, bệnh dị ứng, bất dung nạp thức ăn,… làm hạn chế khả năng tiêu hoá, hấp thu thức ăn. Hay trẻ mắc một số bệnh về nội tiết như suy giáp trạng, lùn tuyến yên,… cũng là những nguyên nhân chậm lớn.

1.5. Ăn nhiều chất đạm không cần thiết

Trẻ ăn quá nhiều chất đạm không cần thiết cũng làm cân nặng tăng chậm
Trẻ ăn quá nhiều chất đạm không cần thiết cũng làm cân nặng tăng chậm

Những thực phẩm giàu chất đạm như thịt, cá, tôm, trứng, sữa,… tốt cho sức khỏe nhưng trẻ còn quá nhỏ ăn nhiều chất đạm làm trẻ khó tiêu, giảm ăn, giảm bú. Thừa đạm trẻ không hấp thu được lại còn gây táo bón, gây tăng gánh nặng cho thận của trẻ. Chỉ bổ sung chất đạm là chưa đủ mà còn cần chất bột đường, chất béo, vitamin và khoáng chất.

1.6. Chế biến món ăn sai cách gây mất dưỡng chất

Nhiều cha mẹ có thói quen nấu cháo cho trẻ ăn cả ngày, nấu cháo bằng nước hầm xương, cho trẻ ăn thức ăn xay nhuyễn trong thời gian dài, không cho trẻ ăn dầu ăn… đều là chế biến sai cách gây mất dinh dưỡng của thực phẩm. Vì thế trẻ ăn nhiều ăn đủ mà vẫn chậm tăng cân

1.7. Bé quá hiếu động

Trẻ ăn nhiều nhưng không tăng cân là do quá hiếu động
Trẻ ăn nhiều nhưng không tăng cân là do quá hiếu động

Nếu trẻ quá hiếu động, chạy nhảy, không chịu ngồi yên thì tiêu hao nhiều năng lượng nên ăn nhiều mà vẫn gầy và chậm tăng cân. 

1.8. Bé bị nhiễm giun, sán

Đây là nguyên nhân khiến nhiều trẻ ăn nhiều mà vẫn chậm tăng cân. Ký sinh trùng đường ruột sử dụng dưỡng chất từ thức ăn. Vì thế mà bác sĩ khuyên nên tẩy giun định kỳ 6 tháng/lần từ sau 2 tuổi.

1.9. Bé bị hấp thu kém, hệ tiêu hóa không tốt

Tình trạng này xảy ra khi hệ tiêu hóa của trẻ thiếu đi một vài loại men tiêu hóa hoặc khuẩn tiêu hóa do bẩm sinh hoặc do sử dụng nhiều các thuốc kháng sinh. Trẻ chỉ hấp thu được 1 phần dinh dưỡng ăn vào nên tăng cân chậm.

Xem thêm: Tình trạng chậm tăng cân ở trẻ em: Nguyên nhân và cách khắc phục

2. Cách khắc phục tình trạng bé ăn nhiều nhưng không tăng cân

2.1. Chế độ dinh dưỡng đúng cách

Chú ý đến chế độ dinh dưỡng để cải thiện tình trạng chậm tăng cân ở trẻ dù ăn nhiều
Chú ý đến chế độ dinh dưỡng để cải thiện tình trạng chậm tăng cân ở trẻ dù ăn nhiều

Chế độ dinh dưỡng cần cho sự phát triển của trẻ phải đủ 4 nhóm dưỡng chất và chế độ ăn phù hợp với độ tuổi của trẻ. Nhóm dưỡng chất thiết yếu gồm chất đạm, tinh bột, chất béo, vitamin và khoáng chất. 

2.2. Chế biến đúng cách thức ăn cho bé

Để hạn chế tình trạng trẻ ăn nhiều nhưng không tăng cân, bên cạnh việc chú ý cân bằng trong chế độ dinh dưỡng, lựa chọn các thực phẩm sạch và chế biến thực phẩm đúng cách cũng giúp trẻ ăn ngon miệng, hấp thu tốt hơn. Nếu sử dụng thực phẩm kém chất lượng, bị nhiễm khuẩn hoặc chế biến không đảm bảo vệ sinh thì nguy cơ trẻ bị nhiễm khuẩn đường ruột dẫn đến tiêu chảy rất dễ xảy ra. Do đó nên chọn thực phẩm có nguồn tươi sạch, chế biến đa dạng để trẻ ăn ngon miệng. 

2.3. Tránh cho trẻ ăn thực phẩm khó tiêu và có thể gây dị ứng

Tránh thực phẩm khó tiêu giúp trẻ ăn nhiều tăng cân nhanh chóng
Tránh thực phẩm khó tiêu giúp trẻ ăn nhiều tăng cân nhanh chóng

Nên chọn thực phẩm dễ tiêu hóa vì hệ tiêu hóa của trẻ nhỏ non yếu. Nếu đổi món cho trẻ thì nên cho trẻ ăn lượng nhỏ để cơ thể trẻ thích nghi, tránh xa những món ăn khó tiêu và có tiềm ẩn nguy cơ gây dị ứng cho trẻ.

2.4. Bổ sung nhiều thực phẩm giàu chất xơ

Chế độ ăn thiếu hoặc nghèo chất xơ có thể là tác nhân khiến trẻ ăn nhiều nhưng không tăng cân. Thực phẩm giàu chất xơ có vai trò tăng nhu động ruột, ngăn ngừa và điều trị một số bệnh tiêu hóa như táo bón, đầy bụng, tiêu chảy,… Các thực phẩm giàu chất xơ gồm các loại trái cây, ngũ cốc nguyên hạt, các loại rau, củ.

2.5. Cho trẻ uống đủ nước

Nước cần thiết để cơ thể duy trì quá trình trao đổi chất và cung cấp dinh dưỡng cho cơ thể. Nước cũng giúp cho quá trình tiêu hóa thức ăn diễn ra thuận lợi, phòng tránh bệnh táo bón. Cha mẹ nên cho trẻ uống đủ nước và vận động để cơ thể tăng cường trao đổi chất.

2.6. Bổ sung đủ dinh dưỡng từ sữa mỗi ngày cả về lượng và chất

Trẻ ăn nhiều kết hợp với bổ sung dinh dưỡng từ sữa giúp cân nặng tăng nhanh
Trẻ ăn nhiều kết hợp với bổ sung dinh dưỡng từ sữa giúp cân nặng tăng nhanh

Sữa là thực phẩm cần thiết cho trẻ, cung cấp nhiều dưỡng chất như canxi, vitamin D… Cha mẹ nên bổ sung sữa vào thực đơn hàng ngày của trẻ vì sữa không chỉ giàu năng lượng và dinh dưỡng mà còn dễ hấp thu hơn các loại thực phẩm khác. Tốt nhất nên cho trẻ uống sữa cách bữa ăn chính 1 tiếng hoặc 1 tiếng trước giờ đi ngủ để giúp trẻ dễ ngủ và ngủ ngon hơn. 

2.7. Bổ sung thực phẩm chức năng với sự tư vấn của bác sĩ

Trên thị trường hiện có nhiều loại thực phẩm chức năng có chứa các dưỡng chất cần thiết cho sự phát triển của trẻ. Tuy nhiên cha mẹ nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng cho trẻ để nhận được hiệu quả tốt nhất và sử dụng đúng liều lượng an toàn, phù hợp với trẻ.

2.8. Nên cho bé đi khám dinh dưỡng

Khi thấy trẻ ăn nhiều nhưng không tăng cân thì nên đưa trẻ đi khám dinh dưỡng. Bác sĩ sẽ khám và tìm ra nguyên nhân gây nên tình trạng này, đồng thời có cách cải thiện thích hợp, tư vấn chế độ dinh dưỡng phù hợp giúp trẻ tăng cân, cao lớn và phát triển khỏe mạnh.

Trẻ ăn nhiều nhưng không tăng cân không phải tình trạng hiếm gặp, cha mẹ cần đưa trẻ đến gặp bác sĩ và thay đổi chế độ chăm sóc để giúp trẻ hấp thu dinh dưỡng tốt nhất để có thể tăng cân đều đúng lứa tuổi.

Xem thêm: 8 giải pháp cho bé chậm tăng cân bố mẹ nên áp dụng ngay

 

Mọi thắc mắc bạn đọc vui lòng liên hệ để được tư vấn và giải đáp miễn phí : 089650950919001259 hoặc Email : songkhoe@bacsituvan.vn

    Đăng ký nhận tư vấn miễn phí - Toàn bộ thông tin Vinh Gia cam kết giữ kín.