Tiêu chảy ở trẻ em: Mẹ cần làm gì để khắc phục cho con?

Tham vấn Y khoa:
Ths.Bs Lê Thị Hải

Ngày đăng:
19 Tháng Mười 2022

Lần cập nhật cuối:
26 Tháng Mười Hai 2023

Số lần xem:
1087

Tiêu chảy là căn bệnh về tiêu hóa thường gặp ở cả người lớn và trẻ nhỏ. Nhưng trong đó trẻ nhỏ thường là đối tượng mắc bệnh tiêu chảy kéo dài và nguy hiểm hơn. Tiêu chảy ở trẻ em có thể dẫn đến nguy cơ bị suy dinh dưỡng ảnh hưởng đến sự tăng trưởng của trẻ. Với những trường hợp trẻ mắc bệnh tiêu chảy nặng có thể dẫn đến tử vong nếu không được chăm sóc và điều trị kịp thời, đúng cách. Vậy khi trẻ bị tiêu chảy, mẹ phải làm sao để giúp con hết bệnh?

1. Triệu chứng thường gặp của tiêu chảy ở trẻ em

Dấu hiệu trẻ bị tiêu chảy phụ huynh cần lưu ý
Dấu hiệu trẻ bị tiêu chảy phụ huynh cần lưu ý

Biểu hiện đầu tiên của bệnh tiêu chảy ở trẻ em thường là đi tiêu phân lỏng nước, mùi hôi tanh. Bé thường biểu hiện mệt, quấy khóc nhiều, nôn… Số lần đi ngoài của trẻ có thể gấp đôi so với bình thường. Trẻ thường xuyên thấy đau thắt bụng, khó ngủ khi bị bệnh tiêu chảy.

Bệnh ỉa chảy ở trẻ em có thể kèm theo nôn mửa, biếng ăn, kém hấp thu, đau bụng, sốt, thậm chí là đi ngoài lẫn máu. Nếu trẻ bị tiêu chảy kéo dài có thể mất nước, nghiêm trọng nhất là tử vong. Cha mẹ cần đặc biệt chú ý đến tình trạng của trẻ và thời gian bệnh của trẻ. Đối với các bé mắc bệnh tiêu chảy cấp, thời gian bệnh có thể là 7-14 ngày. Ngoài việc theo dõi, cha mẹ cần đưa trẻ đến bệnh viện để xác định đúng bệnh, nguyên nhân và cách điều trị tiêu chảy ở trẻ em.

2. Nguyên nhân nào gây tiêu chảy ở trẻ em

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến bệnh tiêu chảy ở trẻ em mà cha mẹ cần lưu ý, cụ thể đó là:

2.1. Nhiễm rotavirus

Nguyên nhân hàng đầu gây tiêu chảy trẻ em là do virus Rota
Nguyên nhân hàng đầu gây tiêu chảy trẻ em là do virus Rota

Rotavirus là nguyên nhân hàng đầu gây nên bệnh tiêu chảy ở trẻ. Đặc biệt là những trẻ nhỏ dưới 3 tuổi. Khi trẻ bị tiêu chảy do virus rota gây nên thường có biểu hiện như nôn mửa, sốt cao, đi ngoài phân lỏng nhiều lần, phân có màu vàng hoặc hoa cà hoa cải. Khi trẻ nôn và đi ngoài nhiều lần sẽ dẫn đến mất nước nên cha mẹ phải nhanh chóng đưa con đến các cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị kịp thời. Những trẻ mắc bệnh tiêu chảy do virus rota có thể mất đến vài ba tuần để hồi phục sức khỏe.

2.2. Lây nhiễm vi khuẩn

Bên cạnh virus rota, nhiễm khuẩn cũng là một trong những nguyên nhân thường gặp khiến trẻ em bị gặp phải chứng tiêu chảy. Trẻ thường nhiễm các loại vi khuẩn như Shigella, Salmonella, Campylobacter, Vibrio cholerae (vi khuẩn tả)… Tùy theo loại vi khuẩn mà các bé có các triệu chứng khác nhau nhưng thường thì sẽ đi ngoài nhiều lần kèm theo nôn trớ. Lúc này, các bậc phụ huynh cần đưa con đến bệnh viện để được các bác sĩ thăm khám và điều trị kịp thời.

2.3. Nhiễm ký sinh trùng

Nhiễm ký sinh trùng gây tiêu chảy ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe của bé
Nhiễm ký sinh trùng gây tiêu chảy ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe của bé

Ký sinh trùng Giardia lamblia lây lan qua nguồn nước hoặc thức ăn hàng ngày sẽ khiến bé bị tiêu chảy. Khi nhiễm ký sinh trùng, trẻ sẽ có những triệu chứng thường gặp như tiêu chảy tóe nước, phân không lẫn máu hoặc chất nhầy. Ký sinh trùng Giardia lamblia làm ảnh hưởng đến quá trình hấp thu chất béo của cơ thể nên trong phân có chứa chất béo, phân nổi trên mặt nước, bóng như mỡ và có mùi rất hôi. Bên cạnh đó, bé còn có những triệu chứng khác như đau bụng, đầy hơi, chán ăn, buồn nôn, nôn, đôi khi sốt nhẹ.

2.4. Do thuốc kháng sinh

Một vài loại thuốc kháng sinh điều trị bệnh sẽ có tác dụng phụ gây nên bệnh tiêu chảy ở trẻ nhỏ. Khi các bé mắc một số bệnh như ho, viêm họng, cảm lạnh… sẽ được chỉ định sử dụng một số loại thuốc kháng sinh. Các loại kháng sinh này không chỉ tiêu diệt các vi khuẩn có hại mà còn làm chết các vi khuẩn có lợi trong đường tiêu hóa, làm mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột, hậu quả là loạn khuẩn ruột và dẫn đến tiêu chảy. Khi trẻ bị tiêu chảy do loạn khuẩn ruột thường có triệu chứng như: Bé đi vệ sinh nhiều lần trong ngày, phân lỏng lẫn nhầy, hoặc phân xanh, vàng lổn nhổn, có bọt, không thối hoặc phân sống, lẫn thức ăn chưa tiêu, đôi khi lẫn máu.

2.5. Trẻ bất dung nạp Lactose

Những trẻ thiếu hụt men Lactase để tiêu hóa đường Lactose trong sữa, các sản phẩm từ sữa sẽ không có khả năng hấp thu và tiêu hóa loại đường này. Đường Lactose ứ đọng trong ruột sẽ chuyển thành axit lactic và khiến trẻ bị tiêu chảy. Khi này, trẻ bị tiêu chảy có những triệu chứng như: chướng bụng, sôi bụng, tiêu chảy, đi phân chua, da quanh hậu môn bị hăm đỏ. Các triệu chứng của tiêu chảy nặng hay nhẹ tùy thuộc vào lượng Lactose trẻ tiêu thụ nhiều hay ít.

Việc bất dung nạp Lactose trong sữa và các chế phẩm từ sữa khiến trẻ bị tiêu chảy, đau bụng
Việc bất dung nạp Lactose trong sữa và các chế phẩm từ sữa khiến trẻ bị tiêu chảy

2.6. Dị ứng, ngộ độc thức ăn

Protein trong thực phẩm là thành phần chủ yếu khiến trẻ bị dị ứng thức ăn, dẫn đến tiêu chảy. Dị ứng có thể xảy ra vài phút hoặc vài giờ sau khi trẻ ăn. Các triệu chứng gồm: Tiêu chảy, đau bụng, buồn nôn, nôn, chóng mặt; nặng hơn là khó thở, huyết áp giảm, thậm chí là tử vong. Thức ăn hay gây dị ứng là sữa, trứng (nhất là lòng trắng trứng), hải sản, cá, lạc… Ngộ độc thức ăn là nguyên nhân khác gây tiêu chảy ở trẻ em. Khi bị ngộ độc thực phẩm, bé sẽ có các triệu chứng như tiêu chảy, nôn, buồn nôn, đau bụng, sốt, mệt mỏi… Biến chứng nghiêm trọng hơn đó là cơ thể mất nước, các chất điện giải có thể dẫn tới tử vong.

2.7. Uống nhiều nước ép trái cây

Nhiều cha mẹ không ngờ rằng cho con uống nhiều nước ép trái cây là nguyên nhân tiêu chảy ở trẻ em. Nhiều loại nước trái cây kể cả trái cây tươi, trái cây đóng hộp có chứa sorbitol – một dạng đường khó tiêu khiến hệ tiêu hóa của bé không tiêu hóa được, dẫn đến tiêu chảy. Triệu chứng tiêu chảy khi bé uống nhiều nước trái cây như đi phân lỏng thường xuyên, chướng bụng, đau bụng, đầy hơi, khó chịu.

3. Cách chăm sóc trẻ em bị tiêu chảy

3.1. Uống nhiều nước hơn bình thường

Khi trẻ bị tiêu chảy, bố mẹ nên cho bé uống nhiều nước hơn để bù nước
Khi trẻ bị tiêu chảy, bố mẹ nên cho bé uống nhiều nước hơn để bù nước

Việc đi ngoài nhiều lần trong một ngày khiến cơ thể của trẻ mất nước nghiêm trọng. Chính vì vậy cha mẹ cần bổ sung cho trẻ nhiều nước hơn bình thường. Nhất là cần bù nước cho oresol cho trẻ. Khi cho bé uống oresol, mẹ phải pha và sử dụng theo hướng dẫn ghi trên bao bì. Dung dịch sau 24 giờ nếu trẻ không uống hết thì đổ đi và pha đợt mới. Bên cạnh đó, mẹ có thể cho trẻ bị tiêu chảy uống thêm các loại nước khác như nước đun sôi để nguội, nước canh, nước cháo, nước dừa tươi

3.2. Không bỏ bữa của trẻ

Mặc dù các bé có thể sẽ quấy khóc vì khó chịu trong người, đau bụng nhưng bạn vẫn phải luôn đảm bảo các bé ăn đủ lượng thức ăn mỗi ngày. Rất nhiều người cho rằng ăn uống nhạt sẽ giúp bệnh tiêu chảy của bé mau khỏi. Tuy nhiên, điều quan trọng là bạn phải chọn lựa những món ăn và thực phẩm phù hợp với tình trạng bệnh của con trẻ.

3.3. Bổ sung kẽm và nhiều vitamin khác

Quá trình hệ tiêu hóa rối loạn đã khiến cơ thể quá thiếu chất và mệt mỏi. Bổ sung các vitamin và kẽm sẽ giúp cơ thể khỏe mạnh hơn sau khi ốm. Cần tham khảo thêm ý kiến của bác sĩ trước khi tìm đến sử dụng những loại vitamin hay kẽm bổ sung chất.

Bổ sung vitamin và kẽm giúp cơ thể bé mau hồi phục sau khi bị ỉa chảy
Bổ sung vitamin và kẽm giúp cơ thể bé mau hồi phục sau khi bị ỉa chảy

3.4. Không dùng sữa thay cho các bữa ăn

Vì sữa chứa nhiều vi chất nhưng lại là thực phẩm dễ khiến con bạn gặp tình trạng tiêu chảy. Ngoài ra các loại thức ăn có nhiều chất xơ cũng không được khuyến khích dùng cho trẻ em bị tiêu chảy.

3.5. Bổ sung men vi sinh

Men vi sinh sẽ bổ sung cho hệ tiêu hóa của bé các vi khuẩn có lợi, ức chế sự phát triển của các vi khuẩn có hại và các tác nhân gây bệnh như virus, vi khuẩn, ký sinh trùng. Từ đó giúp lập lại cân bằng hệ vi sinh đường ruột, giảm dần tình trạng bé tiêu chảy, chướng bụng, đi ngoài phân sống, rối loạn tiêu hóa, giúp trẻ ăn ngon miệng và hấp thu các dưỡng chất tốt hơn, từ đó bé sẽ nhanh khỏi bệnh hơn.

Tuy nhiên, nên lựa chọn loại men vi sinh có chứa 2 lợi khuẩn là Probiotics và Prebiotics thích hợp để cha mẹ chọn dùng cho trẻ. Men vi sinh này được sản xuất bằng công nghệ Lab2pro, công nghệ sẽ giúp lợi khuẩn sống sót tốt trong đường ruột và phát huy tác dụng. Do được chiết xuất từ thiên nhiên nên men vi sinh này an toàn cho người dùng, thích hợp cho cả người lớn lẫn trẻ nhỏ. (Chi tiết xem thêm về sản phẩm tại đây)

4. Khi nào cần đưa trẻ đi khám bác sĩ ngay

Nên cho bé đi khám nếu bị tiêu chảy kèm theo những triệu chứng bất thường
Nên cho bé đi khám nếu bị tiêu chảy kèm theo những triệu chứng bất thường

Tuy bệnh tiêu chảy không phải là một căn bệnh xa lạ thế nhưng nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời sẽ gây nên những biến chứng xấu ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ.

Nếu nhận thấy các biểu hiện tiêu chảy ở trẻ em như đi tiêu phân lỏng nước, mùi hôi tanh, trẻ mệt, quấy khóc nhiều, nôn… Số lần đi ngoài của trẻ có thể gấp đôi so với bình thường. Trẻ thường xuyên thấy đau thắt bụng,… cha mẹ cần nhanh chóng đưa con đến các cơ sở y tế uy tín để được khám và điều trị kịp thời tránh tình trạng mất nước nghiêm trọng gây biến chứng nguy hiểm thậm chí là tử vong ở trẻ.

Trẻ mắc bệnh tiêu chảy là điều không ai mong muốn. Thế nhưng khi trẻ gặp phải tình trạng này cha mẹ cần nhanh nhạy để xử lý vấn đề kịp thời. Bài viết trên đây là những chia sẻ về tình trạng tiêu chảy ở trẻ, mong rằng sẽ giúp các phụ huynh có thêm những kiến thức trong quá trình chăm sóc bé yêu của mình.

 

Mọi thắc mắc bạn đọc vui lòng liên hệ để được tư vấn và giải đáp miễn phí : 089650950919001259 hoặc Email : songkhoe@bacsituvan.vn

    Đăng ký nhận tư vấn miễn phí - Toàn bộ thông tin Vinh Gia cam kết giữ kín.