Nứt kẽ hậu môn là gì? Nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán và điều trị

Tham vấn Y khoa:
Bs CK II Phạm Hưng Củng

Ngày đăng:
30 Tháng Ba 2021

Lần cập nhật cuối:
27 Tháng Mười Hai 2023

Số lần xem:
3005

Nứt kẽ hậu môn là bệnh lý ở vùng hậu môn rất dễ nhầm với các bệnh lý khác ở khu vực này. Hiểu thế nào cho đúng về bệnh này sẽ giúp lựa chọn được cách khắc phục và điều trị hiệu quả nhất.

Nứt kẽ hậu môn là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị
Nứt kẽ hậu môn là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

1. Nứt kẽ hậu môn là gì?

Nứt kẽ hậu môn là bệnh lý xảy ra ở vùng hậu môn trực tràng, xuất hiện vết cắt nhỏ hoặc vết rách ở niêm mạc hậu môn. Những vết rách này gây đau, chảy máu trong và sau khi đại tiện. Có nhiều trường hợp vết rách sâu còn có thể nhìn thấy mô cơ phía dưới.

2. Nguyên nhân nào gây ra nứt kẽ hậu môn?

  • Viêm nhiễm vùng hậu môn trực tràng: Do các tế bào viêm sản sinh ra các men phân hủy chất keo, làm giảm sức bền tổ chức nên khi có sự căng dãn thì vết nứt dễ xuất hiện, nhất là khi phân rắn đi qua sẽ làm rách lớp niêm mạc da hậu môn tạo nên ổ loét.
  • Viêm xơ cơ thắt trong hậu môn: Nguyên nhân gây nứt kẽ hậu môn có thể gặp là do khối cơ thắt hậu môn phì đại, tăng trương lực, co thắt rất mạnh, sự co thắt của cơ thắt trong là yếu tố cơ bản làm cho ổ loét khó lành.
  • Thiếu máu tại chỗ làm ổ loét không lành được và gọi là loét thiếu máu.
  • Vùng hậu môn bị chấn thương do phân cứng hoặc phân quá lớn, sau mổ cắt trĩ, hẹp hậu môn, sau khi rặn sinh gây nứt kẽ hậu môn.
  • Yếu tố cơ địa: Do cơ hậu môn co thắt chặt chẽ khác thường, có thể làm tăng áp lực trong ống hậu môn, làm cho nó dễ bị rách hơn
  • Có thể những bệnh nhiễm trùng qua đường tình dục như giang mai, herpes có thể lây nhiễm và làm hỏng ống hậu môn.
  • Bệnh Crohn hoặc các bệnh viêm đại tràng khác, ung thư hậu môn- trực tràng cũng có thể là nguyên nhân gây nứt kẽ hậu môn.
  • Nguyên nhân khác như táo bón và phải rặn nhiều khi đại tiện, tiêu chảy kéo dài, quan hệ tình dục đường hậu môn cũng có thể là nguyên nhân nứt kẽ hậu môn.

3. Những triệu chứng của bệnh nứt kẽ hậu môn

Bệnh nứt kẽ hậu môn thường có những biểu hiện dễ nhầm với bệnh trĩ, tuy nhiên người bệnh có thể nhận biết bệnh lý này qua những dấu hiệu đơn giản sau:

  • Người bệnh sẽ thấy đau hậu môn dữ dội và cảm giác nóng rát trong và sau khi đi đại tiện. Đau rát có thể kéo dài vài giờ.
  • Thấy có tình trạng chảy máu , máu dính trên giấy vệ sinh hay trên bồn cầu. Máu tách biệt không lẫn với phân.
  • Người bệnh thấy ngứa hoặc kích thích xung quanh hậu môn.
  • Thấy có nứt da xung quanh hậu môn hay mẩu da thừa gần vết nứt hậu môn.

4. Đối tượng nguy cơ bệnh nứt kẽ hậu môn

Ai cũng có thể bị nứt kẽ hậu môn nhưng những đối tượng có nguy cơ mắc bệnh lý này nhất gồm:

  • Trẻ nhỏ thường là đối tượng dễ bị nứt kẽ hậu môn
  • Người lớn tuổi dễ bị nứt kẽ hậu môn do sự giảm máu nuôi, do giảm tưới máu ở vùng hậu môn trực tràng.
  • Những đối tượng hay ăn thực phẩm chế biến sẵn, thực phẩm có lượng chất béo bão hòa cao và ăn ít chất xơ cũng dễ bị nứt kẽ hậu môn.
  • Những người bị táo bón, do phân cứng và rặn nhiều khi đại tiện cũng dễ bị nứt kẽ hậu môn.
  • Chị em phụ nữ sau sinh bị nứt kẽ hậu môn do chế độ ăn uống kiêng khem quá kỹ gây táo bón.
  • Người mắc bệnh Crohn cũng có thể bị nứt kẽ hậu môn.
Những ai dễ bị nứt kẽ hậu môn?
Những ai dễ bị nứt kẽ hậu môn?

5. Các biện pháp chẩn đoán nứt kẽ hậu môn

5.1. Lâm sàng

Bác sĩ sẽ tiến hành khám hậu môn bằng cách dùng ngón tay đưa vào hậu môn nhưng cách làm này thường khó khăn do sự co thắt của cơ thắt, đôi khi bị xơ cứng. Có khi chỉ banh nhẹ hậu môn và bệnh nhân rặn nhẹ cũng thấy ngay được bờ dưới của vết loét hoặc một búi trĩ xơ hóa (trĩ gác cổng), da thừa báo hiệu vị trí của vết loét và có thể giúp phân biệt vết loét mới hay cũ khi quan sát.

5.2. Xét nghiệm

Xét nghiệm sẽ được tiến hành để xác định nguyên nhân và loại trừ các bệnh phối hợp khác như viêm loét, ung thư đại trực tràng…, các xét nghiệm thường được thực hiện là:

  • Nội soi trực tràng: Xét nghiệm này thường được thực hiện ở bệnh nhân dưới 50 tuổi, không có yếu tố nguy cơ bệnh lý ruột non hay ung thư đại tràng.
  • Nội soi đại tràng: Thường được thực hiện đối với bệnh nhân trên 50 tuổi, giúp khảo sát toàn bộ đại tràng.
  • Đo áp lực hậu môn: Xét nghiệm này nhằm đánh giá trương lực cơ thắt hậu môn, cũng như đo độ nhạy cảm và chức năng của trực tràng.

6. Điều trị bệnh nứt kẽ hậu môn như thế nào?

6.1. Điều trị không phẫu thuật

Cách điều trị không dùng thuốc là người bệnh nên thay đổi chế độ ăn và sinh hoạt một cách khoa học. Nếu cảm thấy đau rát nhức nhối do nứt kẽ hậu môn gây ra, có thể ngâm hậu môn hàng ngày với nước ấm pha thêm chút muối, hoặc dùng dầu oliu, dầu dừa, oải hương… bôi lên chỗ nứt giúp giảm sưng đau, sát khuẩn hỗ trợ điều trị bệnh hiệu quả.

Người bệnh nên vệ sinh sạch sẽ hậu môn bằng nước ấm hoặc khăn giấy mềm sau khi đại tiện, tránh làm hậu môn xước, nhiễm trùng và nên chọn quần áo rộng rãi thoáng mát, dễ thấm mồ hôi không gây cọ sát vào các vết thương.

Điều trị nứt kẽ hậu môn bằng thuốc: Sử dụng thuốc tây là cách chữa nứt hậu môn phổ biến nhất hiện nay. Với tình trạng bệnh còn ở mức độ nhẹ, chỉ cần bôi thuốc vào vết nứt một vài lần là có thể làm lành vết thương. Tuy nhiên với các trường hợp các vết nứt lớn, tình trạng trầm trọng hơn, thì cần kết hợp nhiều loại thuốc trong điều trị bệnh để mang lại hiệu quả tích cực. Thuốc được sử dụng có thể là thuốc kháng sinh, thuốc uống hoặc kem bôi ngoài da giúp làm giảm tình trạng sưng viêm, các loại thuốc đặt hậu môn, thuốc chống táo bón, giảm đau… như thuốc trị nứt kẽ hậu môn có tác dụng làm mềm phân, chống táo bón giúp người bệnh dễ đại tiện như Forlax, Duphalac… Hay thuốc dạng kem để bôi hoặc nhét hậu môn với tác dụng chống viêm, giúp vết thương nhanh lành như Cortaid hoặc Nitroglycerine…

6.2. Phẫu thuật

Trong một số trường hợp sau khi áp dụng điều trị dùng thuốc không hiệu quả, bác sĩ có thể chỉ định phẫu thuật để điều trị nứt kẽ hậu môn tận gốc.

  • Phương pháp xâm lấn tối thiểu HCPT: Phương pháp xâm lấn tối thiểu HCPT được đánh giá là hiệu quả trong điều trị nứt kẽ hậu môn nói riêng và các bệnh hậu môn trực tràng nói chung. Phương pháp này hạn chế được các biến chứng cũng như tác dụng phụ của các phương pháp truyền thống. Có đến 90% người bệnh đều cảm thấy không đau đớn, chảy máu nhiều khi chọn phương pháp này để điều trị nứt kẽ hậu môn và không có tình trạng bệnh tái phát trở lại.
  • Nong hậu môn: Với trường hợp bị nứt kẽ hậu môn do hậu môn nhỏ hoặc chít hẹp gây khó khăn khi đi đại tiện thì phương pháp nong hậu môn thích hợp áp dụng.
  • Cắt cơ vòng hậu môn: Đây là phương pháp có tác dụng mở rộng hậu môn bằng cách rạch một đường tại vết nứt. Phương pháp thường gây đau cho người bệnh khi thuốc tê hết tác dụng và nguy cơ nhiễm trùng từ phân cũng khá cao.
Khi dùng thuốc không hiệu quả, bệnh nhân sẽ phải phẫu thuật điều trị nứt kẽ hậu môn
Khi dùng thuốc không hiệu quả, bệnh nhân sẽ phải phẫu thuật điều trị nứt kẽ hậu môn

7. Phòng ngừa bệnh nứt kẽ hậu môn

Để phòng ngừa nứt kẽ hậu môn, cả người bệnh và cả người chưa bị nứt kẽ hậu môn nên thực hiện những lưu ý sau:

  • Nên vệ sinh hậu môn sạch sẽ, nhất là sau khi đại tiện. Nên rửa hậu môn bằng nước ấm, sau đó dùng bông gòn hoặc khăn bông mềm lau khô hậu môn.
  • Một cách giảm nguy cơ nứt kẽ hậu môn là nên ăn đầy đủ chất dinh dưỡng, đặc biệt là chất xơ để tránh tình trạng táo bón hay đại tiện khó.
  • Nên uống đủ nước, từ 2 – 3l mỗi ngày để cung cấp nước cho cơ thể và tránh cho phân bị khô cứng do thiếu nước.
  • Bạn cũng nên có chế độ làm việc và nghỉ ngơi hợp lý, không nên ngồi làm việc quá lâu, cứ một tiếng nên đứng dậy đi lại và thư giãn khoảng 5 phút.
  • Với người từng bị nứt kẽ hậu môn thì nên khám lại để biết tình hình hồi phục và đảm bảo vùng tổn thương đã lành, không bị viêm nhiễm.
  • Luyện tập thể dục đều đặn là cách giúp thúc đẩy nhu động ruột thường xuyên và tăng lưu lượng máu đến tất cả các phần của cơ thể có thể thúc đẩy chữa nứt hậu môn.
  • Tránh rặn quá mức trong khi đi vệ sinh bởi rặn quá sẽ gây ra áp lực gây vết rách mới hoặc rách vết nứt hậu môn đã lành.
  • Cách hiệu quả nhất phòng ngừa nứt hậu môn tái phát là ngăn ngừa táo bón.

Cùng với những lưu ý này người bệnh nứt kẽ hậu môn có thể chọn dùng thêm sản phẩm có chứa cao Diếp cá, cao Đương quy, Magie, Rutin, Meriva. Sản phẩm này sẽ giúp hỗ trợ điều trị và giúp phòng ngừa táo bón, giúp bảo vệ và tăng sức bền của tĩnh mạch, tăng cường sức khỏe tĩnh mạch và đường tiêu hóa. Đồng thời còn giúp hỗ trợ điều trị, phòng bệnh trĩ, cải thiện các triệu chứng bệnh trĩ như chảy máu, đau rát, ngứa, sa búi trĩ… trong đó có nứt kẽ hậu môn. Đồng thời người bệnh có thể dùng thêm gel có chứa các thành phần là nghệ nano, cao diếp cá, cao trầu không, cao nhọ nồi…. để giúp chăm sóc da, giúp làm mát và săn se da, góp phần ngăn ngừa viêm nhiễm trong nứt kẽ hậu môn và một số trường hợp như viêm, sưng, đau, rát, mụn nhọt, rò và nứt hậu môn. Xem chi tiết sản phẩm tại đây.

>> Xem thêm: Thầy thuốc ưu tú Phạm Hưng Củng, Nguyên Vụ trưởng Vụ Y học Cổ truyền, Bộ Y tế sẽ tư vấn cách đẩy lùi đau, ngứa rát, chảy máu khi đi cầu do bệnh trĩ, táo bón gây nên TẠI ĐÂY.

 

Mọi thắc mắc bạn đọc vui lòng liên hệ để được tư vấn và giải đáp miễn phí : 089650950919001259 hoặc Email : songkhoe@bacsituvan.vn

    Đăng ký nhận tư vấn miễn phí - Toàn bộ thông tin Vinh Gia cam kết giữ kín.

    TÌM HIỂU VÀ ĐẶT MUA AN TRĨ VƯƠNG CHÍNH HÃNG TẠI DP VINH GIA