Bệnh viêm nhiễm phụ khoa: Những nguyên nhân chính

Đăng bởi:

Ngày đăng:
21 Tháng Bảy 2011

Lần cập nhật cuối:
28 Tháng Năm 2014

Số lần xem:
26143

Các bệnh viêm nhiễm phụ khoa thường gặp ở chị em là viêm âm hộ âm đạo, viêm nội mạc tử cung, viêm buồng trứng, viêm ống dẫn trứng, viêm lộ tuyến cổ tử cung… Sau khi chữa trị, nhiều phụ nữ bị tái phát lại chỉ trong thời gian ngắn. Tuy nhiên, thực chất, đa phần là do nhiều yếu tố khách quan.bệnh viêm nhiễm phụ khoa Có 3 nguyên nhân chính gây các bệnh viêm nhiễm phụ khoa:

1. Vệ sinh

Việc giữ gìn vệ sinh cơ quan sinh dục là yếu tố có ý nghĩa rất quan trọng trong công tác phòng ngừa bệnh tật liên quan đến bệnh viêm nhiễm phụ khoa. Đối với bên ngoài, cần rửa sạch âm hộ mỗi ngày, sau đó dùng khăn sạch lau khô trước khi mặc quần lót (ưu tiên loại quần lót bằng vải không màu). Sau khi được chữa trị, các bệnh viêm nhiễm hay nấm chỉ có cơ hội quay trở lại khi phần vệ sinh bị xem thường hoặc vệ sinh không đúng cách. Nguyên nhân nữa là do sử dụng thuốc không theo liều lượng bác sĩ điều trị hướng dẫn. Nhiều phụ nữ đổ lỗi nguyên nhân bận rộn nên không đi khám theo lịch trình. Bệnh có thể sẽ khỏi chỉ sau lần đầu tiên được khám và kê toa nhưng virus chưa được diệt tận gốc sẽ nhanh chóng “nổi loạn” sau một thời gian ngắn, khi thuốc không còn hiệu nghiệm hoặc nhờn thuốc do sử dụng không đúng liều lượng quy định. Nguyên nhân thường gặp nhất của bệnh viêm nhiễm phụ khoa chính là yếu tố vệ sinh kém dẫn đến vi khuẩn tấn công và gây nhiễm trùng âm hộ – âm đạo, nhưng bên cạnh đó vệ sinh quá kỹ cũng là một nguyên nhân! Vì thế, sau khi điều trị, bệnh quay về nhanh chóng chỉ vì các nguyên nhân chủ quan của người bệnh mà họ lại không để ý đến lời hướng dẫn bác sĩ. Chỉ nghĩ đơn giản, đặt thuốc, uống thuốc là đủ rồi, không cần giữ gìn gì thêm nữa.

Vệ sinh phòng bệnh:

– Rửa vùng kín 2 lần một ngày hoặc lý tưởng nhất là thực hiện việc đó sau mỗi lần đi vệ sinh. Nếu không thể, hãy chuẩn bị sẵn khăn giấy ẩm tẩm thuốc khử trùng hoặc dùng giấy vệ sinh thấm khô. – Thay băng vệ sinh hằng ngày sau mỗi 4 tiếng, không được để lâu hơn vì tất cả những chất mà băng thấm vào là môi trường tuyệt vời cho vi khuẩn sinh sôi. Bạn càng để lâu, khả năng bị viêm càng cao. Nếu bạn dễ bị dị ứng, hãy thiên về loại băng bình thường, không tẩm chất thơm. – Với loại băng vệ sinh đặt trong âm đạo, cần thay sau mỗi 2 giờ. Việc để quá lâu gây khô âm đạo và kích thích niêm mạc, tăng nguy cơ viêm nhiễm do kích thích vi khuẩn sinh sôi nhanh. Không dùng băng vệ sinh dạng tăm-pông khi bị các bệnh viêm âm đạo và cổ tử cung. – Hạn chế đồ lót dạng dây vì khi đi lại, dải mỏng như sợi dây sẽ chuyển vi khuẩn từ hậu môn tới các bộ phận sinh dục. Ngoài ra, nếu đồ lót bó quá sát vào da thì sẽ ngăn da tiếp xúc với không khí và làm rối loạn tuần hoàn máu. – Thực hiện việc khám phụ khoa định kỳ dù không có triệu chứng gì bất thường. Thực tế cho thấy nhiều trường hợp bệnh viêm nhiễm phụ khoa tiến triển ở giai đoạn khá trầm trọng lại được phát hiện trong những lần khám phụ khoa. Các chuyên gia phụ khoa đều khuyến cáo phụ nữ từ độ tuổi 18 trở lên nên đi khám phụ khoa ít nhất mỗi năm 2 lần. Việc thăm khám rất đơn giản, không gây đau và rất hiệu quả trong việc phát hiện các dấu hiệu của bệnh viêm nhiễm phụ khoa hay tiền ung thư.bệnh viêm nhiễm phụ khoa 1

2. Lây từ chồng

Nhiều chị em phụ nữ thường xuyên bị lây bệnh viêm nhiễm phụ khoa từ đường quan hệ tình dục với chồng mà không biết. Biểu hiện bệnh nam khoa ít được biểu lộ rõ như ở nữ. Các vi trùng ẩn nấp có khi “phát tiết” sau nhiều tháng, hoặc nhiều năm. Khoảng thời gian này, khi quan hệ tình dục với vợ, quý ông vẫn “hồn nhiên” truyền bệnh cho vợ như thường. Thế nhưng, để điều được các ông đến bệnh viện để khám và làm các xét nghiệm cụ thể thì không đơn giản. Đàn ông ít khi chịu công nhận và thiện chí hợp tác với vợ trong những vấn đề liên quan đến các căn bệnh nhạy cảm ở bộ phận sinh dục. Chính vì thế, việc điều trị triệu chứng và bệnh viêm nhiễm phụ khoa ở chị em cũng chỉ mang tính chất tạm thời. Khi hết bệnh, nếu tiếp tục quan hệ với chồng mà chồng vẫn chưa dứt điểm các căn bệnh của họ thì việc tái lại là điều tất yếu. Để tránh tuyệt đối tình trạng lây bệnh viêm nhiễm phụ khoa từ chồng, nên dùng các biện pháp đề phòng lây lan là bao cao su hoặc chờ đến khi chồng được chữa trị dứt điểm, có ghi nhận từ bác sĩ. Tác nhân gây bệnh viêm nhiễm phụ khoa lây truyền qua đường tình dục (chlamydia, trichomonas, trùng roi, lậu cầu khuẩn, trực khuẩn, xoắn khuẩn, các vi khuẩn kị khí, virus herpes sinh dục, nấm) xâm nhập vào tử cung gây phá hủy sự cân bằng hệ vi sinh vật, giảm chức năng tuyến phòng thủ của âm đạo. Những bệnh viêm nhiễm phụ khoa phổ biến thường thấy là: lậu, giang mai và herpes sinh dục. Đây là những bệnh viêm nhiễm phụ khoa rất hay gặp và ảnh hưởng xấu đến sức khỏe

Tưởng là bị tái nhưng là triệu chứng khác:

Trong lần viêm nhiễm sau, nhiều chị em tưởng là mình bị lại nhưng thực tế lại là một bệnh khác. Tìm hiểu thông tin để biết rõ khi nào dấu hiệu viêm ngứa khó chịu là bình thường và khi nào nó trở thành triệu trứng của viêm nhiễm. Và không phải dấu hiệu giông giống lần viêm nhiễm trước có nghĩa là bạn bị bệnh giống hệt lần trước. Những dấu hiệu ngứa thông thường dễ chữa trị và đơn giản chỉ bằng nước rửa phụ khoa chứa axit lactic. Những dấu hiệu ngứa này có thể đơn giản chỉ là do dị ứng xà phòng, kinh nguyệt hay quần áo quá bó… Nếu như dấu hiệu ngứa đi kèm với sưng rát hay tấy đỏ nơi vùng kín thì đây là những triệu trứng của bệnh viêm nhiễm phụ khoa. Trong trường hợp này, thăm khám bác sĩ là sự lựa chọn tốt nhất. Sau khi bị bệnh viêm nhiễm phụ khoa, nhiều chị em có thói quen thụt rửa âm đạo bằng dung dịch sát khuẩn có tỷ lệ mắc bệnh trở lại cao gấp 5 lần người thường. Việc thụt rửa âm đạo thường xuyên bằng dung dịch này sẽ phá hủy phổ vi khuẩn bình thường của âm đạo. Lúc đó, độ pH của âm đạo bị kiềm hóa, tạo điều kiện cho các tác nhân gây bệnh phát triển. Người khỏe mạnh có cơ chế tự bảo vệ chống viêm nhiễm, khiến các glycogen biến đổi thành axit lactic và duy trì độ pH dao động 3,8-4,8 cho môi trường âm đạo. Bình thường, tại đây có nhiều vi khuẩn sống hoại sinh, trong đó phải kể đến 7 loại Lactobacilli giúp cân bằng trạng thái. Khi dung dịch sát khuẩn phá vỡ cân bằng trong môi trường, viêm nhiễm lại tiếp tục xảy ra, không những gây khó chịu mà còn ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của phụ nữ. Do đó, bình thường chỉ rửa phụ khoa bằng dung dịch vệ sinh chuyên dụng, mỗi ngày 1 lần bên ngoài.bệnh viêm nhiễm phụ khoa 2 Mới đây, các nhà nghiên cứu mới phát hiện vai trò của stress trong sự xuất hiện bệnh viêm nhiễm phụ khoa ở phụ nữ. Họ nhận thấy rằng càng bị stress nhiều thì phụ nữ càng có nguy cơ viêm âm đạo. Có thể do stress đã làm suy yếu hệ miễn dịch. Nhiều người phụ nữ vì lý do ngại đi khám đã tự cho phép mình kê toa sau vài lần đi khám bác sĩ. Đúng là sau đôi mắt, “vùng kín” là một trong 2 cơ quan có cơ chế bảo vệ tự nhiên, có thể tự vệ trước nguy cơ mắc bệnh viêm nhiễm phụ khoa bằng “hệ thống phòng vệ” đặc biệt. Tuy nhiên, khi có nguyên nhân gây xáo trộn thì cơ chế tự bảo vệ này cũng “chào thua” trước sự tấn công của các loại vi khuẩn và gây ra tình trạng viêm nhiễm.

Gọi (04) 39 959 969 hoặc (04) 39 960 886

Để được Tư vấn – Giải đáp miễn phí

Những vấn đề liên quan đến Bệnh phụ khoa

 

Mọi thắc mắc bạn đọc vui lòng liên hệ để được tư vấn và giải đáp miễn phí : 089650950919001259 hoặc Email : songkhoe@bacsituvan.vn

    Đăng ký nhận tư vấn miễn phí - Toàn bộ thông tin Vinh Gia cam kết giữ kín.

    TÌM HIỂU VÀ ĐẶT MUA NỮ VƯƠNG NEW CHÍNH HÃNG TẠI DP VINH GIA